Bí mật gây nghiện nguy hiểm của túi mù: Cơ chế thao túng, bẫy tâm lý giống trò đỏ đen

Trang Đào18/02/2025 12:00
Bí mật gây nghiện nguy hiểm của túi mù: Cơ chế thao túng, bẫy tâm lý giống trò đỏ đen

Tại sao "túi mù" hay Baby Three lại gây nên một cơn sốt "chưa từng có" trong giới trẻ? Đằng sau thói quen giải trí tưởng chừng vô hại là hiểm hoạ từ cơ chế "gây nghiện" và thuật thao túng tâm lý như trò đỏ đen.

Mới đây, trên FB cá nhân của mình, Tiến sĩ, bác sĩ Anh Nguyễn đã có bài viết phân tích sâu sắc về trào lưu chơi túi mù của giới trẻ, chỉ rõ những cơ chế tâm lý có thể tác động đến hành vi tiêu dùng của trẻ em ngay từ nhỏ. Bài viết đã thu hút sự quan tâm lớn trên mạng xã hội với hơn 4 nghìn lượt thích và 4,8 nghìn lượt chia sẻ.

Tiến sĩ, bác sĩ từ Anh quốc VẠCH TRẦN bí mật gây nghiện nguy hiểm của túi mù: Cơ chế thao túng, bẫy tâm lý giống trò đỏ đen- Ảnh 1.
 

Tiến sĩ, Bác sĩ Dinh dưỡng Anh Nguyễn hiện là: Ủy viên cấp cao, Hiệp hội Dinh dưỡng và Y học Lối sống Vương quốc Anh (BANT); Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ và Trẻ em Edinburgh, Anh Quốc; Học giả lâm sàng tại Trường Y Harvard, Mỹ; Thành viên Ban biên tập Tạp chí Y học PLOS ONE và Tạp chí Nhi khoa JMIR Pediatrics and Parenting; Nhà nghiên cứu lâm sàng và Trưởng dự án nghiên cứu tại Đại học Stirling, Anh Quốc, dẫn đầu dự án "Chương trình 1000 ngày đầu đời dành riêng cho trẻ em châu Á".

Cơn sốt túi mù: Khi trẻ em bị cuốn vào vòng xoáy mua sắm

Trong lần gọi điện về Việt Nam, tôi nghe cô cháu gái hào hứng khoe: "Con vừa mở hộp được con Baby Three hiếm nè cậu!" với ánh mắt lấp lánh. Tôi tò mò hỏi: "Hiếm là sao con?". Bé nhanh nhảu đáp: "Là Baby Three mắt rưng! Bộ sưu tập có vài con hiếm thôi mà con mở trúng một con!". Gia đình chị tôi khá nghiêm khắc, ít khi cho con tùy ý mua đồ chơi và đây là món quà con bé được tặng. Nhưng điều khiến tôi bất ngờ hơn là cháu kể rằng cả lớp ai cũng ghiền cái này.

Tiến sĩ, bác sĩ từ Anh quốc VẠCH TRẦN bí mật gây nghiện nguy hiểm của túi mù: Cơ chế thao túng, bẫy tâm lý giống trò đỏ đen- Ảnh 2.
 

Không chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, cháu còn tự tạo một phiên bản "túi mù" bằng cách cho vào đó một món đồ chơi nhỏ rồi mang lên lớp bán, như một hoạt động trải nghiệm kinh doanh. Kết quả? Cháu kiếm được 700.000 đồng từ dự án này, chỉ với những chiếc túi mù! Điều này khiến tôi suy nghĩ: Tại sao trẻ nhỏ lại dễ bị cuốn vào trào lưu túi mù đến vậy? Liệu đây có đơn thuần chỉ là một trò chơi?

Cạm bẫy tâm lý ẩn sau sự thích thú: cơ chế thao túng tâm lý, bẫy tâm lý giống trò đỏ đen

Túi mù không phải là một hiện tượng mới. Ở Việt Nam, trào lưu này chỉ mới bắt đầu, nhưng tại các nước phương Tây như Anh, Australia, Mỹ, nó đã bùng nổ từ năm 2017. Đến năm 2018, túi mù lọt top xu hướng trò chơi tại Mỹ. Thậm chí, hình thức "săn túi mù ảo" (mua vật phẩm bất ngờ trong game) đã bị cấm tại Úc, và nhiều quốc gia khác cũng đang tìm cách quản lý. Nếu theo xu hướng chung, Việt Nam có thể sớm đối mặt với làn sóng túi mù ảo tấn công mạnh vào nhóm trẻ Alpha (thế hệ sinh từ khoảng năm 2010 đến 2024 - PV). Nhưng điều đáng nói là vì sao trẻ lại dễ nghiện túi mù đến vậy?

