Từ nô lệ tình dục tới người đoạt giải Nobel Hòa bình

08/10/2018 17:34
Từ nô lệ tình dục tới người đoạt giải Nobel Hòa bình

Nadia Murad, người đồng chiến thắng giải Nobel Hòa bình 2018, là một nhà hoạt động nhân quyền Yazidi và từng là nô lệ tình dục chạy thoát khỏi bàn tay của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq.

Ủy ban Nobel Na Uy ngày 5.10 công bố trao giải Nobel Hòa bình 2018 cho Denis Mukwege và Nadia Murad vì những nỗ lực để chấm dứt nạn sử dụng bạo lực tình dục là một vũ khí chiến tranh.

Nadia Murad (25 tuổi) đã dùng chính những trải nghiệm đau khổ của mình trong quá khứ, khi bị phiến quân IS bắt cóc, biến thành nô lệ và cưỡng hiếp tại Mosul năm 2014, để trở thành một nhà hoạt động cho cộng đồng thiểu số Yazidi tại Iraq và cho các vấn đề rộng hơn về quyền người tị nạn và phụ nữ.

Khoảng thời gian khó khăn của Murad bắt đầu từ năm 2014, sau khi phiến quân IS tràn vào nơi cô sinh sống tại làng Kocho, Iraq. Mẹ, 6 trong số 9 người anh em và em họ của Murad đã bị hành quyết, trong khi nhiều phụ nữ chưa kết hôn trong làng đã bị biến thành nô lệ tình dục và bị truyền qua tay các phiến quân.

Một ngày tháng 8.2014, những chiếc xe bán tải mang cờ đen của IS xông vào làng của cô. Chúng tàn sát đàn ông, bắt trẻ em để huấn luyện thành phiến quân và biến hàng nghìn phụ nữ thành nô lệ lao động và tình dục.

Murad từng nói rằng, phiến quân IS muốn "cướp đi tự trọng của người khác, nhưng chúng lại đánh mất danh dự của mình". Chính cô cũng chịu đựng tội ác này trong ba tháng.

Sau khi bị bắt, Murad bị đưa tới Mosul, thành trì của IS tại thời điểm đó. Suốt thời gian này, cô liên tục bị cưỡng bức tập thể, tra tấn và đánh đập. Chúng còn buôn bán phụ nữ và trẻ em làm nô lệ, ép người Yazidi cải trang đạo Hồi bởi chúng coi Yazidi là dị giáo.

Giống như hàng nghìn người Yazidi khác, Murad bị ép kết hôn với một tay súng IS, chịu hành hạ, bị bắt trang điểm và mặc quần áo bó. "Điều đầu tiên chúng làm là ép chúng tôi cải trang đạo Hồi", Murad cho biết trong cuộc phỏng vấn năm 2016.

Trước cú sốc do bạo lực, Murad lên kế hoạch chạy trốn với sự giúp đỡ của một gia đình Hồi giáo ở Mosul. Nhờ giấy tờ giả, cô đã tới được vùng đất của người Kurd ở Iraq và gia nhập các nhóm người Yazidi tại những khu trại tị nạn.

Tại đây, Murad biết được 6 người anh và mẹ của mình đã bị IS giết hại. Với sự giúp đỡ của một tổ chức hỗ trợ người Yazidi, cô đoàn tụ với chị gái mình ở Đức, nơi cô sinh sống hiện nay.

Trong cuộc phỏng vấn trước đây với CNN, cô gái gầy gò, xanh xao với mái tóc đen dài đã hồi tưởng lại quá khứ kinh hoàng vào ngày 3.8.2014: “Gần 6.500 phụ nữ và trẻ em từ Yazidi đã bị bắt đi và khoảng 5.000 người từ cộng đồng này bị giết chết chỉ trong ngày hôm đó. Trong vòng 8 tháng, chúng chia rẽ chúng tôi khỏi mẹ và các anh chị em, nhiều người trong số họ đã bị giết và một số khác đã biến mất”.

