Có nên cúng ông Công ông Táo bằng cá Koi thay cho cá chép?

18/01/2020 10:32
Có nên cúng ông Công ông Táo bằng cá Koi thay cho cá chép?

Dù tục cúng vàng mã và dùng cá chép để tiễn ông Công, ông Táo về trời đã có từ xa xưa nhưng không ít người lại chuyển qua cúng bằng cá Koi Nhật Bản.

Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt lại mua cá chép về cúng ông Công ông Táo. Do đó, thị trường về đồ cúng ông Công ông Táo đã sôi động trong nhiều ngày nay và cá chép là một phần không thể thiếu. Trên thực tế, cá chép được lựa chọn để cúng ông Công ông Táo có giá bán lẻ khoảng từ 30.000 – 35.000 đồng/con đối với cá nhỏ, và loại nhỉnh hơn dao động từ 40.000 – 45.000 đồng/con, và loại có kích thước lớn hơn thì có giá từ 50.000 – 55.000 đồng/con.

Thị trường cá chép nhộn nhịp ngày 23 tháng Chạp - Ảnh: Internet

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, trên thị trường xuất hiện loại cá Koi của Nhật Bản. Giống cá này được nuôi ở (Vụ Bản) Nam Định, có giá cao hơn hẳn từ 150.000 – 200.000 đồng/con. Cá Koi cũng thuộc họ nhà cá chép, có màu sắc đỏ, đậm nét hơn cá chép ta. Nếu cá Koi Nhật nhập khẩu giá lên tới hàng triệu đồng một con thì giá Koi Nhật nhập về Việt Nam đã lai tạo chỉ vài trăm nghìn một đôi, size từ 15-20cm. Không ít người dân thấy loại cá mới lạ này sẵn sàng rước về phục vụ cho lễ cúng 23 tháng Chạp. Điều này đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trên một số diễn đàn.

Cá Koi Nhật Bản có màu sắc đa dạng, bắt mắt - Ảnh: Internet

Nhiều người cho rằng, việc cúng ông Công ông Táo nên thực hiện theo tục lệ truyền thống mà ông cha bao đời truyền lại. Mọi yếu tố ngoại lai đều không phù hợp và có thể khiến cho yếu tố truyền thông bị phai mờ.

Nhiều người lại cho rằng, việc cúng cá chép và đốt vàng mã trong ngày cúng ông Công ông Táo chỉ mang tính biểu tượng tâm linh. Vì thế, cá chép Việt Nam hay cá Koi của Nhật đều được. Tuỳ vào điều kiện và sự thành tâm của gia chủ.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ giải thích, sở dĩ cúng cá chép vì theo quan niệm dân gian cá chép hóa rồng và bay lên trời. Vì thế cho nên người dân dâng cá chép để ông Công, ông Táo sử dụng làm phương tiện lên chầu trời. Cá Koi vì thế không đúng truyền thống và tâm linh trong lễ 23 tháng Chạp này, không thể thay thế cá chép.

PGS.TS. Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng: “Khi người ta có tiền và có tuệ (trí tuệ) sẽ phú quý sinh lễ nghĩa, còn có tiền mà không có tuệ hoặc tuệ hơi yếu thì no hơi ấm cật dậm giật chân tay. Việc cúng ông Công ông Táo bằng cá chép Việt từ bao đời nay đã thành một nét truyền thống.

Bây giờ cúng bằng cá Koi của Nhật là đi ngược với văn hoá truyền thống. Có thể nó làm cho người ta thoả mãn về sở thích hoặc khẳng định được đẳng cấp của người có tiền nhưng không có ý nghĩa về mặt tâm linh”.

Theo PGS. Trần Lâm Biền phong tục cúng ông Công ông Táo của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tín ngưỡng này thờ cúng các vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình, theo dõi những việc làm tốt của gia chủ. Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người tích cực làm việc tốt, sống lương thiện.

Việc “tiễn” ông Công ông Táo “chầu trời” bằng cá chép bởi dân gian quan niệm cá chép sẽ hóa thành rồng, sau đó rồng sẽ bay được lên trời. Ở một số vùng quê hiện nay, người dân vẫn dùng cá chép giấy (tức là đồ mã) thay cho cá chép thật.

