Vào năm ngoái, tôi đã cố gắng hoàn thành những cuốn sách dài, đôi khi còn khó đọc. Mặc dù những chủ đề của những cuốn sách mà tôi đã đọc rất thú vị nhưng chúng thường rất khó đọc. Những ngôn từ của họ rất khác so với ngày nay, đến mức bạn phải cần lượng lớn sức mạnh của não để thực sự tiêu hóa chúng.
Vậy cuối cùng điều gì đã giúp tôi bước lên trên đỉnh cao và cho phép tôi vượt qua tất cả những chủ đề khó nhằn này? Vào thời điểm đó, tôi không chắc chắn tại sao. Tôi nghĩ rằng đó là sự kết hợp giữa việc có một kế hoạch và óc quan sát để tiếp tục lật trang tiếp. Nhưng sau một quãng thời gian suy nghĩ, tôi nhận ra rằng có một số phương pháp để giúp tôi hoàn thành số sách đó. Không cần phải sợ hãi những cuốn sách cũ, những cuốn sách dài hoặc chỉ đơn giản là những cuốn sách khó đọc nữa. Nó thực sự là một kỹ năng cần thiết trong thời hiện đại này.
Và đây là cách để tôi làm điều đó và bạn cũng có thể học hỏi theo:
1. Lập kế hoạch cho bản thân
Không còn phải nghi ngờ gì nữa, điều này đã một phần giúp tôi thành công trong việc đọc sách. Việc có một mục tiêu chắc chắn sẽ giúp bạn trở nên dễ dàng hơn trong việc vượt qua hàng loạt những chi tiết trải dài xuyên suốt cuốn sách.
2. Đọc trong một quãng thời gian ngắn hoặc đọc một số lượng nhỏ trang sách trong ngày
Một trong những chìa khóa để đạt được kế hoạch đó là đặt cho mình một mục tiêu vi mô. Ví dụ, việc đọc 44 cuốn tiểu sử tổng thống Hoa Kỳ là một định hướng hữu ích, nhưng mục tiêu đó lại có vẻ quá xa vời để bạn có thể duy trì động lực từ ngày này qua ngày khác. Ngay cả việc chỉ tập trung vào hoàn thành cuốn sách thôi cũng rất khó.
Vì vậy, tôi đã chia nhỏ mục tiêu để bản thân dễ đạt được hơn. Tôi thường lướt qua những cuốn sách để biết độ dài của các chương. Với những chương dài, tôi sẽ đọc một chương mỗi ngày. Với những chương trung bình chỉ 10 – 20 trang, tôi sẽ kéo dài số lượng chương để đọc. Hoặc đối với cuốn sách có nhiều chương, tôi sẽ đặt mục tiêu dựa trên thời gian, thường là 30 phút mỗi ngày.
Đặc biệt là khi làm việc ở nhà, không bị ai đó quấy rầy vào giờ ăn trưa, có lẽ tôi có khá nhiều thời gian rảnh để đọc hơn những người khác. Nếu bạn thực sự bận rộn, chỉ cần dành 10 – 15 phút mỗi ngày và bạn sẽ nhận ra rằng bạn hoàn thành những cuốn sách dài và khí hiểu đó nhanh hơn nhiều so với mong đợi.
3. Tương tác với câu chữ
Một trong những điều giúp tôi kiên nhẫn đọc tiếp, đặc biệt đối với một cuốn sách hoặc khó hiểu là khiến bản thân tương tác với những câu chữ. Hầu như tôi luôn đọc cùng với chiếc bút chì trong tay, sẵn sàng gạch chân những đoạn thú vị và viết tóm tắt ngắn của mỗi chương.
4. Mua ấn bản mà bạn thích
Điều này có thể tạo ra sự khác biệt đáng ngạc nhiên trong trải nghiệm đọc sách của bạn. Đọc có thể là một hoạt động năng động hơn bạn nghĩ. Trọng lượng của sách, kiểu phông chữ và thiết kế văn bản, thậm chí cả bìa - nếu một cuốn sách đẹp và dễ cầm, có khả năng cao bạn sẽ chọn nó.
Đặc biệt khi nói đến văn học cổ điển, bạn thường có rất nhiều sự lựa chọn. Các ấn bản cũ đôi khi rất thú vị, nhưng lại khó đọc hơn bởi lề nhỏ và văn bản quá tối. Hơn nữa, tôi là người thích ghi chú lại nên phần lề của những cuốn sách cũ không bao giờ là đủ.
5. Chuẩn bị sẵn từ điển bách khoa toàn thư
Khi nói đến những cuốn sách dài và khó đọc, một phần khiến chúng ta cảm thấy chết lặng là khi chúng ta không biết một số từ nhất định hoặc không có kiến thức về ngữ cảnh để hiểu được.
Lúc này, việc có một chiếc điện thoại bên mình là rất hữu ích; trong khi bạn phải tốn cả mớ tiền để mua một cuốn từ điển bách khoa toàn thư, bạn có thể truy cập vào các trang web khác nhau để tham khảo tài liệu. Tất nhiên, việc tra cứu trên điện thoại có thể sẽ khiến bạn bị cám dỗ lướt qua những ứng dụng khác, nhưng hãy cố gắng vượt qua cơn thèm thuồng đó. Hoặc nếu quá khó để thực hiện, bạn có thể chặn những ứng dụng gây mất tập trung khi đang đọc.
6. Chỉ cần vượt qua những đoạn khó
Với mỗi cuốn sách dài và khó, chắc chắn sẽ có một phần khiến bạn chán nản và không muốn đọc lại. Nhưng chỉ cần bạn vượt qua được nó, kể cả là đọc lướt qua hy hữu nhất thì hãy bỏ qua đoạn đó.
Đừng quá lo lắng về việc bỏ lỡ điều gì đó. Lần đầu tiên bạn đọc một sách, đặc biệt là khi chúng dài và khó hiểu, chắc chắn bạn sẽ bỏ lỡ một vài điều. Nếu đó là một cuốn tiểu thuyết, sẽ rất nhanh để bạn bắt kịp với cốt truyện; nếu đó là sách phi hư cấu, bạn vẫn sẽ sống sót khi thiếu một vài dữ kiện. Hãy tin tôi: bạn có thể đọc lướt qua những đoạn đó.
7. Tận dụng lợi thế của động lực
Tôi nghĩ rằng một phần lý do tôi có thể đọc khá nhiều cuốn sách dài trong năm ngoái là do tôi đã hoàn thành cuốn Washington của Chernow, một cuốn sách mà tôi đã bỏ trước đó. Tôi đã đọc hết đến tận trang cuối cùng và gấp sách lại một cách rất hài lòng. Và khoảnh khắc đó tôi biết rằng mình có thể đọc bất kỳ cuốn sách dài và khó đọc nào đi nữa.
Sau khi hoàn thành một cuốn sách dài và khó, bạn sẽ có động lực mạnh mẽ. Thực sự tất cả chỉ cần một “chiến thắng” để củng cố sự tự tin vào khả năng đọc của mình.