Sinh năm 1993, khi IS ập vào ngôi làng Kocho, Murad mới chỉ là một nữ sinh trung học. Cô từng ước mơ trở thành một cô giáo dạy lịch sử hoặc một nghệ sĩ trang điểm, tuy nhiên, IS đã bước vào và phá hoại một cách tàn nhẫn cuộc đời của một nữ sinh lúc bấy giờ.


Nadia Murad bắt tay các dân quân người Kurd ở Iraq chào mừng cô trở về làng Kocho vào ngày 1.6.2017 - Ảnh: Reuters.

Trước khi đoạt giải Nobel, Murad từng giành giải thưởng nhân quyền Vaclav Havel, giải Sakharov, giải Công dân toàn cầu Clinton và giải thưởng Hòa bình từ Hội Liên hiệp Tây Ban Nha của Liên hợp quốc. Cô vừa xuất bản cuốn hồi ký “The last girl” (tạm dịch: Cô gái cuối cùng), được New York Times bình chọn là cuốn sách bán chạy nhất.

Năm 2016, ở tuổi 23, cô đã được Liên hợp quốc gọi tên là đại sứ thiện chí đầu tiên cho phẩm chất những người sống sót khỏi nạn buôn người. Cùng thời điểm này, cô đã kêu gọi Quốc hội Mỹ chống lại nhóm khủng bố IS một cách quyết liệt hơn và tuyên bố: “IS sẽ không hạ vũ khí nếu chúng ta không buộc chúng phải từ bỏ… Người dân Yazidi không thể chờ đợi thêm nữa”.

Năm 2017, cô đã có bài diễn văn trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nói về quãng thời gian bị IS bắt làm nô lệ tình dục sau nỗ lực trốn thoát không thành.

Tiếng nói của Murad giờ đây có sức ảnh hưởng toàn cầu, giúp đòi công lý cho dân tộc của cô và khiến quốc tế công nhận những hành vi của phiến quân IS là diệt chủng. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 2017 đã cam kết giúp Iraq thu thập những bằng chứng tội ác của IS.

Sau những bi kịch từng chịu đựng, hình ảnh gần đây trên Twitter của Murad cho thấy cô đang có khoảng thời gian hạnh phúc. Hồi tháng 8, Murad tuyên bố đính hôn với nhà hoạt động Abid Shamdeen, cũng là một người Yazidi.

"Cuộc đấu tranh của dân tộc đã mang chúng tôi đến với nhau. Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường này cùng nhau", Murad viết trên mạng xã hội, kèm theo bức ảnh cô đứng bên hôn phu và nở nụ cười.

Nobel Hòa bình là giải Nobel thứ tư được trao trong năm nay sau các giải Nobel về Y học, Vật lý và Hóa học. Năm 2017, Nobel Hòa bình được trao cho Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN) vì những nỗ lực nhằm đạt được hiệp ước cấm loại vũ khí này.

Với việc được trao giải ở tuổi 25, Murad đã trở thành chủ nhân giải Nobel Hoà bình trẻ thứ nhì trong lịch sử, sau Malala Yousafzai (17 tuổi, giành giải Nobel Hoà bình năm 2014).

Nhiên Hạ (tổng hợp)


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

CEO Hannah Olala thẳng thắn: 'Lấy chồng không sướng hơn thì lấy làm gì?'

Đừng bắt phụ nữ phải chịu đựng, phải hy sinh, trong khi hôn nhân là của hai người", nữ CEO nhấn mạnh.
2

Vì sao có nhiều cô gái biết tình yêu độc hại, "red flag" tứ tung vẫn "đâm đầu" vào bằng được để chịu tổn thương?

Tình yêu và cách con người yêu từ lâu vẫn là một bài toán không thể giải mã hoàn toàn.
4

Hội chứng Peter Pan: Phổ biến ở nam giới, có xu hướng ‘nhảy’ từ mối quan hệ này sang mối quan hệ khác trong thời gian ngắn

Người phụ nữ từng yêu 1 anh chàng mang hội chứng Peter Pan cho biết bản thân thấy mình như một người mẹ chứ không phải là người yêu trong mối quan hệ này.
5

Cha đẻ phần mềm Unikey: Từng nhận bão dư luận khi ra mắt ‘‘bộ gõ quốc dân’’

Tại thời điểm Unikey mới được ra mắt, ông Phạm Kim Long đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều khi cung cấp phần mềm này miễn phí.

