Từ đâu sinh ra chiếc lưỡi trong miệng

Anh Tú09/07/2023 10:00
Từ đâu sinh ra chiếc lưỡi trong miệng

Lưỡi là cơ quan quan trọng của con người nhưng ít có công trình nào nghiên cứu về bộ phận này. Chúng tôi sẽ giới thiệu công trình nghiên cứu về chiếc lưỡi trong lịch sử tiến hóa sinh học.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đang bị thu hút bởi một cơ quan trên cơ thể mà con người thường sử dụng rất nhiều nhưng ít khi để ý. Chúng ta hiếm khi nghĩ đến việc lưỡi của mình cần phải linh hoạt như thế nào để tạo thành từ hoặc tránh bị cắn khi giúp chúng ta nếm và nuốt thức ăn. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu cho tính linh hoạt của lưỡi trong vương quốc động vật.

Không có lưỡi, có lẽ sẽ chẳng có bất kỳ động vật có xương sống trên cạn nào có thể tồn tại. Tổ tiên của chúng ta lần đầu rời mặt nước bò lên cạn khoảng 400 triệu năm trước đã tìm thấy bữa tiệc buffet với nhiều loại thực phẩm mới, nhưng “họ” phải dùng lưỡi để nếm thử chúng. Phạm vi thức ăn dành cho những loài vật tiên phong rời mặt nước lên cạn này được mở rộng khi lưỡi đa dạng hóa thành các dạng mới, chuyên biệt hóa—và cuối cùng đảm nhận các chức năng ngoài việc ăn uống.

Kurt Schwenk, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Connecticut, cho biết: “Sự thay đổi đáng kinh ngạc trong hình dạng lưỡi của động vật có xương sống có rất nhiều ví dụ đáng kinh ngạc về sự thích nghi gần như không thể tin được. Kỳ nhông thè chiếc lưỡi dính dài hơn cơ thể để bắt côn trùng; rắn lè đầu lưỡi chẻ đôi “ngửi” môi trường xung quanh; chim ruồi dùng lưỡi hút mật từ sâu bên trong hoa; dơi tặc lưỡi để định vị bằng tiếng vang... tất cả đều cho thấy lưỡi đã giúp động vật có xương sống khai thác mọi ngóc ngách trên cạn như thế nào.

Ở người, lưỡi còn nhiều chức năng hơn. Jessica Mark Welch, một nhà sinh thái học vi sinh vật tại Viện Forsyth cho biết: “Tôi ngạc nhiên trước mọi thứ chúng ta làm bằng lưỡi: ăn, nói, hôn... đó là một bộ phận trung tâm của con người”.

Việc quản lý các chức năng kể trên đã thúc đẩy việc mở rộng khả năng của não bộ. Ian Whishaw, một nhà thần kinh học tại Đại học Lethbridge, cho biết: “Ý tưởng là nếu bạn có thể tiếp cận bằng lưỡi, tức là bạn có thể tiếp cận bằng tay và bạn có thể tiếp cận bằng suy nghĩ của mình. Whishaw nói thêm: “Theo trực giác, có lẽ chúng ta biết điều này, khi chúng ta sử dụng những cụm từ như “đá lưỡi”, “uốn lưỡi” hay “cắn lưỡi”...

Sam Van Wassenbergh, nhà hình thái chức năng học tại Đại học Antwerp, cho biết làm thế nào mà lưỡi xuất hiện “là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử tiến hóa của chúng ta”. Giống như các mô mềm khác, lưỡi hiếm khi được lưu lại trong hóa thạch. Ẩn bên trong miệng, quan sát lưỡi là chuyện không dễ dàng.

Tuy nhiên, trong thập niên qua, các công nghệ mới đã bắt đầu phát hiện ra lưỡi hoạt động ở các nhóm động vật khác nhau. Công việc đó đang bắt đầu mang lại những hiểu biết mới về con đường tiến hóa của lưỡi và cách chuyên môn hóa của lưỡi thúc đẩy sự đa dạng hóa hơn nữa. Kory Evans, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Rice, cho biết các nhà sinh vật học càng tìm hiểu nhiều, họ càng tin rằng “lưỡi thực sự rất kỳ diệu”.

Cái lưỡi hóa ra là một thứ khó định nghĩa. Daniel Schwarz, nhà sinh vật học tiến hóa tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên bang Stuttgart (Đức), cho biết: “Mặc dù các cấu trúc giống như lưỡi tồn tại ở hầu hết các loài động vật có xương sống, từ cá mút đá đến động vật có vú, nhưng “Không có định nghĩa rõ ràng về điều gì tạo nên ‘chiếc lưỡi thực sự’”.

Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng lưỡi là thứ mềm mại, có cơ bắp linh hoạt - giống như lưỡi của chúng ta. Lưỡi người là một bộ máy thủy tĩnh cơ bắp, giống như một quả bóng nước, luôn duy trì cùng một thể tích tổng thể bất chấp hình dạng của nó thay đổi. Vì vậy, khi ta thè lưỡi ra, nhìn chung nó sẽ mỏng hơn so với khi nó chụm lại trong miệng; điều này cũng đúng với chiếc lưỡi màu tím của hươu cao cổ khi nó vươn dài 46 cm để ngoạm những chiếc lá từ cành cây có gai.

Nhưng những trường hợp bí ẩn hơn tồn tại ở những nơi khác trong vương quốc động vật. Cơ quan trong vòm miệng của các loài cá như cá tuế, cá chép và cá da trơn cũng có thể là một bó cơ, nhưng các nhà sinh vật học vẫn còn tranh cãi về việc liệu nó có nên được coi là lưỡi hay không. Patricia Hernandez, nhà hình thái chức năng học tại Đại học George Washington, cho biết: “Thay vì ở dưới cùng của miệng, lưỡi của mấy loài cá này lại ở trên cùng. Và mặc dù có nhiều ý kiến, nhưng không ai thực sự biết chức năng của cơ quan này”.

Đó là vì cá không cần lưỡi như của chúng ta để nuốt thức ăn. Chúng có thể dựa vào lực hút bằng cách mở rộng hàm, mở rộng cổ họng và bơm nước qua các khe mang để tạo ra dòng chảy cuốn theo thức ăn.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Schwenk cho biết: “Ngay khi động vật nhô đầu lên khỏi mặt nước, lực hút (từ miệng) trở nên vô dụng. Sau khi những động vật đó bò lên cạn và “chúng cần thứ gì đó thay thế nước” để hút con mồi vào thực quản vì không khí không đủ đậm đặc để tạo dòng hút mạnh như nước. Trong hàng triệu năm, loài tiên phong lên cạn vẫn phải trở lại đại dương để nuốt chửng con mồi mắc cạn theo cách truyền thống của loài cá. Rồi một số loài có thể đã ngẩng cao đầu và lợi dụng trọng lực con mồi để đưa thức ăn vào bụng, giống như nhiều loài chim ngày nay nuốt cá.

Nhưng cấu trúc của một cách nuốt ăn mới đã hiện diện trong cơ thể cá: một loạt xương cong được gọi là vòm nhánh và các cơ hỗ trợ. Ở cá, các cung nhánh tạo thành hàm, hoyid (xương móng) hỗ trợ mặt sau của hàm và bộ xương tạo thành cổ họng và các khe mang. Khi cá ăn, các cơ hỗ trợ cấu trúc này tạo ra lực hút bằng cách chuyển động hoyid và mở rộng các khe mang để hút nước vào. Đối với các chuyên gia về lưỡi, những chuyển động đó có vẻ quen thuộc. Schwenk giải thích: “Chuyển động của hyoid để tạo lực hút rất giống với chuyển động của lưỡi qua lại để điều khiển con mồi trong vòm miệng”.

Schwenk và Van Wassenbergh cho rằng ở những động vật có xương sống trên cạn sơ khai, các cung nhánh và các cơ liên quan bắt đầu thay đổi để tạo thành một “lưỡi nguyên sinh”, có lẽ là một miếng đệm cơ gắn với xương móng và co bóp khi di chuyển. Theo thời gian, miếng đệm trở nên dài hơn và dễ điều khiển hơn, đồng thời thành thạo hơn trong việc tóm và điều khiển con mồi (xem hình bên dưới).

luoi.jpg

Dựa trên các thí nghiệm với sa giông (còn gọi là cá cóc, tên khoa học: Pleurodelinae, là một phân họ của họ Kỳ giông), Schwarz nghĩ rằng một dạng cấu trúc đó đã hoạt động ngay cả trước khi tổ tiên chúng ta chuyển lên sống trên cạn. Giống như các loài kỳ giông khác, sa giông sống dưới nước khi còn nhỏ nhưng chủ yếu sống trên cạn khi trưởng thành. Sự biến đổi của chúng và sự thay đổi trong chiến lược kiếm ăn đi kèm với nó, có thể giống với sự thay đổi từ dưới nước lên cạn đã xảy ra hàng trăm triệu năm trước. Và điều đó hé lộ manh mối về những thay đổi đó có thể đã diễn ra như thế nào.

