Bí ẩn tiểu thuyết võ hiệp duy nhất của Kim Dung không ai dám chuyển thể lần hai

22/07/2021 10:30
Bí ẩn tiểu thuyết võ hiệp duy nhất của Kim Dung không ai dám chuyển thể lần hai

Nếu quan sát tỉ mỉ những tác phẩm võ hiệp của Kim Dung, bạn sẽ phát hiện ra một điều khá kì lạ, bởi trong vô số những tác phẩm được làm đi làm lại nhiều lần, có duy nhất một bộ kể từ sau năm 1986, trong suốt 35 năm, không ai dám chuyển thể thành phim.

Năm 1939, Tra Lương Dung, khi đó đang học lớp 8 đã cùng bạn học của mình cùng biên soạn ra một cuốn sách tham khảo hướng dẫn các bạn học sinh mới vào cấp 2, tên của cuốn sách là "Dành cho nhưng học sinh chuẩn bị vào cấp 2". Đây là lần đầu tiên thể loại sách này được xuất bản tại Trung Quốc, và cũng là cuốn sách được xuất bản đầu tiên của Tra Lương Dung. Khi ấy, cậu bé Tra Lương Dung không hề biết rằng sau này mình sẽ trở thành một tác gia mà người người đều biết đến tên tuổi. Tới năm 1955, Tra Lương Dung cùng với Lương Vũ Sinh và Trần Phàm cho ra đời "Tam Kiếm lầu tùy bút".

Cùng năm, ông đặt cho mình một bút danh, bắt đầu sáng tác tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên có tên "Thư kiếm ân cừu lục". Bút danh của ông chính là Kim Dung. Bắt đầu từ đây, thời đại của tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, Cổ Long… được mở ra. Kể từ khi bắt đầu sáng tác cho tới khi qua đời, Kim Dung đã sáng tác ra 15 bộ tiểu thuyết, bộ nào cũng đều trở thành kinh điển khiến người đọc mê mẩn. Cùng với sự phát triển của thời đại, hầu hết những tác phẩm văn học hấp dẫn một thời của ông đều đã được đưa lên màn ảnh.

Bí ẩn tiểu thuyết võ hiệp duy nhất của Kim Dung “không ai dám” chuyển thể lần hai, khó ngay từ khâu chọn diễn viên - Ảnh 1.

Nhà văn Kim Dung

Có những tác phẩm thậm chí đã được làm lại rất nhiều lần, chẳng hạn như Lộc Đỉnh Kí, tính tới thời điểm hiện tại cũng đã có 8 phiên bản truyền hình khác nhau, Tiếu ngạo giang hồ 8 bản, Thiên long bát bộ 6 bản, Ỷ thiên đồ long kí 8 bản, Thần điêu đại hiệp 9 bản…

Cứ cách vài năm, người ta lại dựng lại các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung một lần. Tuy nhiên, nếu quan sát tỉ mỉ những tác phẩm của Kim Dung, bạn sẽ phát hiện ra một điều khá kì lạ, bởi trong vô số những tác phẩm được làm đi làm lại nhiều lần, có duy nhất một bộ kể từ sau năm 1986, trong suốt 35 năm, không ai dám chuyển thể thành phim.

Bí ẩn tiểu thuyết võ hiệp duy nhất của Kim Dung “không ai dám” chuyển thể lần hai, khó ngay từ khâu chọn diễn viên - Ảnh 2.

Cô cô Lý Nhược Đồng và Dương quá Cổ Thiên Lạc kinh điển trên màn ảnh nhỏ

Khi chuyển thể lại các tác phẩm võ hiệp của Kim Dung, rất nhiều nhân vật được cho là đã được sống lại bởi các diễn viên, chẳng hạn như Vi Tiểu Bảo do Lương Triều Vỹ đảm nhận, hoặc vai diễn Hoàng Dung của Ông Mỹ Linh hay Châu Tấn, Cô Cô Lý Nhược Đồng và Dương Quá Cổ Thiên Lạc, Kiều Phong do Hồ Quân đảm nhận, Vương Ngữ Yên của Lưu Diệc Phi…

Không ít diễn viên trở nên nổi tiếng nhờ đóng các bộ phim kiếm hiệp của Kim Dung.