Việc cúng cá chép trong ngày tiễn ông Công, ông Táo là một tín ngưỡng ý nghĩa, giàu tính nhân văn - Ảnh: Internet

Đồng thời, quan niệm dân gian cho rằng cá chép có thể vượt vũ môn hóa rồng. Rồng có khả năng gọi mưa nên rất cần cho cư dân nông nghiệp lúa nước. Ngoài ra, cá chép còn đại diện cho sự phát triển và khả năng sinh sôi rất lớn. Điều này tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi, phát triển của người Việt xưa.

Đan Thuỳ


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Táo Quân trong lễ cúng tiễn ông cưỡi ngựa về trời mỗi 23 tháng Chạp hàng năm

Trong lịch sử Trung Quốc, từ thời Tần đến Minh - Thanh, việc cúng tế Táo Quân được xem là một trong những sự kiện quan trọng của triều đình.

Họa sĩ đứng sau loạt tranh chế “đi đâu đấy - sao về rồi” là ai?

Những ngày qua, cộng đồng mạng Việt Nam chứng kiến cơn sốt “chế tranh” hài hước với loạt câu thoại đã trở thành quen thuộc - “đi đâu đấy - sao về rồi”. Đằng sau những bức vẽ đơn giản mà ngộ nghĩnh, ý tưởng ngắn gọn mà thú vị ấy là một họa sĩ chuyên nghiệp.

Ì xèo cuộc thi truyện ngắn ĐBSCL 2019: Tác phẩm 'Căn cơ' đoạt giải và chuyện căn cơ số chữ

Cuộc thi truyện ngắn khu vực ĐBSCL năm 2019 do Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Đồng Tháp tổ chức vừa tổng kết, trao giải ngày 26.12.2019, thì lập tức lại dấy lên những phản ứng trái chiều.

Gác kèo ong và Muối ba khía là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Gác kèo ong và Muối ba khía là 2 nghề độc đáo ở Cà Mau vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hành trình 25 năm lan tỏa tri thức - First News tặng 25.000 cuốn sách 'Hạt giống tâm hồn'

Công ty sách First News - Trí Việt tặng 25.000 cuốn "Hạt giống tâm hồn" cho các thư viện ở 63 tỉnh thành, trung tâm khuyết tật, trại giam...

Lễ hội Đường sách Tết Canh Tý 2020

Lễ hội Đường sách Tết 2020 chủ đề “Điều kỳ diệu từ sách” là một trong những hoạt động thường niên tại TP.HCM mỗi dịp tết đến xuân về.

Ngỡ ngàng trước sự thay đổi của Sài Gòn qua ống kính chuyên gia quy hoạch của ĐH Đức

40 bức ảnh của phản ánh về sự thay đổi của Sài Gòn - TP.HCM trong vòng khoảng 10 năm qua. Các bức ảnh mô tả về sự đổi thay đến ngỡ ngàng của TP.HCM giúp người xem thấy được sự chuyển mình của thành phố trong quá trình đô thị hoá...

Thực hành Then ở VN được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể nhân loại

Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vừa chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Podcast: 'Ánh sáng trong ta' - Quyển sách truyền cảm hứng về sức mạnh bên trong

Từ sách - Phim - FN - 12/05/2025 13:00
Đọc “Ánh sáng trong ta”, bạn sẽ nhận được những lời khuyên sâu sắc và cả gợi ý về những chiến lược giúp bạn khám phá ra sức mạnh, điểm khác biệt của chính mình; nhìn ra giá trị bản thân, sự thiếu tự tin trong cuộc sống đầy khó khăn, thử thách...

Càng xem nhân vật này trong phim Sex Education, tôi càng sợ hãi “quyền lực làm cha” của chính mình

Điện ảnh - Tuệ Tâm - 12/05/2025 12:00
Nhân vật này trong phim Sex Education dù sao vẫn còn vô cùng may mắn…

ChatGPT và các chatbot AI liệu có đủ tin cậy để tư vấn sức khỏe?

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 12/05/2025 11:00
Trong bối cảnh hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhiều quốc gia đang đối mặt với tình trạng quá tải, chi phí khám-chữa bệnh tăng cao và thời gian chờ đợi kéo dài, ngày càng nhiều người tìm đến các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT để tìm kiếm lời khuyên y tế.

