Nội lực - Tại sao “thuật hình dung” thật sự hiệu nghiệm?

Quìn17/01/2024 08:00
Nội lực - Tại sao “thuật hình dung” thật sự hiệu nghiệm?

Hãy thử nghĩ về những cuộc gặp có rủi ro cao như một buổi phỏng vấn xin việc hay một buổi xem mắt. Chúng ta chắc chắn sẽ cảm thấy căng thẳng bởi vì bộ não luôn cảnh giác với bất cứ thứ gì mà ta không quen thuộc.

Trong quá trình chuẩn bị trước thềm các cuộc thi lớn, Lindsey Vonn - nữ vận động viên trượt tuyết người Mỹ từng nhiều lần đạt huy chương vàng Olympic - lúc nào cũng hình dung bản thân đang trượt tuyết thật.

“Tôi luôn luôn hình dung về cuộc đua trước khi nó diễn ra. Trước khi thực sự bước chân lên vạch xuất phát, trong đầu tôi đã chạy cuộc đua đó cả trăm lần, khắc họa rõ mình sẽ xử lý từng khúc cua như thế nào... Một khi đã hình dung ra vòng đua của mình, tôi không bao giờ quên được nó. Vì thế, tôi luôn đi đúng làn và chinh phục đường đua theo cách chính xác như mình mong muốn”, cô nói.

Hình dung là một kỹ thuật được nhiều vận động viên sử dụng. Từ võ sĩ Muhammad Ali cho đến tay golf Tiger Woods, ai cũng chia sẻ về kỹ thuật hình dung như một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị tâm lý trước khi thi đấu.

Và bên cạnh lĩnh vực thể thao, rất nhiều người nổi tiếng khác cũng đề cao vai trò của kỹ thuật hình dung trong thành công của họ.

Theo nhà thần kinh học và nhà khai vấn Tara Swart, thuật hình dung hiệu nghiệm bởi vì não bộ, ngạc nhiên thay, gần như KHÔNG nhận thấy sự khác biệt giữa việc được trải nghiệm trực tiếp một sự kiện với việc tưởng tượng sự kiện đó trong tâm trí.

Bằng cách tạo ra một hình ảnh trong tâm trí về những hoạt động chúng ta muốn thực hiện, con người có thể sẽ cải thiện được mối liên kết giữa não bộ và cơ thể liên quan đến những hoạt động này.

Bên cạnh đó, việc hình dung trước cũng đảo ngược lại khuôn mẫu bình thường của não bộ - bất cứ hiện tượng, con người hay địa điểm mới nào đều bị não coi như một mối nguy tiềm tàng.

Hãy thử nghĩ về những cuộc gặp có rủi ro cao như một buổi phỏng vấn xin việc hay một buổi xem mắt. Chúng ta chắc chắn sẽ cảm thấy căng thẳng bởi vì bộ não luôn cảnh giác với bất cứ thứ gì mà ta không quen thuộc.

Tuy nhiên, khi hình dung trước một sự việc hay tình huống cụ thể nào đó, về cơ bản ta đang đánh lừa não bộ, khiến nó cho rằng nó đã quen thuộc với sự việc hay thử thách mà ta đang hình dung rồi, từ đó nó bớt nghi ngờ hơn.

Bạn hãy thử áp dụng thuật hình dung trước những sự kiện quan trọng - như đi phỏng vấn xin việc, thuyết trình hay thi cử… Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng sức mạnh của thuật hình dung ở cấp độ cao hơn: Xây dựng một tầm nhìn dài hạn cho cuộc sống của bạn.

“Thuật hình dung ứng nghiệm nhờ việc điều khiển sự chú ý của ta vào những thứ ta khao khát nhất trong cuộc sống, và vượt qua được mong muốn phòng vệ của não bộ trước những hoàn cảnh mới lạ và khó khăn”, Tara Swart chia sẻ.

 “Nội lực” - Chuyển hoá cuộc đời nhờ sức mạnh não bộ. Giống một cuốn self-help kinh điển, “nhưng ngầu hơn và khoa học hơn”. Sách đã được dịch sang gần 40 ngôn ngữ trên thế giới và được nhắc đến trên Financial Times, The Guardian, Bloomberg...


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025