Phong tục đón Tết cổ truyền ở một số nước châu Á và Việt Nam

21/01/2020 11:08
Phong tục đón Tết cổ truyền ở một số nước châu Á và Việt Nam

Ở Việt Nam, hái lộc đầu Xuân và lì xì là phong tục truyền thống thú vị. Trong khi đó, tại Hàn Quốc, đêm GIao thừa, người Hàn sẽ không ngủ và ngày Tết, họ sẽ mặc những bộ quần áo đẹp nhất.

Sau đây là một số phong tục thú vị trong ngày Tết của Việt Nam và một số quốc gia châu Á.

Việt Nam

Tết cổ truyền hay còn gọi là Tết Nguyên Đán là dịp Tết lớn nhất trong năm. Người Việt thường dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, mua hoa, gói bánh chưng, bánh tét (miền Bắc là bánh chưng, miền Nam là bánh tét), bày mâm ngũ quả và mâm cỗ cúng gia tiên trước giao thừa. Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Người ta thường đưa lộc non về nhà vào đêm giao thừa hoặc đến đình chùa hái lộc vào sáng sớm mùng 1 Tết. Phong tục này mang ngụ ý cầu may mắn, rước lộc vào nhà và mong ước cả năm thuận lợi, phát tài phát lộc. Ngoài ra, trong dịp Tết, người Việt còn lì xì trong bao đỏ với ý nghĩa mang lại may mắn.

Hàn Quốc

Vào đêm giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm gội sạch sẽ bằng nước nóng, sau đó họ mặc trang phục truyền thống hanbok để tiến hành lễ cúng tổ tiên. Mọi người cũng thường đốt các thanh tre trong nhà nhằm xua đuổi tà ma quấy rối vào dịp này. Ngoài ra, người dân xứ kim chi cũng có phong tục không ngủ trong đêm giao thừa. Họ quan niệm nếu bạn đi ngủ vào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc thiếu sáng suốt.
Trẻ em Hàn Quốc được cưng chiều nhất trong dịp Tết. Sau khi chào người lớn và chúc tết, chúng sẽ được thưởng tiền hoặc có khi là vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tùy thuộc vào tuổi, vị trí cũng như điều kiện, hoàn cảnh, quan niệm của từng gia đình.

Trung Quốc

Tết cổ truyền Trung Quốc là dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Gia đình người Hoa tề tựu và quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên. Tết cũng là dịp mà trẻ em và người già thường được tiền mừng tuổi, gọi là lì xì đựng trong bao đỏ để lấy may.

Người Trung Quốc vẫn hay mua cành đào để nhà vì cho rằng cây đào nở hoa tượng trưng cho tài lộc. Mỗi năm trong lịch lại tương ứng với một con vật, nên người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm. Trung Quốc còn có phong tục đốt pháo để đuổi ma quỷ và những điều xui xẻo.

Tết đến, họ còn trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ và chữ Phúc ngược đề cầu may. Theo quan niệm xa xưa, chữ "Phúc" dán ngược nghĩa là “Phúc đảo”. Đây là phép chơi chữ bởi chữ “đảo" trong tiếng Hán đồng âm với chữ “đáo” và “Phúc đáo” có nghĩa là “phúc đến”. Do đó, phong tục này này mang ý nghĩa mỗi nhà sẽ có nhiều phúc lành, cát lợi và vận may trong năm mới.

Singapore

Tại Singapore, ngoài truyền thống lì xì cho người già và trẻ em, cha mẹ và những người thân đã lập gia đình thường tặng tiền lì xì đựng trong bao đỏ cho người thân chưa lập gia đình vào dịp Tết âm lịch. Phong tục này được xem là một cách cầu chúc may mắn sẽ đến với những người độc thân.

Lào

Tết đón năm mới của người Lào được gọi là Bunpimay (hay Tết “Buộc chỉ cổ tay”, lễ hội “Hốt Nậm”). Trong những ngày này, người Lào rất chú trọng tới việc ăn món lạp, đặc biệt là các doanh nhân. Bởi trong tiếng Lào, lạp có nghĩa lộc, được xem như linh hồn của người Lào trong năm mới. Người ta có thể đem món lạp chúc Tết lẫn nhau, nhà nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều lộc.

Ngoài ra, trong ngày Tết, người Lào thường có phong tục biếu vải, biếu khăn cho người già. Ban ngày người ta đến đền chùa cầu nguyện. Buổi tối thì tập trung ở chùa để vui chơi, biểu diễn âm nhạc truyền thống (morlam) và múa lam vong. Người Lào sử dụng hoa trong ngày Tết để cầu may, có hai loại hoa: hoa Muồng (bò cạp vàng, hoa hoàng hậu) được người dân cài trên xe, trang trí trong nhà. Còn hoa Champa được người dân kết thành chùm hay cài trên tóc để cầu mong điều phước lành.

Nhật Bản

Từ “năm mới” ở Nhật Bản còn được gọi là Oshogatsu. Mặc dù thời gian diễn ra không giống như các nước châu Á nhưng “xứ sở anh đào” cũng có phong tục đón Tết độc đáo và có khá nhiều nét tương đồng. Ví dụ, họ cũng tin rằng linh hồn của người thân có thể về thăm nên nhà cửa luôn được lau dọn sạch sẽ. Hoặc đi lễ chùa đầu năm sau khoảnh khắc giao thừa.