Tuy nhiên, trong mười mấy bộ tiểu thuyết của Kim Dung, có một bộ khá đặc biệt đó là bộ "Việt nữ kiếm", đây là bộ duy nhất chỉ được chuyển thể duy nhất đúng một lần vào năm 1986 nhưng cũng không gây được nhiều tiếng vang.

Cốt truyện trong "Việt nữ kiếm" chứa đựng rất nhiều những ngữ liệu lịch sử, chẳng hạn như "Ngô Việt xuân thu", tiểu thuyết cổ điển "Kiếm hiệp truyện", "Đông Châu liệt quốc chí diễn nghĩa" … một vài nhân vật trong những tác phẩm này đều được đưa vào tiểu thuyết "Việt nữ kiếm".

Lý do vì sao tác phẩm này mới chỉ được chuyển thể đúng một lần mà chưa có lần thứ hai, đó là bởi lẽ ngay từ khâu chọn diễn viên thôi đã đủ để làm khó đạo diễn.

Ở "Việt nữ kiếm", các tình tiết hay câu chuyện đều có sự chuyển biến, tác giả Kim Dung đã dùng một góc độ rất mới mẻ để biểu đạt cái oán hận tình thù và sự nóng lạnh của nhân gian vào thời kì Đông Hán. Ông đã dùng một phương pháp vô cùng mới lạ để luận giải tinh thần hào hùng "tam thiên Việt giáp khả thôn Ngô" (có khó khăn tới đâu cũng không lùi bước, Việt quốc dù quân ít nhưng vẫn có thể đánh bại được nước Ngô). Tác phẩm cũng nhận được rất nhiều lời khen ngợi như những người anh em của nó.

Vậy thì, một tác phẩm xuất sắc như vậy, vì sao không được chuyển thể nhiều lần như những bộ truyện khác?

Ở góc độ sản phẩm phim truyền hình, "Việt nữ kiếm" có thể nói là chỉ thuộc vào thể loại tiểu thuyết ngắn, tình tiết không đủ để đáp ứng độ dài mấy chục tập phim của phim truyền hình, các tiểu thuyết khác đều là ân oán tình thù võ lâm qua các thế hệ, nhưng nội dung của "Việt nữ kiếm" chỉ gói gọn trong hơn mười năm.

Đứng từ góc độ của đạo diễn mà nói, không gian phát huy mà "Việt nữ kiếm" đem lại cho các đạo diễn là không nhiều, hơn nữa, để biểu đạt một cách thật tinh tế câu chuyện này cũng không phải là dễ dàng.

Bí ẩn tiểu thuyết võ hiệp duy nhất của Kim Dung “không ai dám” chuyển thể lần hai, khó ngay từ khâu chọn diễn viên - Ảnh 3.

Bản chuyển thể "Nữ việt kiếm" duy nhất năm 1986

Về mặt chọn diễn viên, đây cũng là một bài toán khó với các đạo diễn.

Nữ chính của truyện là A Thanh, một cô nương tràn đầy tinh thần anh hùng phóng khoáng, nhưng cũng không thiếu đi nét đẹp thuần khiết của một thiếu nữ xinh đẹp. Một nữ chính gần như là cực phẩm như này quả thực làm khó các đạo diễn.

Các diễn viên đều có những kĩ năng diễn xuất khác nhau, có người đi theo hướng các vai thuần khiết, có người lại đi theo hướng nữ cường bá đạo, nhưng để hòa quyện cả hai nét tính cách này vào một nhân vật, điều này không phải là dễ dàng.

