Triệu Đà, cách nhìn qua các thời kỳ - Bài 1: Nỏ thần trao tay giặc?

22/05/2019 09:31
Triệu Đà, cách nhìn qua các thời kỳ - Bài 1: Nỏ thần trao tay giặc?

Trong loạt bài viết này, chúng tôi không có ý định xác quyết vai trò lịch sử của nhà Triệu hay Triệu Đà mà chỉ muốn đưa ra các quan điểm nhìn nhận trong từng thời kỳ và cố gắng lý giải vì sao lại có quan điểm như vậy.

 Trong khi sử dụng tài liệu và lý giải, nếu có thiếu sót thì rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý độc giả.

Trong tâm thức đa phần người Việt Nam hiện giờ, khi nhắc tới Triệu Đà thì đã mặc định trong đầu đó là kẻ xâm lược với âm mưu tráo nỏ thần của An Dương Vương. Và cũng vì thế, nhà Triệu không được nhìn nhận như một triều đại chính thống của người Việt. Nhưng đây không phải là quan điểm duy nhất trong các giai đoạn lịch sử.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư, nhà Triệu được chép riêng một kỷ là "Kỷ nhà Triệu" giống như kỷ nhà Thục của An Dương Vương, kỷ nhà Đinh của Đinh Tiên Hoàng chứ không chép là kỷ thuộc Tây Hán, Đông Hán hay Tùy Đường. Cách chép như vậy chứng tỏ sử gia Ngô Sĩ Liên đã coi nhà Triệu là triều đại chính thống của người Việt.

Thực ra người đầu tiên chép bộ Đại Việt sử ký toàn thư là Lê Văn Hưu thời Trần (chép từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng) cũng nhận định rất tốt về vai trò Triệu Đà. Lê Văn Hưu viết: Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ (như Trung Hoa), đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi.

Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được.

Sử thần thời Lê, Ngô Sĩ Liên viết: Truyện (Trung Dung) có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". (Vũ) Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy.

Sau đó, trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên nhiều lần đề cập đến Triệu Vũ Đế với sự tán thưởng. Chẳng hạn phần đánh giá Sĩ Nhiếp thì Lê Văn Hưu viết: “Sĩ Vương biết lấy khoan hậu khiêm tốn để kính trọng kẻ sĩ, được người thân yêu mà đạt đến quý thịnh một thời. Lại hiểu nghĩa, thức thời, tuy tài và dũng không bằng Triệu Vũ Đế, nhưng chịu nhún mình thờ nước lớn, để giữ vẹn bờ cõi, có thể gọi là người trí. Tiếc rằng con nối không gánh vác nổi cơ nghiệp của cha, để cho bờ cõi nước Việt đã toàn thịnh mà lại bị chia cắt, đáng buồn thay!”, hay khi nhận xét khái quát về Đinh Tiên Hoàng thì Ngô Sĩ Liên chép: “Vua tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, quét sạch các hùng trưởng, tiếp nối quốc thống của Triệu Vũ (Đế), song không biết dự phòng, không giữ được trọn đời, tiếc thay!”

Một bộ sử Việt cùng thời kỳ đáng chú ý là Đại Việt sử lược của soạn giả khuyết danh cũng coi nhà Triệu là một triều đại với việc chia mục riêng là "Chép việc nhà Triệu" như Chép việc nhà Ngô, Đinh, Lê (tiền Lê), Nguyễn (tức nhà Lý) còn thời kỳ đô hộ thì chép riêng là "Quan thủ nhậm qua các thời đại".

Ngay cuốn Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên tuy không viết riêng chương nào về nhà Triệu nhưng cũng tỏ thái độ coi Triệu Đà như vua ở đất Việt. Trong phần chép về Nhị Trưng phu nhân có ghi: "Trái lại hai Phu nhân đây, đem một lữ đoàn binh sĩ, một mai mà hạ năm mươi sáu thành, dũ xiêm Bách Việt, trở mặt phương nam mà xưng Cô, cùng với Triệu Vũ Đế, Lý Nam Đế không hơn không kém, khiến cho đời sau đều tôn xưng là Vương".

Các bộ sử của nước ta từ thời Lê sơ trở về trước đều công nhận tính chính thống của nhà Triệu và đề cao vai trò của Triệu Đà. Thời Lê-Trịnh thì bắt đầu xuất hiện quan điểm coi Triệu Đà là kẻ xâm lược. Sử gia Hồ Sĩ Dương khi soạn lại Lam Sơn thực lục (1679) đã viết lời bình: “Vũ Đế nhà Triệu cùng vua Hán đều tự làm vua nước mình, gồm có đất ở ngoài Ngũ Lĩnh, đóng đô ở Phiên Ngung, thật là vua anh hùng. Thế nhưng chẳng qua cũng là một người Tàu sang cai trị nước ta, chưa được chính thống...”.

