Một thầy giáo viết cho tôi: “Tôi thích cập nhật thông tin công nghệ mới nhất và dùng phương pháp học tích cực trong lớp của tôi nhưng các thầy khác trong khoa không thích điều đó. Họ bảo rằng tôi không thể thay đổi giáo trình đào tạo hay dùng phương pháp khác được vì điều đó làm cho học sinh lẫn lộn. Họ bảo tôi phải tuân theo sách giáo khoa và phương pháp đọc bài giảng. Thầy nghĩ thế nào? Xin thầy lời khuyên.”
Đáp: Bao giờ cũng có các ý kiến khác nhau giữa các nhà giáo dục về phải dạy gì và cách dạy điều đó. Chừng nào bạn còn theo các hướng dẫn của chương trình, bạn đang làm việc của bạn. Đừng để người khác bảo bạn phải làm gì. Sau rốt, chính học sinh mới là người được lợi từ việc dạy của bạn chứ không phải người khác. Bằng việc giữ bắt kịp với những thông tin mới nhất trong lớp của bạn, bạn đang giúp cho các học sinh duy trì được hiện hành với xu hướng công nghệ. Công nghệ thay đổi nhanh chóng và điều quan trọng là duy trì cập nhật thay vì tuân theo sách giáo khoa mà có thể đã cũ hay thậm chí lỗi thời.
Một trong những chủ đề then chốt ngày nay giữa các thầy trong khoa là liệu học sinh có nên được dạy đào tạo về các kĩ năng thực hành cho việc làm hay là học các lí thuyết để cho phép họ có tri thức rộng. Có nhiều ý kiến khác nhau về chủ định của giáo dục đại học, liệu chúng ta nên giáo dục học sinh về tri thức toàn diện hay đào tạo họ để có việc làm. Tôi nghĩ câu trả lời là ở giữa hai ý tưởng đối lập này.
Chúng ta KHÔNG đào tạo học sinh chỉ về lí thuyết để cho họ có thể trích dẫn nhiều công thức mà không thể áp dụng được chúng vào bất kì cái gì. Nhưng chúng ta cũng KHÔNG đào tạo họ áp dụng cái gì đó mà không hiểu nguyên lí đằng sau mọi ứng dụng. Chúng ta phải giáo dục học sinh của mình suy nghĩ một cách có phê phán, có khả năng áp dụng điều họ đã học để giải quyết vấn đề, và hơn thế nữa, có trách nhiệm với hành động của họ, trung thực và đạo đức, có đam mê học tập liên tục để cho họ có thể là những người đóng góp tích cực cho xã hội và nhân loại.
Trong khi có các phương pháp dạy và học khác nhau, là nhà giáo dục tất cả chúng ta đều chăm nom tới học sinh của mình cho nên chúng ta hội tụ vào học sinh như nền tảng chung cho tất cả chúng ta, với những ý kiến khác nhau, để làm việc cùng nhau. Là nhà giáo dục, chúng ta phải luôn nhớ tới học sinh trong đầu và làm bất kì cái gì tốt nhất cho họ. Không ai chọn làm thầy để kiếm tiền. Không ai muốn là thầy giáo để được nổi tiếng.
Chúng ta chọn là thầy giáo bởi vì chúng ta chăm nom tới các thế hệ tương lai và chúng ta cần hội tụ vào điều sẽ là tốt nhất cho học sinh của chúng ta thay vì hội tụ vào ý kiến của chúng ta và xung đột cá nhân. Việc dạy là về động viên học sinh không chỉ học, mà dạy họ cách học, và cách làm có liên quan, có nghĩa. Tất cả chúng ta đều có đam mê về điều chúng ta làm và muốn truyền đạt niềm đam mê đó cho học sinh của chúng ta. Tất cả chúng ta đều muốn ở hàng đầu trong nghề nghiệp bằng việc học thêm về những điều mới và phương pháp mới, để cho chúng ta có thể là người tiên phong nhiều nhất có thể được. Chúng ta biết rằng tri thức không nên bị giới hạn chỉ trong các triết gia hàn lâm mà phải bắc cầu qua kẽ hở giữa lí thuyết và thực hành.
Đó là lí do tại sao các thầy giáo giỏi không phải bao giờ cũng có chương trình nghị sự cố định và luôn cứng nhắc, mà linh hoạt, thực nghiệm, và có niềm tin để phản ứng và điều chỉnh theo hoàn cảnh biến đổi. Điều đó nghĩa là thỉnh thoảng chúng ta phải đi lệch khỏi tài liệu môn học khi có tài liệu tốt hơn ở đâu đó khác. Có chỗ dành cho ý kiến của mọi người và các cách tiếp cận dạy khác nhau. Nếu bạn là thầy giáo trẻ, bạn vẫn có nhiều điều để học và để cải tiến nhưng nếu bạn đã từng dạy nhiều năm rồi, bạn có thể cần đi lệch khỏi xu hướng duy trì cứng nhắc với điều bạn đã từng làm trong nhiều năm.
Có thay đổi chính từ các chính phủ ở khắp trên thế giới về cách các trường sẽ giáo dục học sinh để đáp ứng cho nhu cầu của thế kỉ 21. Một số nước thay đổi nhanh chóng và đã đi trước các nước khác như Phần Lan, Singapore, và Hàn quốc v.v. Một số nước vẫn còn chậm thay đổi và có lẽ không thể thay đổi được mấy. Và có khác biệt về ý kiến về tốc độ thay đổi nữa. Thậm chí trước khi bạn thảo luận về phương pháp đọc bài giảng so với phương pháp tích cực, vẫn đang có các ý kiến khác biệt về mức độ mà trường học nên thực hiện.
Một số người có thể nói chúng ta không nên thay đổi cái gì và những người khác sẽ nói đằng nào chúng ta cũng phải thay đổi nó. Nếu một thành viên trong khoa cảm thấy rất kiên quyết về vấn đề đặc thù nào đó, thử tìm ra xem tại sao nó lại quan trọng thế với người này. Tôi sẽ hỏi “Thầy có thể giải thích cho tôi tại sao thầy cảm thấy kiên quyết thế về nó không? Đôi khi chúng ta đang hội tụ quá nhiều vào điều tầm thường và quên mất rằng chúng ta đang có cùng cùng mảnh đất chung: Tất cả chúng ta đều chăm nom cho học sinh."