Từ hai vụ va chạm xe ô tô: Người nghèo hành động vì "cơn giận" còn người giàu vì "lợi nhuận"

14/07/2019 09:00
Từ hai vụ va chạm xe ô tô: Người nghèo hành động vì "cơn giận" còn người giàu vì "lợi nhuận"

Người nghèo ủng hộ "logic bản năng", họ cho rằng ai có lợi thế về bản năng, người đó là kẻ mạnh. Còn người giàu cũng ngưỡng mộ "Logic của sức mạnh tiến hóa". Họ nghĩ ai phù hợp hơn với xã hội hiện tại thì người đó là kẻ mạnh.

Trước đây có một đoạn video bên một trang mạng của Trung Quốc được lan truyền nhanh chóng.  Đó là sự kết hợp của hai clip nhỏ. Phần đầu clip cho thấy một chiếc Maybach 10 triệu USD đã va chạm với chiếc Rolls Royce trị giá khoảng 8 triệu USD trong khi quay đầu.

Hai bên đã giữ được bình tĩnh và nhẹ nhàng trao danh thiếp của mình cho đối phương. Còn phần sau đoạn clip cho thấy hai chiếc xe ô tô khoảng vài trăm triệu đồng tính theo tiền Việt Nam đã va chạm nhau. Nhưng trái ngược với trường hợp trên, cả hai cãi nhau và gọi người của mình đến giải quyết. 

Một video chỉ 10 giây phản ánh sự khác biệt lớn giữa cách sống của người giàu và người nghèo. Bạn có thể không đồng ý với cách phân loại này. Tuy nhiên, cần phải làm rõ rằng: Không phải nói về người nghèo về của cải mà là cách sống của người giàu nhưng có "tư duy người nghèo". Các chủ sở hữu xe ô tô có thể được sinh ra trong gia đình khá giả hoặc làm ăn phát đạt rồi giàu có, nhưng mô hình hành vi của họ vẫn bị mắc kẹt trong  "tư duy người nghèo".

1. Sự khác biệt đầu tiên: Người nghèo hạ bệ nhau, người giàu tôn trọng nhau.

Khi đối mặt với mâu thuẫn, cách xử lý của người nghèo và người giàu sẽ có những điểm khác nhau. Những người nghèo thường muốn ấn người khác xuống đất, bất chấp hậu quả là gì. Đánh thua thì nằm bệnh viện, đánh thắng thì nằm nhà tù. Có đáng không? Còn những người giàu, khi đối mặt với mâu thuẫn, thường có thái độ " hòa nhã", không để những mâu thuẫn ngày càng gia tăng, dù cho đó chỉ là mâu thuẫn nhỏ,  họ luôn tìm kiếm những cơ hội có lợi cho mình.

Giống như trong video, hai chủ xe hạng sang, sau khi trao đổi danh thiếp, họ như đã gặp một người ưu tú và thành đạt giống như mình, có thể một ngày nào đó họ có thể nhờ cậy đối phương. Đây là sự khác biệt: Trước những mâu thuẫn giữa hai người nghèo với nhau, kết quả là cả hai đều bị tổn thương, còn với hai người giàu thì hình thành sự tôn trọng lẫn nhau, kết quả là đôi bên cùng có lợi.

Bạn có thể hỏi: Người giàu có không đánh nhau không? Thực ra, trong chế độ hành vi của người giàu, họ sẽ cố gắng tránh sự thù hằn. Ngay cả khi tình thế buộc họ phải chiến đấu, họ sẽ không cư xử lỗ mãng. Họ dựa vào sức mạnh và trí thông minh. Nói rõ hơn, "logic" của hai giới giàu và nghèo là khác nhau. 

Nhà xã hội học Robert E. Parker lập luận: Người nghèo ủng hộ nhiều hơn "logic bản năng", họ cho rằng ai có lợi thế về bản năng, người đó là kẻ mạnh.  Còn người giàu cũng ngưỡng mộ "Logic của sức mạnh tiến hóa". Họ nghĩ ai phù hợp hơn với xã hội hiện tại thì người đó là kẻ mạnh.

Từ hai vụ va chạm xe ô tô nhận ra cội nguồn của khác biệt: Người nghèo hành động vì cơn giận còn người giàu hành động vì lợi nhuận - Ảnh 1.

2. Khác biệt thứ hai: Người nghèo thường chi tiêu " vung tay quá trán", người giàu có lại chi tiêu trong tầm kiểm soát

Duy có cậu em họ nay đã đi làm được 3 năm. Một ngày, cậu này hỏi Duy có tiền cho cậu ta mượn để mua xe ô tô. Khi được hỏi mua xe làm gì, cậu này trả lời một câu khiến Duy phát sốc: "Mua xe cho bằng bạn bằng bè, bằng hàng xóm vì trong khu anh này ở, ai cũng đi làm bằng xe ô tô." Duy thấy vậy mới khuyên cậu ta rằng mua xe rất dễ, nhưng bảo dưỡng và giữ gìn xe lại không dễ chút nào. Vả lại, chi phí bảo dưỡng sẽ rất nhiều. Duy khuyên em: "Đi xe máy thì đã sao. Xe máy không mua bằng tiền à?"