Sử gia Ngô Thì Sĩ vào cuối thế kỷ 18 còn nâng cao quan điểm khi phản bác hoàn toàn vai trò Triệu Đà và phê phán các sử gia đời trước. Trong Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ viết: Xét sử cũ: An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Triệu Kỷ Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là Đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta.

Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy". Chính vì vậy, ông chép thời An Dương Vương là Nhà Thục nhưng chép 5 đời vua Triệu trong phần Ngoại thuộc và ghi rõ: "Triệu Đà tự lập làm vua Nam Việt".

Ngô Thì Sĩ cũng coi Triệu Đà chính là kẻ đầu tiên gây họa thuộc địa cho nước ta. Ông viết rất gay gắt: "Nước ta bị nội thuộc vào nước Tàu từ đời Hán đến Đường, truy nguyên thủ họa chả Triệu Đà thì còn ai nữa? Huống chi Triệu Đà chia nước ta làm quận huyện, duy chỉ biết biên số thổ địa, thu thuế má, cung cấp ngọc bích cho nhà Hán, đầy túi tham của Lục Giả thôi. Đến như việc xướng ra cơ nghiệp đế vương trước tiên, tán tụng Triệu Đà có công to, Lê Văn Hưu sáng lập ra sử chép như thế, Ngô Sĩ Liên theo cách chép hẹp hòi ấy, không biết thay đổi, đến như bài Tổng luận sử của Lê Tung, thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm thay nhau mà tán tụng, cho Triệu Đà là bậc thánh đế của nước ta. Qua hàng nghìn năm mà không ai cải chính lại, vì thế mà tôi phải biện bạch kỹ càng".

Sau đó, quan điểm của Ngô Thì Sĩ đã tạo được ảnh hưởng nhất định trong thay đổi cách nhìn nhận về Triệu Đà. Phan Huy Ích vốn là cháu ngoại của Ngô Thì Sĩ trong Lịch triều hiến chương loại chí, phần Nhân vật chí, đã không chép Triệu Vũ Đế vào Danh sách đế vương chính thống mà chỉ nêu tắt trong phần An Dương vương là: "Sau khi An Dương vương mất, nước ta lại thuộc về nhà Triệu. Bắt đầu từ Vũ đến Vệ Dương Vương cả thảy 97 năm" rồi sau đó Phan Huy Chú chép luôn: "Nước ta khi ấy (đúng ra phải là sau ấy) lại nội thuộc về hai nhà Hán...".

Đến thời nhà Nguyễn, vị thế nhà Triệu và vai trò Triệu Đà không bị bác bỏ, song cũng không được đề cao. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép phần nhà Triệu vào Tiền biên như An Dương Vương (bắt đầu từ Đinh Tiên Hoàng thì mới chép vào phần Chính biên), vẫn dùng từ tỏ ý tôn trọng là "nhà Triệu", "Triệu Vương" (hạ một cấp thay vì Triệu Vũ Đế) song không có bình phẩm nào về công lao của Triệu Đà một cách trực tiếp như trong Đại Việt sử ký toàn thư. Ngoài ra, Khâm định còn có một câu phê chứng tỏ quan điểm coi lãnh thổ Nam Việt dưới thời nhà Triệu chính là lãnh thổ của cha ông: “Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc”.

Và trên thực tế, vua Gia Long đã cử sứ giả sang nhà Thanh để đề nghị đổi tên nước từ An Nam sang Nam Việt. Nhà Thanh sợ nhà Nguyễn vin vào cớ Nam Việt để đòi lãnh thổ xưa nên không chịu mà đổi sang là Việt Nam để phân biệt với Nam Việt. Đại Nam thực lục còn chép: "Vua lại sai bọn Lê Quang Định sang xin phong và xin đổi quốc hiệu, trong thư lược nói: “Các đời trước mở mang cõi viêm bang, mỗi ngày một rộng, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay đã quét sạch miền Nam, vỗ yên được toàn cõi Việt, nên khôi phục hiệu cũ để chính danh tốt”.