Cô gái sinh 1985 trở thành cơ trưởng trẻ nhất Việt Nam

Nữ cơ trưởng tên Lê Thị Bích Hồng sinh 1985 và là một trong những cơ trưởng trẻ nhất mang quốc tịch Việt Nam. Trước khi được tiến cử vào vị trí cơ trưởng, cô từng đảm nhiệm vị trí cơ phó của hãng Jestar Pacific.

Hãy cho đi ngay khi bạn có thể

Liz Woodward là người phục vụ tại một quán ăn ở tiểu bang New Jersey, cô không bao giờ nghĩ rằng việc trả tiền cho bữa ăn sáng của hai người lính cứu hỏa đã dẫn đến sự ra đời của một quỹ từ thiện truyền cảm hứng đến vậy.

Hé lộ nhà khoa học nữ đoạt giải Nobel Vật lý 2018

Tiến sĩ Donna Strickland tại ĐH Waterloo, Canada, mới đây trở thành người phụ nữ đầu tiên giành được giải Nobel Vật lý kể từ năm 1963.

Du học Kỳ 3: Nạn nhân của giáo dục truyền thống khi ghi nhớ được khuyến khích

Trong nhiều thế kỉ, sinh viên châu Á được dạy phải thụ động và tuân theo kỉ luật trong lớp cho nên nhiều người gặp khó khăn khi học ở nước ngoài, theo phương pháp “học chủ động” (Active Learning).

Thành công lớn nếu dám ước mơ vĩ đại

Ngày 28 – 29.9 chương trình “Hành trình Từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt” do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng đã đến với Trường cao đẳng Bách Việt và Trường cao đẳng Sư phạm Trung Ương TP.HCM trong sự đón chào của hàng ngàn sinh viên.

Máy bóc vỏ trái dừa giá chỉ 2 triệu đồng của hai học sinh lớp 8

Hằng ngày, thấy nhiều người vất vả với công việc bóc vỏ quả dừa thủ công, 2 học sinh Trường THCS Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đã mày mò chế tạo thành công máy bóc vỏ dừa rất hữu ích.

Du học Kỳ 2: Hỏi nhiều không có nghĩa là 'ngu'

Vấn đề chung trong các sinh viên quốc tế khi lần đầu tiên tới Mỹ là về ngôn ngữ. Nhưng điều đó có thể được giải quyết qua thời gian nếu họ tích cực thực hành tiếng Anh và làm bạn với sinh viên Mỹ.

Chân dung nữ tổng thống xinh đẹp Croatia

Năm 2017, tạp chí Forbes xếp nữ Tổng thống Kolinda thứ 39 trong số những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 02/04/2025 08:00
Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Người trẻ hát nhạc Trịnh: Làm mới nhưng vẫn giữ hồn xưa

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 14:00
Nhạc Trịnh dù thể hiện dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của người nhạc sĩ tài hoa.

Thể Thiên: Hành trình cách tân nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 13:00
Thể Thiên có một hành trình cách tân nhạc Trịnh vô cùng ấn tượng để khẳng định dấu ấn cá nhân, đã thu hút sự chú ý của công chúng lẫn báo chí quốc tế.

Chàng trai TP.HCM biến bánh kem thành tác phẩm nghệ thuật đẹp đến không nỡ ăn

Phong cách sống - Nhật Thùy - 01/04/2025 12:00
Nhiều chiếc bánh kem của Anh Triết trông như tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, hoặc mô phỏng túi hàng hiệu y như thật, khiến khách hàng luyến tiếc không nỡ ăn.

Gemini lại "vượt mặt" ChatGPT với tính năng mới

Kỹ năng - Tuấn Anh - 01/04/2025 11:00
Gemini AI vừa có một tính năng mới mà ChatGPT chưa thể sánh kịp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 02/04/2025