Nhưng đột nhiên ba Duy xuất hiện và nói giúp, Duy đành nghe lời nhưng Duy chỉ có thể đưa cậu này nửa số tiền. Xin họ hàng, nài nỉ mượn thêm bạn bè và có để dành được một khoảng tiền, cậu này đã mua được xe. Nhưng chẳng bao lâu, đứa em trai lại tìm Duy. Anh ta muốn Duy giúp thêm khoảng tiền do một trong số chủ nợ yêu cầu anh này trả tiền gấp và mua bảo hiểm nhưng cậu không muốn mua. Duy nói với cậu em rằng mình không có tiền và kêu em đi mượn người khác.

Qua câu chuyện của Duy, ta có thể phân định rõ ràng một sự khác biệt đáng kể giữa người nghèo và người giàu: Việc chi tiêu của người nghèo luôn vượt quá khả năng của chính họ. Còn việc tiêu thụ của người giàu luôn nằm trong khả năng của chính họ.

Cũng giống như mua một chiếc xe hơi cho bằng bạn bằng bè, dường như bạn chỉ đang mang giá của chiếc xe. Bạn sợ người khác chê mình kém cỏi, nên cố tìm mọi cách để mua cho bằng được nhưng đó chưa phải là tất cả. Trên thực tế, sau khi mua xe, vẫn còn nhiều chi phí phái sinh: xăng dầu, bảo trì, phí cầu đường, phí bảo hiểm ... Những chi phí này rất cao. Nếu bạn không đủ giàu, bạn nên mua những gì vừa túi tiền của mình chứ đừng chạy theo người khác. Giống như em trai Duy, sau này giả sử phát sinh chi phí, cậu ta sẽ  rất khó chấp nhận chi tiền cho các chi phí phát sinh như vậy. Còn những người giàu, họ đã tính toán và dự liệu tất cả chi phí khi mua và sau khi mua xe, nên họ rất bình tĩnh đối diện.

Nhiều người cho rằng chiếc xe là bộ mặt và giá trị của mình, nên họ bất chấp vay mượn để mua thứ họ muốn. Cho dù phải tiêu hết cả tháng lương họ cũng chịu. Nhưng nếu sự cố xảy ra thì họ không thể gánh được vì họ chẳng còn dư đồng nào cả. Họ dường như chỉ để ý những gì dường như là khẩn cấp trước mắt và quên đi những gì thực sự quan trọng sau này. Trái lại, người giàu luôn phòng thân bằng cách dự liệu, tính toán các rủi ro và để dành một số tiền bạc và những khoảng thời gian trống trãi để kịp trở tay với các tình huống bất ngờ.

Có một câu nói trên Internet: "Sự tàn khốc của xã hội này là nó mang lại rất nhiều ham muốn không phù hợp với khả năng của bạn." Do đó, ý nghĩa sâu sắc của trò giải trí trực tuyến là: Muốn khuyên bạn đừng để ranh giới của ham muốn vượt qua ranh giới của khả năng. Nếu không, sự giàu có không chỉ ngày càng xa bạn mà còn khiến bạn cảm thấy xấu hổ và đau khổ.

Từ hai vụ va chạm xe ô tô nhận ra cội nguồn của khác biệt: Người nghèo hành động vì cơn giận còn người giàu hành động vì lợi nhuận - Ảnh 2.

3. Khác biệt thứ ba: Người nghèo hành động vì "cơn giận" còn người giàu hành động vì "lợi nhuận"

Bộ phim "Tôi không phải Phan kim Liên" là một ví dụ. Phim kể về Lý Tuyết Liên, một phụ nữ thôn quê bình dị, có cuộc sống lặng lẽ, do không cẩn thận cô có thai lần hai, nên bị lừa phải giả ly hôn với chồng để tránh luật sinh đẻ có kế hoạch của nhà cầm quyền. Nào ngờ, sau khi ly hôn, người chồng đã thay lòng đổi dạ, cưới người phụ nữ khác làm vợ. Cô muốn đến nói chuyện lý lẽ, phải trái nhưng lại bị gã chửi là đồ Phan Kim Liên, một người lẳng lơ, trơ trẽn – tên gọi của một dâm phụ trong điển tác Thủy Hử của Trung Quốc. 

Để chứng minh vụ ly hôn đó là giả và chứng minh mình không là Phan Kim Liên mà suốt hai chục năm cô phải đâm đơn khắp nơi kiện cáo. Kiện từ thị trấn lên huyện, rồi thành phố và tới cả trung ương nhưng cô vẫn không thể thay đổi được tình thế mà còn đem đến kết quả khác là sự ra đi của một loạt quan chức cấp cao. Phim là hành trình đi tìm giá trị bản thân, đòi lại sự trong sạch cho chính mình.

