Tào Đức Vượng 'Nhà từ thiện số một Trung Quốc' đã làm gì để trở thành ‘Vua pha lê’ được cả đất nước tôn sùng

14/01/2022 19:00
Tào Đức Vượng 'Nhà từ thiện số một Trung Quốc' đã làm gì để trở thành ‘Vua pha lê’ được cả đất nước tôn sùng

Tháng 12 năm 2021, Tào Đức Vượng "Nhà từ thiện số một Trung Quốc” được chọn vào danh sách “25 lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất của năm” và giành được giải thưởng Thành tựu trọn đời.

Là một trong những doanh nhân thành công nhất Trung Quốc, Tào Đức Vượng là một cái tên quen thuộc với nhiều người. Cuộc đời đầy cảm hứng, trí tuệ kinh doanh cũng như các nguyên tắc và quan niệm sống của ông đã truyền cảm hứng cho vô số doanh nhân và thanh niên thế hệ sau.

Tào Đức Vương chính là nhân chứng sống cho câu nói “Bậc đại trí trông bề ngoài có vẻ rất tầm thường”. Từ một cậu bé vùng quê nghèo khó, ông đã làm thế nào để trở thành một nhân vật khiến cả đất nước tỷ dân phải kính phục?

-01- Tuổi trẻ đầy bấp bênh và khốn đốn

Tháng 5 năm 1946, Tào Đức Vượng được sinh ra ở Thượng Hải trong một gia đình khá giả. Cha ông là một cổ đông của Cửa hàng bách hóa Vĩnh An, từ nhỏ ông đã được cha nói không ít về những quan niệm kinh doanh đúng đắn. Dưới ảnh hưởng của cha mình, Tào Đức Vượng có một sự nhiệt huyết đặc biệt với việc kinh doanh.

Khi Thượng Hải tơi vào tình trạng rối ren, gia đình họ Tào quyết định chuyển về quê hương Phúc Kiến. Khi rời Thượng Hải, cha ông đưa gia đình lên một con tàu du lịch, và tất cả tài sản của gia đình được đặt trên một con tàu vận tải khác. Thế nhưng sau khi gia đình đến nơi an toàn, tất cả đồ đạc đều mất hết vì con tàu vận tải đã chìm!

Mất hết đồ đạc, tài sản, gia đình họ Tào khá giả trở nên bần cùng chỉ sau một đêm. Vì quá nghèo nên năm 9 tuổi Tào Đức Vượng mới có thể đi học lại, nhưng đến năm 14 tuổi ông phải bỏ học ở nhà chăn bò vì không đủ tiền đóng học phí.

Sau khi bỏ học, Tào Đức Vượng bắt đầu tự học. Mỗi ngày khi đi chăn gia súc và kiếm củi, ông đều mang theo hai cuốn sách: “Tân Hoa tự điển” và “Từ Hải” mà ông dùng tiền tiết kiệm suốt mấy năm của mình mới mua được.

Từ năm 16 tuổi, Tào Đức Vượng đã bắt đầu kinh doanh nhỏ, ông bán trái cây với cha mình. Cha chịu trách nhiệm bán hàng hàng ngày, còn ông có trách nhiệm dậy từ sáng sớm và đi xa để nhập hàng. Mỗi ngày ông phải dậy lúc 2 giờ sáng và chạy xe 4 tiếng từ thị trấn Cao Sơn đến thành phố Phúc Thanh để nhập trái cây. 

Năm 1976, Tào Đức Vương 30 tuổi. Lúc đó một nhà máy thủy tinh ở thị trấn Cao Sơn tuyển công nhân thời vụ. Theo lời khuyên của cha, Tào Đức Vượng vào công ty này làm nhân viên thu mua và bán kính đồng hồ nước.

Quyết định từ buôn bán nhỏ đã mãi mãi thay đổi cuộc đời ông. Từ 16 đến 30 tuổi, trong 14 năm này Tào Đức Vượng về cơ bản đã kinh doanh tất cả các lĩnh vực kinh mà ông có thể. Xuất phát điểm rất thấp, ông chọn hướng kinh doanh nhỏ lẻ mà mọi người thường bỏ qua.

 ‘Không ai làm thì tôi sẽ làm’: Từ một cậu bé khốn khổ vùng quê, vị tỷ phú họ Tào này đã làm gì để trở thành ‘Vua pha lê’ được cả đất nước tỷ dân tôn sùng  - Ảnh 1.