Cơ chế thao túng tâm lý trẻ nhỏ

Túi mù tận dụng một hiệu ứng tâm lý rất mạnh: Cảm giác hồi hộp khi nhận được thứ bất ngờ. Người chơi không biết mình sẽ nhận được món đồ nào trong hộp, và chính sự háo hức đó khiến họ dễ bị cuốn vào việc mua đi mua lại. GS. Grimmer (ĐH Tasmania, Australia) gọi đây là một dạng thao túng tâm lý, mà trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.

Nghiên cứu của ông tại Australia cho thấy: 90% trẻ em dễ bị thao túng bởi cơ chế này, trong khi tỷ lệ ở người lớn chỉ là 30%. Nguyên nhân chính là trẻ chưa đủ khả năng nhận thức rằng đây là một chiến lược tiếp thị. Hội chứng FOMO (Fear of Missing Out - Hội chứng sợ bỏ lỡ) khiến trẻ khao khát có đủ bộ sưu tập, vô tình tạo áp lực lên chính trẻ và cha mẹ.

Tiến sĩ, bác sĩ từ Anh quốc VẠCH TRẦN bí mật gây nghiện nguy hiểm của túi mù: Cơ chế thao túng, bẫy tâm lý giống trò đỏ đen- Ảnh 3.
 

Cơ chế 'chờ đợi hồi hộp' - Bẫy tâm lý giống trò đỏ đen

Hiện tượng này có thể giải thích bằng lý thuyết "củng cố gián đoạn" (Intermittent Reinforcement) của GS. Skinner: Trong một thí nghiệm, Skinner huấn luyện chim bồ câu mổ vào cần gạt để nhận thức ăn. Khi thức ăn được phát đều đặn, chim chỉ mổ khi đói. Nhưng khi thức ăn xuất hiện một cách ngẫu nhiên, chim bồ câu trở nên ám ảnh, mổ liên tục ngay cả khi không đói.

Túi mù hoạt động theo nguyên tắc tương tự: Bộ não của trẻ bị kích thích mạnh khi nhận được phần thưởng không thể đoán trước, tạo ra hành vi lặp lại và dễ trở thành nghiện. Trẻ luôn nghĩ rằng "mở thêm sẽ gặp may", tương tự cơ chế gây nghiện trong cờ bạc.

Cơ chế 'hộp quà hiếm' càng nguy hiểm hơn

Túi mù chỉ là bước đầu. Sắp tới, nó sẽ tiến hóa thành túi mù ảo, tích hợp trong hoạt động trên mạng và game online. Khi đó, trẻ không chỉ bị cuốn vào việc sưu tập đồ chơi mà còn bị hút vào thế giới ảo - nơi cha mẹ khó kiểm soát hơn. Các dạng túi mù ảo đã và đang bị cấm hoặc bị quản lý chặt chẽ ở nhiều quốc gia vì nguy cơ thao túng tâm lý của nó lên trẻ.

Tiến sĩ, bác sĩ từ Anh quốc VẠCH TRẦN bí mật gây nghiện nguy hiểm của túi mù: Cơ chế thao túng, bẫy tâm lý giống trò đỏ đen- Ảnh 4.

Bác sĩ dự đoán trào lưu túi mù hiện tại chỉ là sự khởi đầu của các hình thức túi mù ảo, tích hợp vào game online và các nền tảng số. Ảnh minh họa

Cha mẹ cần làm gì để không bị thao túng?

Bản thân búp bê Baby Three không có lỗi - nó chỉ là một món đồ chơi. Nhưng những cơ chế thao túng tâm lý ẩn sau trào lưu này thực sự nguy hiểm. Cấm đoán không phải là giải pháp duy nhất. Điều quan trọng là giúp trẻ hiểu và tự bảo vệ mình.

Chiến lược cha mẹ cần làm để giúp con thoát cảnh bị thao túng tâm lý bởi "túi mù" và các loại đồ chơi theo trend

- Đừng vội phủ định hay la mắng con: Nếu trẻ kể về một trò chơi mới, đừng vội bác bỏ hay trách mắng. Thay vào đó, hãy lắng nghe và tìm hiểu cùng con. Nếu không, trẻ sẽ xem bạn là "người cản đường" và tiếp tục giấu diếm.

- Cẩn trọng khi mua đồ chơi theo trend: Trước khi mua quà cho con, hãy cân nhắc: Món đồ chơi này có an toàn không (về cả chất liệu và tác động tâm lý)?; Liệu nó có dẫn đến thói quen tiêu dùng vô thức?

- Dạy trẻ tư duy phản biện: Khuyến khích trẻ tự hỏi: "Món đồ này có thực sự cần thiết không?"; "Với số tiền này, con có thể mua thứ gì ý nghĩa hơn không?". Khi trẻ biết đặt câu hỏi, việc thao túng tâm lý sẽ mất tác dụng.