Vua Thanh trước cho rằng chữ Nam Việt giống chữ Đông Tây Việt nên không muốn cho. Vua hai ba lần phục thư để biện giải, lại nói nếu vua Thanh không cho thì không chịu phong. Vua Thanh sợ mất lòng nước ta, mới dùng chữ Việt Nam để đặt tên nước, gửi thư lại nói: “Khi trước mới có Việt Thường đã xưng Nam Việt, nay lại được toàn cõi An Nam, theo tên mà xét thực thì nên tóm cả đất đai mở mang trước sau, đặt cho tên tốt, định lấy chữ Việt mào ở trên để tỏ rằng nước ta nhân đất cũ mà nối được tiếng thơm đời trước, lấy chữ Nam đặt ở dưới để tỏ rằng nước ta mở cõi Nam giao mà chịu mệnh mới, tên xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên gọi cũ của Lưỡng Việt ở nội địa (Trung Quốc) lại phân biệt hẳn”.

(còn tiếp)

Anh Tú


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Công ty sách First News chuẩn bị kiện Shopee vì sách giả, sách lậu15

Công ty TNHH Văn hóa - Sáng tạo Trí Việt (First News) đang lập vi bằng và khẳng định chuẩn bị khởi kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam.

Giám mục Bùi Chu: 'Nhà thờ chính toà xuống cấp gây nguy hiểm cho giáo dân' ​

Giám mục Thomas Vũ Đình Hiệu cảm ơn thiện chí của các kiến trúc sư, song cho rằng đơn cứu xét đã không đề cập đến sự xuống cấp của nhà thờ.Ngày 20.5, Hội kiến trúc sư Việt Nam nhận được văn bản trả lời của Giám mục Giáo phận Bùi Chu Thomas Vũ Đình Hiệu về việc bảo tồn nhà thờ chính toà Bùi Chu.

Ngày Hội sách văn học châu Âu 2019 tại TP.HCM

Ngày Hội sách văn học châu Âu lần thứ 4 năm 2019 sẽ được tổ chức tại TP.HCM với nhiều hoạt động phong phú bổ ích.

Những danh thắng nổi tiếng trong tranh rồi sẽ biến mất

Một trong những kiệt tác kiến trúc Gothic được đưa vào tranh nhiều nhất chính là Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris) vừa trải qua trận hỏa hoạn kinh hoàng. Thật may mắn khi danh thắng lịch sử – văn hóa – tôn giáo này chưa bị hủy hoại hoàn toàn.

Báo động về công tác quản lý di sản văn hóa lịch sử

Những di sản văn hóa quý giá của đất nước trong thời gian qua liên tục bị tổn hại, điều ngạc nhiên là hành động này lại đến từ những người làm công tác quản lý văn hóa.

Cục Di sản văn hóa lên tiếng về việc phá dỡ nhà thờ Bùi Chu

Ngày 2.5, Cục Di sản văn hóa có văn bản gửi Sở VH-TT-DL tỉnh Nam Định liên quan đến công trình nhà thờ Bùi Chu.

Làm gì với nhà thờ Bùi Chu?

Nếu ngày hôm nay, chúng ta cứ nhất định bảo thủ với những cách làm mang tính “đặc thù” của mình – sự hời hợt, nông cạn đến khó hiểu chỉ vì ưa chuộng những cái hào nhoáng, mới mẻ, hiện đại… thì trong tương lai không xa, cái giá của “học phí” kia sẽ trượt dài theo cái đà của sự tha hóa hôm nay.

TS kinh tế Vương Quân Hoàng: Đặng Lê Nguyên Vũ không 'điên', cũng không phải dị nhân và càng không hề vĩ cuồng!

Chúng ta có thể thấy rõ nhiều khái niệm, cách thức sống của thanh niên trẻ hiện nay có bóng dáng của những thông điệp mà Đặng Lê Nguyên Vũ muốn truyền tải".

Dự kiến phục chế Nhà thờ Đức Bà trở thành ngôi nhà xanh

Kế hoạch xây dựng một nhà kính khổng lồ tại Nhà thờ Đức Bà Paris mới đây được các kiến trúc sư người Pháp tiết lộ.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.

Vì sao Google Maps không chỉ đường ngắn nhất mà lại chỉ đường vòng, đây là lý do!

Kỹ năng - KV - 15/01/2025 12:00
Đôi khi nhập địa chỉ cần đến trên Google Maps, bạn sẽ nhận được kết quả là một tuyến đường xa hơn thay vì đường ngắn nhất. Đây là thắc mắc của rất nhiều người, nhưng hóa ra điều bất thường này có nguyên nhân cả đấy.

Câu hỏi Olympia test trí nhớ về câu chuyện tuổi thơ, tưởng không khó mà khó không tưởng khiến cả trường quay "đứng hình"

Thư giãn - Trang Vũ - 15/01/2025 11:00
Truyện thì có thể đã đọc qua nhưng chi tiết này không phải ai cũng nhớ.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025