Tào Đức Vượng nói:“Nếu bạn theo đuổi tất cả mọi thứ bạn làm trong cuộc sống đến cùng, thì tất cả những thứ đó đều có thể trở thành tác phẩm.” Những năm tháng đầu đời đầy đắng cay ấy đã hun đúc nên đức tính cần cù, ngoan cường của Tào Đức Vượng, đồng thời đã tích lũy kinh nghiệm kinh doanh, đặt nền móng cho đế chế kinh doanh khổng lồ của ông sau này.

 -02- Tạo ra kính ô tô của riêng Trung Quốc - Mở đầu kỷ nguyên có 1-0-2

Tào Đức Vượng đã làm việc trong nhà máy thủy tinh được bảy năm. Nhà máy ở thị trấn nhỏ này hầu như năm nào cũng thua lỗ, thậm chí còn có nguy cơ phá sản. Năm 1983, khi nhà máy thủy tinh được ký hợp đồng phụ, Tào Đức Vượng không nói không rằng mà tiếp quản nhà máy với mớ hỗn độn rối tung rối mù.

Tuy nhiên, ông là một tay kinh doanh giỏi và đã thu hút được rất nhiều khách hàng. Nhà máy thủy tinh đã chuyển lỗ thành lãi trong năm đó với thu nhập 31.000 USD. Hai năm sau, khi nhà máy thủy tinh thành doanh nghiệp tư, Tào Đức Vượng thế chấp căn nhà của mình, mua 50% cổ phần bằng tiền mặt và trở thành chủ thật sự của doanh nghiệp này.

Có một lần, ông đi công tác Nam Bình. Khi ông vừa mang đồ mua được lên xe, tài xế đã cẩn thận nhắc nhở ông: “Đừng va vào kính. Một mảnh kính có giá hàng nghìn USD đấy.” Ông rất tò mò, kính gì mà đắt thế? Thì tài xế bảo đây là kính ô tô, được nhập khẩu từ Nhật Bản.

Ngay khi Tào Đức Vượng công tác về, ông đã cố tình đến cửa hàng sửa chữa ô tô để hỏi thăm. Ông vô cùng ngạc nhiên khi biết được một chiếc kính chắn gió phía trước của một chiếc xe Mazda có giá 940 USD. Sau khi tìm hiểu, ông biết được Trung Quốc không có nhà sản xuất kính ô tô riêng, cả thị trường đều bị công ty kính Nhật Bản độc quyền nên mới có giá đắt đỏ như vậy.

Tào Đức Vượng lập tức quyết định: “Không ai làm thì tôi sẽ làm. Tôi muốn làm ra kính ô tô cho riêng Trung Quốc, để tất cả người Trung Quốc đều có thể sử dụng.” Với ý tưởng táo bạo này, ông đã lập tức lao vào lĩnh vực kính ô tô.

 ‘Không ai làm thì tôi sẽ làm’: Từ một cậu bé khốn khổ vùng quê, vị tỷ phú họ Tào này đã làm gì để trở thành ‘Vua pha lê’ được cả đất nước tỷ dân tôn sùng  - Ảnh 2.

Nhà máy kính của ông là nơi sản xuất kính đồng hồ nước không có nhiều kỹ thuật. Nếu không có công nghệ và kinh nghiệm, làm thế nào để ông làm ra một mảnh kính ô tô cho Trung Quốc?

Vào thời điểm đó, 80% thị trường kính ô tô trên thế giới bị chiếm bởi bốn công ty khổng lồ ở Anh, Mỹ, Nhật Bản và Pháp. Tào Đức Vượng không phục, ông kiên quyết chuyển ngành kinh doanh nhà máy kính sang kính ô tô, thay đổi hoàn toàn lịch sử phụ thuộc vào nhập khẩu kính ô tô của Trung Quốc.

-03- Sự ra đời của đế chế pha lê Fuyao

Năm 1987, Tào Đức Vượng 41 tuổi cùng 11 cổ đông thành lập Công ty TNHH Fuyao Glass, và chuyển nhà máy từ thị trấn Cao Sơn hẻo lánh đến ngoại ô huyện thành Phúc Thanh.

Nói cho cùng thì việc sản xuất kính ô tô không phải là chuyện tầm thường. May mắn thay, vào thời điểm đó Trung Quốc cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ việc nội địa hóa phụ tùng ô tô. Việc kinh doanh của Fuyao tập trung vào kính ô tô và được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các bên.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Fuyao không có nhân lực, không có nghiên cứu, không có gì cả. Đúng lúc có người nói với Tào Đức Vượng rằng nhà máy kính Yaohua ở Thượng Hải có một bản vẽ thiết bị kính ô tô cũ. Tin tức này với ông như là chiếc phao cứu sinh vậy, ông vội vã đến Thượng Hải ngay giữa đêm để mua lại bản vẽ với giá hơn 3.000 USD.