Tiến sĩ, bác sĩ từ Anh quốc VẠCH TRẦN bí mật gây nghiện nguy hiểm của túi mù: Cơ chế thao túng, bẫy tâm lý giống trò đỏ đen- Ảnh 5.
 

- Hướng trẻ đến những bộ sưu tập có ý nghĩa: Thay vì sưu tập đồ chơi đắt đỏ, hãy khuyến khích trẻ sưu tập sách, tem, hay tự làm đồ chơi handmade để phát triển tư duy sáng tạo.

- Giải thích về cơ chế "chờ đợi hồi hộp": Giúp trẻ hiểu rằng sự hấp dẫn của túi mù đến từ hiệu ứng tâm lý chứ không phải giá trị thực sự của món đồ bên trong. Bạn có thể cùng trẻ làm "túi mù" tại nhà với những món đồ nhỏ sẵn có, điều này giúp trẻ hiểu rằng điều thú vị không chỉ nằm ở vật phẩm, mà còn ở trải nghiệm.

- Dạy trẻ về tài chính cá nhân: Hướng dẫn trẻ quản lý tiền tiêu vặt bằng phương pháp chia lọ (mua sắm - tiết kiệm - từ thiện). Khi trẻ muốn mua túi mù, hãy hỏi: "Con thích một túi mù không chắc chắn, hay một món đồ con thực sự muốn?"

Tài liệu tham khảo:

• Gong X, et al. Unveiling the enigma of blind box impulse buying curiosity: The moderating role of price consciousness. Heliyon. 2024; 10 (24).

• Grimmer L & M. Blind bags: how toy makers are making a fortune with child gambling. The Conversation. 2019.

Tổng hợp


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phối vest đúng cách - Vũ khí bí mật giúp đàn ông ghi điểm mọi lúc mọi nơi

Phối vest sao cho vừa chỉn chu vừa không bị cứng nhắc lại là một nghệ thuật.
2

Hướng dẫn dùng ChatGPT tạo ảnh căn cước

Bạn muốn chụp một bức ảnh căn cước trong trang phục văn phòng lịch sự để sử dụng khi nộp hồ sơ trực tuyến hoặc cho một mục đích nào đó? Bài viết sau sẽ giúp bạn tạo ra hình ảnh như vậy bằng ChatGPT.
3

Cách kiểm tra Facebook và Zalo có đang bị theo dõi

Zalo và Facebook là 2 nền tảng mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng biết mình có thể bị hack tài khoản để theo dõi.
4

Giáo sư khuyên: Mỗi ngày nói 6 câu này, bạn sẽ không còn quát mắng con nữa

Con cái sẽ không nhớ bạn đã quát gì, nhưng sẽ mãi mãi khắc ghi ánh mắt, gương mặt bạn khi quát mắng.
5

Gen Z tiêu tiền thế nào, hiểu để marketing cho đúng

Được săn đón nhất nhưng cũng “khó chiều” nhất, gen Z khiến mọi công thức marketing lỗi thời trở nên vô dụng. Muốn chạm được họ, thương hiệu phải sống thật và nhanh như xu hướng TikTok.

8 món đồ từng được ca ngợi, nay thành trò cười cho thiên hạ

Mua sắm online đúng là tiện lợi nhưng đừng để những đoạn quảng cáo thần thánh làm mờ mắt.

Cách gửi tin nhắn tự động xoá, gửi thông báo khi người nhận 'chụp màn hình' trên Zalo, Messenger

Các tính năng này sẽ giúp hỗ trợ người dùng bảo vệ các thông tin riêng tư mà không lo người nhận chụp màn hình hay chia sẻ thông tin ra bên ngoài

Meta cảnh báo về lừa đảo tình cảm trước thềm Valentine

Trang Engadget đưa tin trước thềm lễ tình nhân (Valentine) sắp đến, Meta một lần nữa cảnh báo người dùng tránh mắc bẫy lừa đảo tình cảm.

Cách giữ máy tính hoạt động như mới sau 5 năm sử dụng

Máy tính xách tay lúc mới mua về hoạt động rất trơn tru, nhưng theo thời gian chúng dần chậm đi và bắt đầu xuất hiện vấn đề.

Cách nhận diện trang Facebook "tích xanh" giả mạo để tránh bị lừa đảo

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thức để nhận diện những trang Facebook giả mạo, ngay cả khi các trang này đã được gắn "tích xanh" để xác thực tài khoản và có lượng người theo dõi lớn.

Từ chuyện MC Thanh Thanh Huyền mất hành lý ở Ý, dân tình chia sẻ tips bảo quản vali hữu hiệu

Đọc xong một loạt bí kíp này mới thấy “đi Tây” không hề đơn giản như chúng ta tưởng.

