Cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ

Trích Cha – Điểm Tựa Đời Con05/07/2018 10:35
Cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ

Tôi ngồi bên lề đường cao tốc, trầm ngâm suy nghĩ. Sau đó tôi lấy giấy bút ra, viết: “Bố ơi, con muốn về nhà”. Nhưng rồi ngay lập tức, tôi xé đôi tờ giấy, vo tròn lại và ném ra xa.

Những lá thư của tôi luôn bát đầu và kết thúc như thế. Tôi muốn về nhà với bố mẹ và các em, nhưng…

Tôi bỏ nhà đi sau khi học hết phổ thông vì mâu thuẫn với bố. Trong khi bố mẹ muốn tôi vào đại học thì tôi lại chỉ muốn nhanh chóng thoát khỏi con đường học vấn. Tôi chán ngán việc học hành và quyết tâm không đến trường nữa. Thế là bố tôi – vốn rất nghiêm khắc – đã bát tôi cáng đáng mọi việc trong trang trại. Một ngày nọ, giữa hai bố con tôi xảy ra xung đột lớn. Tôi nhét vội vài bộ quần áo vào túi rồi giận dữ rời khỏi nhà, bỏ sau lưng tiếng quát của bố: “Nếu mày bỏ nhà đi thì đừng bao giờ trở về nữa!“. Mẹ tuyệt vọng chạy theo tôi với đôi mát đẫm nước. Sau này, trong những đêm mất ngủ, tôi vẫn thấy những giọt nước mắt của mẹ ngày ấy.

Tôi tự nhủ nhất định lần này mình phải viết thư về nhà xin lỗi bố. Tôi tìm một tờ giấy khác, và bát đầu viết.

Kính chào bố!

Vậy là con đã đi khỏi nhà được hơn một năm. Suốt thời gian qua, con đã lang thang từ nơi này đến nơi khác, làm đủ mọi công việc, nhưng chẳng có việc nào ra hồn cả. Lúc nào người ta cũng hỏi con một câu duy nhất: “Cậu học hành tới đâu rồi?”. Dường như họ luôn để dành công việc tốt nhất cho những người có bằng cấp.

Đến bây giờ con mới hiểu được ràng bố mẹ luôn luôn đúng. Con cũng nhận ra rằng công việc ở trang trại nhà mình chẳng nặng nhọc bao nhiêu và đúng là con cần phải tiếp tục học lên nữa. Con cũng nhận ra bố mẹ rất yêu thương con.

Con xin lỗi vì đã không viết cho bố mẹ lá thư nào trong suốt một năm qua. Bố mẹ biết đấy, viết ra những dòng này đối với con thật chẳng dễ dàng chút nào. Từ khi bỏ nhà đi con đã gặp nhiều người tử tế nhung cũng không ít kẻ xấu xa. Thế nhưng, điều đó vẫn chẳng thấm vào đâu với nỗi cô đơn khi không có một nơi chốn yên bình để con có thể trở về vào mỗi tối. Đến bây giờ con mới thấm thìa được ý nghĩa to lớn của gia đình.

Bố ơi! Con xin lỗi vì đã khiến bố buồn lòng về con nhiều đến vậy. Con biết bố đã nói nếu con bỏ đi thì đừng bao giờ quay về nữa, nhưng con mong bố hãy cho con cơ hội để sửa chữa sai lầm của mình. Con muốn được trở về nhà để lại trở thành thành viên trong gia đình mình như trước đây. Con muốn thi vào trường Nông nghiệp và con muốn được phụ bố chăm sóc trang trại.

Con không thể nhận thư bố trả lời vì con không có chỗ ở cố định. Nhưng khoảng vài ngày tới (cũng không biết chắc ngày nào vì con đang đi nhờ xe người ta), con sẽ ghé ngang qua nhà mình. Nếu bố cho phép con vào nhà, xin bố hãy để đèn sáng ở mái hiên. Đó là dấu hiệu bố đã tha thứ cho con. Nếu không có ánh đèn, con sẽ tiếp tục đù Và con sẽ không than trách gì nếu như ngọn đèn không sáng.