Ngoài ra, truyện còn xuất hiện nhân vật Tây Thi, một trong tứ đại mỹ nhân thời cổ đại của Trung Quốc. Chưa nói tới diễn xuất, một hình tượng nhân vật kinh điển như vậy căn bản là không có ai dám diễn. Hơn nữa, giả sử nhân vật Tây Thi quá xinh đẹp lại lấn át độ phổ biến của nữ chính A Thanh, vậy thì đó cũng là một vấn đề.

Từ góc độ của đạo diễn cho tới diễn viên, thậm chí cả nhà đầu tư, không một ai có thể gánh vác việc chuyển thể "Việt nữ kiếm". Hơn nữa nếu lỡ quay rồi, nhân vật, cốt truyện làm không tới nơi sẽ có thể bị nói là "phá vỡ kinh điển".

Như đã nói, cuốn tiểu thuyết "Việt nữ kiếm" đã từng được chuyển thể lên màn ảnh nhỏ vào năm 1986 bởi hãng truyền hình ATV của Hồng Kông với độ dài 20 tập, nữ chính A Thanh do nữ diễn viên Lý Thái Phụng thủ vai.

Bí ẩn tiểu thuyết võ hiệp duy nhất của Kim Dung “không ai dám” chuyển thể lần hai, khó ngay từ khâu chọn diễn viên - Ảnh 4.

Nhân vật A Thanh duy nhất trên màn ảnh do nữ diễn viên Lý Thái Phụng thủ vai

Lý Thái Phụng có một vẻ ngoài xinh đẹp dịu dàng, nhưng cũng rất hào sảng, rất thích hợp cho vai diễn A Thanh. Nhưng chỉ có diễn viên hợp thôi chưa đủ, nội dung và cốt phim cũng rất quan trọng. Bản phim năm 1986 không gây được nhiều tiếng vang cũng là một minh chứng và là một nhân tố khiến bộ "Việt nữ kiếm" không được làm lại thêm bất cứ một lần nào nữa dù đã 35 năm trôi qua.


Gửi bình luận
(0) Bình luận

LHP Cannes: 82 sao nữ biểu tình trên thảm đỏ và trùm nghiện sex vén màn mặt tối

Là một trong những sự kiện điện ảnh lớn nhất năm nhưng LHP Cannes cũng có những góc khuất đáng buồn mà ít ai biết đến.

Tác phẩm gây tranh cãi ‘Titane’ đoạt giải Cành Cọ Vàng

LHP Cannes 2021 đã khép lại với chiến thắng thuộc về bộ phim gây tranh cãi Titane. Ducournau đã trở thành nữ đạo diễn thứ hai trong lịch sử giành giải thưởng danh giá này.

Phim nào sẽ đoạt giải Cành cọ vàng 2021?

Hạng mục tranh giải chính Cành cọ vàng tại LHP Cannes 2021 gây ấn tượng với những bộ phim được đầu tư kỹ lưỡng về mặt nội dung lẫn hình ảnh.

Xu hướng phim sex nghệ thuật và cảnh nóng đồng tính nữ trong điện ảnh

Phim nghệ thuật bị mặc định là khó xem, nhưng nếu phim nghệ thuật đưa vào nhiều cảnh "nóng" thì ngay lập tức được các hãng phát hành săn đón, được truyền thông - công chúng quan tâm.

'Vị' và loạt phim từng bị tuýt còi vì cảnh nóng

Có nhiều cảnh nhạy cảm, phim "Vị" và nhiều tác phẩm khác từng bị "tuýt còi", cấm chiếu ở Việt Nam do không phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Phim kinh dị Việt 'Người lắng nghe: Lời thì thầm' tiếp tục ghi dấu tại LHP New York

Ngày 12.7 (giờ địa phương), bộ phim “Người lắng nghe: Lời thì thầm” đã ghi dấu ấn trên đấu trường quốc tế ở Liên hoan phim Quốc tế New York với giải thưởng quan trọng “Bộ phim điện ảnh xuất sắc nhất”.