Cách dùng app ngân hàng an toàn, tránh mất cắp thông tin

Người dùng ứng dụng ngân hàng cần hạn chế kết nối wifi công cộng, sử dụng mật khẩu có tính bảo mật cao, không chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng xã hội… để đảm bảo an toàn.

Đột ngột tài khoản mất 100 triệu đồng, công an yêu cầu tắt nguồn điện thoại ngay

Thói quen bật Wifi 24h/ngày khiến nhiều người trở thành nạn nhân của lừa đảo.

Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước.

Con người nói chuyện ngày càng giống ChatGPT

Suy ngẫm - Nam Đoàn - 25/07/2025 12:00
Nghiên cứu mới đây tiết lộ một xu hướng đáng kinh ngạc: Thay vì AI học cách giao tiếp như con người, chính chúng ta lại đang dần "nói chuyện giống ChatGPT".

Người dùng Meta AI đang bị khai thác dữ liệu nhạy cảm mà không hề biết

Kỹ năng - Nam Đoàn - 25/07/2025 11:00
Hãy tưởng tượng một cảnh phim kinh dị thế kỷ 21: Lịch sử duyệt web cá nhân của bạn bị công khai mà bạn không biết, đây chính là cảm giác mà nhiều người dùng đang trải qua với ứng dụng Meta AI.

Xóa gấp bức ảnh ông cụ bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản

Phong cách sống - Trần Hà - 25/07/2025 10:00
"Hóa ra chuyện này có thật ngoài đời ư?”, một netizen bình luận.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 25/07/2025 09:00
Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Xem 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', tôi ngán ngẩm nhìn sang chồng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 25/07/2025 08:00
Tôi không nghĩ đến, có ngày mình rơi vào hoàn cảnh này.

Những câu chuyện đầy xúc động trong tiệm sách cũ

Giải trí - AN VI - QUỲNH QUỲNH - TTO - 24/07/2025 13:00
Kính tặng, thương tặng, gửi người không bao giờ tôi gặp lại… - bút tích trên trang sách nhuốm màu thời gian trong các cửa hàng sách cũ chứa đựng bao câu chuyện đầy xúc động.

Cùng con trai xem “Sex Education”, tôi khéo léo dạy con tính khiêm tốn mà chẳng cần nặng lời!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 24/07/2025 12:00
Giống như một hạt giống cần đất để nảy mầm, tôi đã tìm ra cách gieo vào con trai mình giá trị của sự khiêm nhường.

Giáo sư khuyên: Mỗi ngày nói 6 câu này, bạn sẽ không còn quát mắng con nữa

Kỹ năng - Hiểu Đan - 24/07/2025 11:00
Con cái sẽ không nhớ bạn đã quát gì, nhưng sẽ mãi mãi khắc ghi ánh mắt, gương mặt bạn khi quát mắng.

Thế hệ cợt nhả tiêu tiền “ngược đời” không giống ai

Phong cách sống - Ngọc Linh - CFB - 24/07/2025 10:00
Tiêu dùng ngược trong mắt người khác cũng chẳng sao, chỉ cần bản thân thấy “xuôi” là được rồi vì tiền là của mình cơ mà.

Trở về từ cõi chết

Tủ sách - FN - 24/07/2025 09:00
Trở về từ cõi chết là quyển tự truyện sâu sắc của tác giả Anita Moorjani, kể về hành trình phi thường của cô từ cõi chết trở về và những bài học quý giá mà cô đã học được từ trải nghiệm cận tử.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 4: Bài học từ cuộc đại khủng hoảng Covid-19

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 24/07/2025 08:00
Bất chấp tình hình kinh tế cuối năm u ám, thị trường chứng khoán vẫn đạt được các đỉnh mới nhờ căng thẳng địa-chính trị được cải thiện và quan trọng nhất là nhờ những loại vắc-xin Covid-19 đầu tiên được chấp thuận.

Thái độ xấu

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/07/2025 13:00
Ớ Ấn Độ, nhiều người lập trình đi làm với thái độ xấu bởi vì họ biết rằng họ có thể dễ dàng kiếm được việc làm với các công ti khác vì tình trạng thiếu hụt công nhân phần mềm.

Hỏi DeepSeek 6 điều ‘đau đầu’ nhất về cách dạy con: Câu trả lời khiến tôi bừng tỉnh

Kỹ năng - Diệu Đan - CFB - 23/07/2025 11:00
Trước những băn khoăn, tôi tìm đến DeepSeek, và câu trả lời của DeepSeek khiến tôi bừng tỉnh. Hoá ra bấy lâu nay, tôi đã dạy con sai cách!
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 26/07/2025