Bên cạnh đó, vẫn có một số truyền thống khác biệt như trong những ngày đầu năm mới, các cô gái Nhật Bản sẽ ra ngoài đồng hái nhiều loại cây cỏ khác nhau để sau mùng 7 sẽ đem nấu với gạo thành bữa ăn đặc biệt.

Philippine

Được biết đến là một đất nước giàu tài nguyên nhưng Philippine cũng cực kỳ nổi tiếng với nhiều phong tục đón Tết độc đáo, vô cùng thú vị. Nhất là mỗi vùng miền sẽ có quan niệm khác nhau về ngày Tết, nhưng lại khá ý nghĩa.

Đa số vào ngày Tết, người dân nơi đây sẽ chọn và mua cho mình cũng như người thân trong gia đình những đồ vật có dáng dấp hoặc đan xen hình trò như áo chấm bi, quần chấm bi, quả bóng... và cả những loại hoa quả có hình tròn như cam, quýt, chanh, bưởi... Bởi theo quan niệm truyền thống, họ tin rằng tất cả mọi thứ trong năm sẽ tròn trịa và viên mãn như những đồ vật mà mình đã lựa chọn.

Thái Lan

Khác hẳn với những nước Châu Á, Thái Lan lại đón năm mới vào tháng 4 Dương lịch và Tết cổ truyền này còn có tên gọi khác là Songkran. Người dân nơi đây sẽ đón Tết bằng cách té nước vào nhau để mong gặp được sự may mắn trong năm mới. Do đó, những người được té càng nhiều nước thì càng may mắn.

Bên cạnh đó, trong dịp này, người dân Thái Lan còn nấu các món ăn truyền thống và mặc rất nhiều trang phục đẹp mắt. Cùng với đó là nhiều cuộc diễu hành hay các lễ hội khác nhau cũng được tổ chức rất nhộn nhịp.

Malaysia

Một đất nước có phong tục đón Tết độc đáo, thú vị chẳng kém ở Châu Á, đó chính là Malaysia. Do chịu ảnh hưởng từ lịch của Hồi giáo, để chuẩn bị cho Tết, người dân xứ này sẽ phải nhịn ăn vài ngày trước thời điểm chào đón năm mới. Đồng thời cũng không mua nhiều món ăn để thể hiện sự cảm thông đối với những nước nghèo đói. Có thể thấy, đây chính là quốc gia có lòng thương người nhất thế giới.

Minh An (Tổng hợp)


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Công ty sách First News chuẩn bị kiện Shopee vì sách giả, sách lậu15

Công ty TNHH Văn hóa - Sáng tạo Trí Việt (First News) đang lập vi bằng và khẳng định chuẩn bị khởi kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam.

Có nên cúng ông Công ông Táo bằng cá Koi thay cho cá chép?

Dù tục cúng vàng mã và dùng cá chép để tiễn ông Công, ông Táo về trời đã có từ xa xưa nhưng không ít người lại chuyển qua cúng bằng cá Koi Nhật Bản.

Táo Quân trong lễ cúng tiễn ông cưỡi ngựa về trời mỗi 23 tháng Chạp hàng năm

Trong lịch sử Trung Quốc, từ thời Tần đến Minh - Thanh, việc cúng tế Táo Quân được xem là một trong những sự kiện quan trọng của triều đình.

Họa sĩ đứng sau loạt tranh chế “đi đâu đấy - sao về rồi” là ai?

Những ngày qua, cộng đồng mạng Việt Nam chứng kiến cơn sốt “chế tranh” hài hước với loạt câu thoại đã trở thành quen thuộc - “đi đâu đấy - sao về rồi”. Đằng sau những bức vẽ đơn giản mà ngộ nghĩnh, ý tưởng ngắn gọn mà thú vị ấy là một họa sĩ chuyên nghiệp.

Ì xèo cuộc thi truyện ngắn ĐBSCL 2019: Tác phẩm 'Căn cơ' đoạt giải và chuyện căn cơ số chữ

Cuộc thi truyện ngắn khu vực ĐBSCL năm 2019 do Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Đồng Tháp tổ chức vừa tổng kết, trao giải ngày 26.12.2019, thì lập tức lại dấy lên những phản ứng trái chiều.

Gác kèo ong và Muối ba khía là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Gác kèo ong và Muối ba khía là 2 nghề độc đáo ở Cà Mau vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hành trình 25 năm lan tỏa tri thức - First News tặng 25.000 cuốn sách 'Hạt giống tâm hồn'

Công ty sách First News - Trí Việt tặng 25.000 cuốn "Hạt giống tâm hồn" cho các thư viện ở 63 tỉnh thành, trung tâm khuyết tật, trại giam...

Lễ hội Đường sách Tết Canh Tý 2020

Lễ hội Đường sách Tết 2020 chủ đề “Điều kỳ diệu từ sách” là một trong những hoạt động thường niên tại TP.HCM mỗi dịp tết đến xuân về.

Ngỡ ngàng trước sự thay đổi của Sài Gòn qua ống kính chuyên gia quy hoạch của ĐH Đức

40 bức ảnh của phản ánh về sự thay đổi của Sài Gòn - TP.HCM trong vòng khoảng 10 năm qua. Các bức ảnh mô tả về sự đổi thay đến ngỡ ngàng của TP.HCM giúp người xem thấy được sự chuyển mình của thành phố trong quá trình đô thị hoá...

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025