Schwarz và các cộng sự đã phát hiện ra rằng trước khi sa giông chính thức biến thành con trưởng thành, chúng phát triển một phần phụ giống như lưỡi để ép thức ăn vào những chiếc “răng” sắc nhọn như kim trên vòm miệng của chúng. Phát hiện mà ông và các đồng nghiệp đã được báo cáo vào năm 2020, cho thấy cấu trúc giống như lưỡi có thể đã giúp động vật bốn chân sơ khai kiếm ăn, ngay cả trước khi chúng trèo lên mặt đất cứng.

Kỳ tiếp: Sự tiến hóa diệu kỳ của lưỡi ở chim và bò sát


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Người vợ trong “Vợ nhặt” có tên thật là gì? Số ít học sinh giỏi Văn mới trả lời được câu hỏi này

Hầu hết mọi người đều không biết tên của nhân vật chính tác phẩm này.
2

Người chơi đầu tiên phá kỷ lục 14 câu của "Ai là triệu phú" nhờ... cãi lời vợ

Anh trả lời đúng 14 câu hỏi và giành 80 triệu đồng.
4

4 kỳ nhân trong truyện Kim Dung: Sở hữu võ công tuyệt đỉnh nhưng vẫn chưa đứng đầu

Trong số các nhân vật sở hữu võ công cái thế, có 4 kỳ nhân dù được ban tặng tuyệt kỹ nhưng lại không thể trở thành thiên hạ đệ nhất.
5

Chữ "You" trong YouTube có nghĩa là gì - Vì sao người ta lại đặt tên nghe buồn cười thế?

Chữ "You" trong YouTube từng là biểu tượng của nền tảng. Nhưng giờ đây, nó đang mất dần ý nghĩa.

5 công cụ AI trực tuyến tốt nhất để tạo meme

Meme là hình ảnh hay video kèm theo tiêu đề hài hước mang tính giải trí, được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Hoạt động tạo meme trực tuyến đang gia tăng thời gian qua.

Tờ báo giấy lâu đời nhất thế giới in số cuối cùng sau 320 năm

Trang The Guardian đưa tin nhật báo Wiener Zeitung của Áo vừa in số cuối cùng vào ngày 30.6.

Những câu chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp trên thế giới

Những câu chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp trên thế giới sẽ là một trong những điều đáng sợ nhất bạn từng được nghe…

Nữ người mẫu ảo trông như thật, ngày càng nổi tiếng và kiếm tiền "khủng"

Những người mẫu ảo đang được xây dựng có cảm xúc giống như con người và còn thường xuyên xuất hiện trên báo, tham gia nhiều sự kiện lớn.

Kẹt 80 giờ trong tàu lặn bị chìm và cuộc giải cứu thành công nhất trong lịch sử - Kỳ 2

Vào năm 1973, Roger Mallinson, cựu phi công Hải quân Hoàng gia Anh, cùng với Roger Chapman đã được giải cứu sau 84 giờ bị mắc kẹt ở độ sâu 480m ngoài khơi bờ biển Ireland trong chiếc tàu lặn Pisces  rộng chưa đầy 2m.

Kẹt 80 giờ trong tàu lặn bị chìm và cuộc giải cứu thành công nhất trong lịch sử - Kỳ 1

Vụ việc tàu lặn Titan mất tích khi thám hiểm xác tàu Titanic khiến ông Roger Mallinson và Roger Chapman (Anh) nhớ lại ký ức kinh hoàng khi bị mắc kẹt 84 tiếng trong chiếc tàu lặn bị chìm ngoài bờ biển Ireland 457m cách đây 50 năm.

Tàu Titanic và lí do thế giới vẫn bị mê hoặc bởi câu chuyện về con tàu bi kịch

Mặc dù chiếc tàu Titanic bi thảm đã bị đắm vào năm 1912 nhưng cho đến ngày nay, câu chuyện về chuyến tàu vẫn tiếp tục là chủ đề được thế giới chú ý và bàn tán.

Chim cánh cụt vượt biển về thăm ân nhân

Câu chuyện về chú chim cánh cụt vượt biển trở về thăm ân nhân khiến nhiều người cảm động.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024