Cho con gửi lời thăm mẹ và các em con.

Thương bố,
Con của bố

Tôi gấp lá thư lại, lòng nhẹ nhõm như vừa trút được một gánh nặng khủng khiếp. Tôi nhét lá thư vào túi áo và kéo cái va-li cũ kỹ ra lề đường, đưa tay vẫy vẫy chiếc xe hơi đầu tiên

đang tiến về phía mình. Tôi cần phải vượt qua một chặng đường dài nữa mới biết được câu trả lời của bố.

Ngày hôm đó, tôi chỉ đi được khoảng hơn năm mươi ki-lô-mét. Tôi dừng lại ở một thị trấn nhỏ và gửi lá thư đi. Sau khi nhét thư vào thùng, tôi cảm thấy hơi lo sợ. Chẳng biết việc làm này của tôi là đúng hay sai. Nhưng dù sao thì mọi chuyện cũng đã xảy ra rồi và việc tôi cần làm lúc này là phải tiếp tục con đường của mình.

Ngày hôm sau, hành trình của tôi bị gián đoạn nhiều lần. Tôi đã thức trắng đêm hôm trước nên gần như kiệt sức ngay khi vừa bắt đầu. Khi tới một cây sồi giữa cánh đồng, tôi nằm duỗi ra trên bãi cỏ và cố gắng chợp mát một chút. Nhưng giấc ngủ đã không đến như tôi mong đợi. Cuối cùng, tôi ngồi tựa vào gốc cây, nhìn ngắm cảnh vật quanh mình. Cách chỗ tôi không xa, hai chú chó đang rượt theo một chú thỏ. Xa xa, tôi thấy thấp thoáng vài ngôi nhà nàm dưới chân đồi, nép mình dưới tàn cây. Tôi gần như có thề nghe được cả tiếng trẻ con nô đùa, tiếng gà gáy và ngửi được cả mùi thơm nồng của món bánh táo nướng. Và chỉ cần nhắm mát lại, hình ảnh ngôi nhà thân yêu của tôi lại hiện ra thật sống động và ấm cúng – ngôi nhà mà tôi đã bỏ đi chỉ vì một phút nóng nảy. Tôi tự hỏi giờ này em gái tôi đang làm gì. Dù đôi lúc con bé thật phiền toái nhưng trong mắt tôi, nó vẫn là đứa em tuyệt vời. Và tôi lại thấy hình ảnh mẹ đang nấu nướng. “Mẹ đã hâm nóng thức ăn cho con rồi đấy, con trai!” là câu nói thường xuyên của mẹ mỗi khi tôi về nhà muộn.

Tôi đứng lên, cố gáng thoát khỏi những ký ức tươi đẹp về gia đình. Mùi thơm ngai ngái của đám cỏ khô mới cắt thoang thoảng quanh tôi. Tôi rảo bước trên con đường thênh thang trước mặt – con đường sẽ đưa tôi về nhà, dù không biết đó có còn là nhà của mình nữa không. Bố tôi không phải là người cố chấp nhưng tính ông rất nghiêm khác.

Một tài xế dừng xe lại cho tôi quá giang. Thật tốt khi có ai đó để trò chuyện vào lúc này.

-Cháu đang đi đâu thế? – Người tài xế hỏi tôi một cách thân tình.

Tôi im lặng một lúc rồi mới trả lời:

-Cháu… vẻ nhà.

-Vậy cháu đi đâu trong thời gian qua?

Tôi biết ông không phải là người tọc mạch; gương mặt ông thể hiện một sự quan tâm sâu sác đối với tôi.

-Cháu… đi lang thang

-Cháu xa nhà lâu chưa?

Tôi cười, dù hơi e dè khi trả lời:

-Dạ! Được một năm, một tháng, hai ngày rồi ạ.