Lý Tuyết Liên có vẻ tốt, nhưng có một  chút thủ thuật sống, theo bản năng tìm kiếm một bến đỗ bình yên khác cho mình, trải qua những ngày tháng ấm áp, nhưng cô thà chọn bị mắc kẹt bởi điều tồi tệ này suốt đời, có thực sự đáng không?

Vì cơn uất ức, cô thà làm tổn thương mình một ngàn lần và làm tổn thương nhiều người khác. Đó là một điểm chung của người nghèo.

Một số người cũng giống như vậy, thay vì giải quyết trong hòa bình, họ chọn cách dùng nắm đấm. Rồi thắng thì sao? Phải ngồi trên đồn cảnh sát, người người đều biết, có phải xấu hổ không? Còn về phần anh thua, đánh nhau có giúp anh giải quyết vấn đề? Hay anh lại vào bệnh viện nằm rồi vợ con chăm nom? So với người nghèo, cách sống của người giàu rất khác nhau.

"Cơn giận" với họ không quan trọng , họ đặt "lợi ích" lên hàng đầu. Họ luôn tự hỏi mình một câu hỏi: Tôi có lợi gì khi làm điều này?

Người giàu tập trung vào những điều dù nhỏ bé nhưng có thể rất quan trọng. Những điều này có một điểm chung: Có thể mang lại lợi ích cho bản thân. Còn người nghèo thì sao?  Năng lượng của họ luôn bị chiếm dụng một cách không thể giải thích được. Đó có thể là một cái nhìn thờ ơ của người khác, hoặc có thể là một biểu hiện tự hào của người khác, hoặc là một quan điểm không được công nhận... Tất cả những điều này sẽ lưu hành trong trái tim họ. Lúc này, tâm trí sẽ bị quấy rối thường xuyên, hay đơn giản là tức giận. 

Nói tóm lại, người nghèo thích tự mình tìm ra kẻ thù tưởng tượng, thích tự thêm nỗi lo âu vào suy nghĩ của mình, năng lượng cũng bị vắt kiệt. Người giàu thì khác, họ sẽ không tranh cãi với bạn để giành lấy vị trí vô địch. Không phải là họ không có suy nghĩ, cũng không phải họ yếu đuối, không phải họ có tinh thần thép hay lòng vị tha với kẻ yếu thế hơn. Chỉ là vì bạn chiếm năng lượng của họ và họ ngăn chặn hành động này của bạn. Chỉ vậy thôi.

Từ hai vụ va chạm xe ô tô nhận ra cội nguồn của khác biệt: Người nghèo hành động vì cơn giận còn người giàu hành động vì lợi nhuận - Ảnh 3.

4. Lời cuối cùng

Bạn muốn trở thành một người giàu có. Tuy nhiên, trước tiên bạn có thể cho phép mình thoát khỏi "sự nghèo nàn về tư duy", dưới đây là vài đề xuất và cũng là tóm tắt của bài viết này:

- Đừng dễ dàng xung đột với mọi người.

Nếu phải có xung đột, hãy cố gắng tìm một giải pháp tối ưu cho cả hai. Bởi vì đối thủ của bạn là giá trị của bạn.

- Đừng tiêu tiền bất cứ thứ gì bạn không đủ khả năng.

Trong quyển sách "Cha nghèo và cha giàu" có một điểm rất đáng chú ý, cuốn sách viết: "Người cha tội nghiệp luôn muốn hạ thấp ham muốn của mình đối với những thứ mà ông ta không thể mua được. Còn người cha giàu luôn nói rằng ông ta có thể đủ khả năng để mua."

Ngày nay, giới trẻ cho rằng mượn tiền mua trước rồi trả sau nên họ cố mượn thật nhiều tiền để mua xe hơi, điện thoại xịn... Nghe có vẻ ổn nhưng thực sự không ai giàu nhờ cách này cả. Bởi vì khi bạn trả tiền vốn, bạn cũng sẽ trả tiền lãi. Nếu người cho bạn vay không lấy lãi thì mỗi tháng, bạn vẫn phải sống, vẫn chi tiêu các thứ và trả nợ. Nếu chẳng may có sự cố, chẳng phải bạn sẽ không thể trả lãi đúng hạn. Bạn có thể giàu lên không?

- Đừng tiêu tốn năng lượng của bạn mà không có lý do.

Tài sản quý giá nhất của bạn là năng lượng, không có ai có thể truyền năng lượng như truyền nước biển được. Vì vậy, trước khi đầu tư, hãy tự hỏi, bạn thực sự muốn gì? Một khi bạn biết những gì bạn muốn và sẵn sàng làm hết sức mình, mọi thứ sẽ đơn giản. Đối với những người hoặc những điều bạn không muốn, bạn chỉ cần nói:

" Kệ, bơ đi mà sống vậy"

Theo Trí Thức Trẻ

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 23/11/2024