Thiên kiến AI

Suy ngẫm - Hoàng Vũ - 12/05/2025 10:00
Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và công việc của con người, từ chăm sóc sức khỏe, tài chính đến giáo dục và sáng tạo nội dung.

3 lời khuyên nuôi dạy con cái từ Maye Musk – người mẹ đơn thân nuôi dạy tỷ phú Elon Musk

Phong cách sống - M.Tee - 12/05/2025 09:00
Một mình nuôi ba con giữa những khó khăn, Maye Musk không chỉ dạy con nên người mà còn truyền cảm hứng sống tích cực bằng chính hành trình làm mẹ đầy bản lĩnh và yêu thương.

Ánh sáng trong ta - Giữ lấy ánh sáng trong những ngày mù mịt nhất

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 12/05/2025 08:00
Ánh sáng trong ta là cách Michelle Obama tháo bỏ vỏ bọc hoàn hảo mà nhiều người mặc định gán cho bà. Michelle không né tránh việc chia sẻ những lúc mình cảm thấy không đủ: không đủ giỏi, không đủ đẹp, không đủ "đúng chuẩn".

Xem Sex Education, tôi dạy con gái 1 bài học dám chắc về sau con sẽ không bao giờ tái phạm

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/05/2025 13:00
Rất nhiều đứa trẻ cũng có tính xấu này giống con gái tôi.

Hơn 1,9 triệu người đặt 7 câu hỏi về 'chuyện chăn gối' với Chat GPT, AI có phải bác sĩ tâm lý?

Kỹ năng - Nguyễn Phượng - 11/05/2025 12:00
Tình dục là một trong những nội dung được người dùng mạng đặt ra câu hỏi nhiều nhất cho AI.

Dương Quá chết dưới tay cao thủ, người đã tạo ra tuyệt kỹ từ Ngọc Nữ Tâm Kinh?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 11/05/2025 11:00
Có một cao thủ ẩn danh với võ công thâm hậu được cho là có liên quan đến cái chết bí ẩn của Dương Quá, sự thật là gì?

Facebook gieo mầm cô đơn, Mark Zuckerberg nay lại kêu gọi kết bạn và trò chuyện với AI

Suy ngẫm - Sơn Vân - 11/05/2025 10:00
Trong tầm nhìn mới nhất của Mark Zuckerberg (Giám đốc điều hành Meta Platforms) về tương lai, chúng ta có thể lấp đầy những khoảng trống cô đơn bằng cách trò chuyện với AI.

Podcast: Chân trần chí thép – Cuộc chiến trong lòng đất

Từ sách - Phim - FN - 11/05/2025 09:00
Sự hình thành hệ thống địa đạo Củ Chi là một bằng chứng về lòng kiên trì, quyết tâm và kỹ năng của du kích Củ Chi trong suốt ba mươi năm. Trong cuộc đọ sức về ý chí dưới lòng đất, du kích địa đạo là những tường thành vững chãi, không bao giờ bị đánh bật.

Bắt đầu hành trình chuyển hóa thân tâm trong mùa Vesak 2025

Tủ sách - Đan Thanh - 11/05/2025 08:00
Những cuốn sách Phật giáo giúp bạn soi rọi lại chính mình để thực sự sống trọn vẹn, thảnh thơi trong từng sát-na của hiện tại.

Xem "Sex Education", tôi chết lặng vì hành động từng làm với cha: Có những tổn thương mà ta day dứt cả đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/05/2025 13:00
Đôi khi, ước mơ đẹp nhất không phải là những điều lớn lao, mà chính là hạnh phúc giản dị của những người thân yêu.

Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?

Kỹ năng - KV - 10/05/2025 12:00
Touch ID (khóa vân tay) từng một thời được coi là phương pháp bảo mật lý tưởng, nhưng qua thực tiễn lại bộc lộ những điểm yếu về khả năng bảo mật.

Có phải vì biểu ca, Vương Ngữ Yên rời bỏ Đoàn Dự, câu trả lời đến từ Vân Trung Hạc

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 10/05/2025 11:00
Vì sao Đoàn Dự thất bại trong cuộc chinh phục trái tim Vương Ngữ Yên?
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 12/05/2025