Ông không nhìn tôi, nhưng mỉm cười, và tôi biết là ông hiểu. Ông kể cho tôi nghe về gia đình của ông. Ông có hai người con trai, một người bằng tuổi tôi và một người thì lớn hơn.

Trời nhập nhoạng tối, ông tìm một quán ăn nhỏ và nàng nặc mời tôi vào cùng. Tôi từ chối với lý do mình cần phải tiếp tục hành trình dang dở phía trước. Tuy nhiên, ông thuyết phục rằng tôi cần phải tắm rửa và nghỉ ngơi đôi chút trước khi trở về nhà. Cách quan tâm của ông làm tôi nhớ cha vô cùng. Tôi bảo với ông rằng tôi còn rất ít tiền và không muốn ông phải chi trả cho mình nhiều như vậy. Thế nhưng, trước sự nhiệt tình của ông, tôi nhận lời ở lại. Sáng hôm sau, sau khi ăn sáng xong, tôi đề nghị trả tiền thì ông ngăn lại và nói:

-Cháu là một chàng trai tốt. Con trai lớn của bác đã bỏ nhà đi cách đây hai năm – chính xác là hai năm, mười lăm ngày.

Ông nhìn xa xăm và nói:

-Bác mong rằng con bác cũng sẽ được người ta đối xử tử tế và sẽ sớm quay trở về nhà như cháu.

Tôi im lặng, chẳng biết nên nói gì với ông. Cuối cùng, khi bắt tay tạm biệt ông, tôi mới dám mở lời:

-Cám ơn bác! Cháu tin là con trai bác cũng được nhiều người giúp đỡ và sẽ sớm trở về.

-Cảm ơn cháu! Chúc cháu may mắn!

Sau hai ngày với rất nhiều lần quá giang xe, đoạn đường về nhà của tôi chỉ còn khoảng năm mươi ki-lô-mét. Tối hôm đó, tôi chậm rãi bước trên đường, lòng lo lắng khôn nguôi. Đoạn đường về nhà càng lúc càng ngắn lại. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mái hiên không sáng đèn? Tôi sẽ làm gì hoặc sẽ đi đâu?

Một chiếc xe tải có gán toa moóc chạy ngang qua tôi rồi chậm dần. Người tài xế ngoắc tôi, lên tiếng hỏi:

-Cậu đi đâu đây?

-cháu về nhà cách đây khoảng bốn mươi ki-lô-mét. Chú có đi xa cỡ đó không? – Tôi hỏi.

-Xa hơn. Lên xe đi, tôi cho đi nhờ.

Chúng tôi im lặng suốt đoạn đường sau đó. Tôi giả vờ ngủ và nhắm mát lại, ngả lưng ra sau ghế. Trời bát đầu mưa và càng lúc càng nặng hạt. Khi xe chạy gần đến trang trại của bố tôi, mưa bát đầu ngớt. Tôi vừa lo láng vừa hy vọng. Liệu có ánh đèn nào ở mái hiên chờ đợi tôi không? Tôi căng mát ra nhìn xuyên qua màn mưa và bóng tối. Thế rồi, khi xe chạy đến khúc cua rẽ vào nhà tôi, tôi nhám mát lại, tim đập mạnh. Tôi không thể chịu đựng được nếu không nhìn thấy một ánh đèn nào ở mái hiên cả. Người lái xe cười to, rồi quay sang nói với tôi:

-Cậu có để ý ngôi nhà mà chúng ta vừa chạy qua không? Chắc nhà ấy điên rồi! Có đến ba, bốn cái ghế đặt trước mái hiên, trên mỗi cái ghế có một ngọn đèn, lại thêm một ông già đứng bên cạnh cầm đèn chiếu thẳng ra đường nữa. Mà cậu có thấy ngọn đèn dưới mái hiên củng sáng rực luôn không?

– Calvin Louis Fudg

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 28/03/2024