Lý do khiến phim 'Vị' bị cấm phổ biến ở Việt Nam

Ngày 12.7, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành đã ký quyết định cấm phổ biến phim "Vị" (Taste) vì có nhiều cảnh khỏa thân.

Cận cảnh bộ trang sức khiến chân dài nước Mỹ “chiếm sóng” trên thảm đỏ LHP Cannes

Với trang phục cut-out và bộ trang sức vàng có một không hai, Bella Hadid đã chiếm “spotlight” trước dàn sao nữ xinh đẹp trên thảm đỏ Cannes lần thứ 74.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 26/04/2024 12:00
Để thành công trong kinh doanh, bạn phải biết khách hàng của mình muốn gì, và cung cấp cho họ điều họ muốn, sau rốt tất cả các khách hàng sẽ trả tiền cho bạn về việc kinh doanh này. Cũng có thể nói cùng điều như vậy với việc quản lí.

Trước khi qua đời, con người có nghe được lời người thân nói không?

Thư giãn - Kim Linh - 26/04/2024 11:00
Nghiên cứu của một ĐH tại Canada đã tìm giải mã những phản ứng khi nghe thấy giọng người thân của bệnh nhân sắp qua đời.

Người đàn ông giấu tên để lại phong bì hơn 18 triệu đồng kèm lá thư ở hiệu sách

Truyền cảm hứng - Minh Nhật - 26/04/2024 10:00
Có những câu chuyện tưởng chừng đã là quá khứ nhưng vẫn day dứt cho đến hiện tại và mãi mãi sau này.

Người đàn bà trong tôi - Phản kháng để thoát khỏi lệnh giám hộ

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 26/04/2024 09:00
Tôi cũng thấy rất phấn khích trong thời gian đầu biểu diễn tại sân khấu Las Vegas. Người hâm mộ đã tiếp thêm cho tôi rất nhiều năng lượng. Tôi đã có những màn thể hiện đáng nhớ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khúc mắc với cha mẹ sẽ ảnh hưởng lên sự nghiệp của bạn

Từ sách - Phim - Quìn - 26/04/2024 08:00
Cụ thể thì những khúc mắc chưa được hoá giải giữa bạn và cha mẹ có thể ảnh hưởng ra sao lên sự nghiệp và con đường thành công của bạn?

Công nghiệp Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/04/2024 12:00
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ đang đi tới sự thiếu hụt nhân công có kĩ năng cao. Họ nói Ấn Độ sẽ không thể đạt tới tỉ lệ tăng trưởng đúng với mục tiêu nếu vấn đề này không được giải quyết ngay tức khắc.

Việt Nam, dân tộc gầy nhất thế giới đang béo lên nhanh nhất

Phong cách sống - Thanh Long - 25/04/2024 11:00
Những đứa trẻ đang ăn kem và bim bim trước cổng trường, và đó là lúc 7 giờ sáng, trước giờ vào học của chúng.

35 tuổi là một cột mốc: Để thoát khỏi lo lắng và sống một cuộc sống ung dung tự tại

Suy ngẫm - Diệu Đan - 25/04/2024 10:00
Không lo lắng, không sợ hãi, thuận theo tự nhiên, mới có thể ung dung mà sống.

Người đàn bà trong tôi – Lệnh giám hộ, án tử đối với khả năng sáng tạo của Spears

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 25/04/2024 09:00
Tôi biết bên trong mình có một nội lực nào đó, nhưng tôi cảm nhận được nó đang dần yếu đi mỗi ngày. Theo thời gian, ngọn lửa trong tôi đã lụi tàn. Ánh mắt tôi không còn tia sáng nào nữa.

Sát-na này là thiên thu - Cái giá của cơn giận

Từ sách - Phim - Quìn - 25/04/2024 08:00
Thời gian chính là thứ vô thường nhất trên đời. Chúng ta không thể khiến thời gian dừng lại, càng không thể điều khiển thời gian tiến hay lùi. Thời gian vì thế rất quý báu. Chớp mắt, có khi chạm đến ngưỡng cuối của cuộc đời.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 27/04/2024