Ngay sau đó, Tào Đức Vượng đã đưa một nhóm người đến Phần Lan - đất nước với thiết bị sản xuất thủy tinh tiên tiến nhất để “đánh cắp công nghệ”. Ông mang về một loại máy tiên tiến mà ở Trung Quốc chưa có. Sau đó, ông bắt đầu không ngừng nghiên cứu máy móc và đào tạo nhân tài.

Sau khi có chiếc máy này, Fuyao đã phát triển kính xe hơi của riêng mình. Lô kính chắn gió đầu tiên có vốn chưa đến 32 USD một chiếc, nhưng được bán với giá 236 USD và mức giá này khiến cho thị trường cung bất ứng cầu.

 ‘Không ai làm thì tôi sẽ làm’: Từ một cậu bé khốn khổ vùng quê, vị tỷ phú họ Tào này đã làm gì để trở thành ‘Vua pha lê’ được cả đất nước tỷ dân tôn sùng  - Ảnh 3.

Fuyao kiếm được 110.000 USD trong năm đầu tiên và 786.000 USD trong năm thứ hai. So với kính nhập khẩu từ Nhật Bản, Fuyao Glass không chỉ có chất lượng tốt mà còn có giá thành rẻ. Năm năm sau, Nhật Bản không còn chỗ đứng thị trường kính Trung Quốc và rút lui hoàn toàn khỏi nước này.

Đã hơn 30 năm kể từ khi Tào Đức Vượng thành lập Fuyao Glass. Fuyao Glass ngày nay không còn như xưa nữa. Hãng có hơn 300 bằng sáng chế độc lập, thành lập hơn 20 cơ sở sản xuất tại Trung Quốc và chiếm 70% thị phần trên thị trường ô tô và kiếm được vài tỷ nhân dân tệ mỗi năm.

-04- “Nhà từ thiện số một Trung Quốc”: Cách sống khiến đất nước tỷ dân tôn sùng 

Trong mắt người khác, Tào Đức Vượng có nước da ngăm đen, dáng người chắc nịch, không cao và ngoại hình cũng không đẹp. Nếu không có bộ vest và đôi giày da, ông trông không khác gì một người nông dân cả. Ông cũng thừa nhận rằng bản thân là một doanh nhân gốc nông dân và sẽ không đánh mất nghĩa vụ và sự trung thực của một nông dân.

Năm 1983 đến nay, Tào Đức Vượng đã quyên góp được tổng cộng gần 2.6 tỷ USD dưới danh nghĩa cá nhân, bao gồm các hoạt động cứu trợ thiên tai xã hội, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ giáo dục. Ông đã thực sự trở thành “Nhà từ thiện số một Trung Quốc”. Tào Đức Vượng có gia tài hàng trăm tỷ NDT nhưng không bao giờ có thể tìm thấy tên ông trong top 100 người giàu nhất, vì phần lớn tiền của ông đã được quyên gópi.

Quá khứ khác biệt đã mang lại cho Tào Đức Vượng nhận thức khác biệt về sự giàu có so với những người bình thường. Ông cho rằng tất cả thành quả của mình là công sức chung của mọi thành phần trong xã hội, bất cứ khi nào xã hội cần thì ông sẽ sẵn lòng trả lại, và của cải nên dùng để giúp đỡ những người cần nhất.

Tháng 5 năm 2021, Tào Đức Vượng thông báo kế hoạch đầu tư hơn 1.5 tỷ USD để chuẩn bị thành lập “Đại học Khoa học và Công nghệ Fuyao”. Sau tất cả, trong lịch sử giáo dục Trung Quốc hiện đại, đây sẽ là trường đại học công lập thứ hai được thành lập bằng sự quyên góp của một cá nhân.

 ‘Không ai làm thì tôi sẽ làm’: Từ một cậu bé khốn khổ vùng quê, vị tỷ phú họ Tào này đã làm gì để trở thành ‘Vua pha lê’ được cả đất nước tỷ dân tôn sùng  - Ảnh 4.

Như thế nào mới được coi là một doanh nhân? Tào Đức Vượng từng nói: “Một doanh nhân thực thụ phải đạt được cảnh giới và tấm lòng như thế này: Nước nhà vì có bạn mà trở nên mạnh hơn, xã hội vì có bạn mà tiến bộ hơn, nhân dân vì có bạn mà trở nên sung túc hơn. Chỉ khi đạt được 3 điều này, bạn mới xứng đáng với danh xưng doanh nhân.”


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024