Kể lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ 'Đàn ghi ta của Lorca'

Nhà thơ Thanh Thảo03/10/2021 23:00
Kể lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ 'Đàn ghi ta của Lorca'

Nhà thơ Thanh Thảo gửi bạn đọc bài viết về quá trình sáng tác bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" như để tri ân thầy cô giáo cùng các em học sinh đã từng dạy và học bài thơ này trong sách giáo khoa lớp 12.

Một chú em dạy văn lớp 12 ở một trường chuyên Quảng Ngãi, rầu rầu báo với tôi: "COVID-19 đã chính thức đứng cùng phe với phát xít Franco rồi anh à. Chúng đã khiến bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" của anh đang được giảng dạy mười mấy năm nay ở lớp 12 bị "rút xuống" với lý do… giảm tải chương trình do COVID-19. Nhiều giáo viên dạy văn ở các trường PTTH bất ngờ và tiếc lắm anh".

Tôi an ủi chú em: "Bây giờ thiếu gì thơ thay thế bài thơ ấy, thiếu gì nhà thơ thay thế được Lorca hả em?".

Nhân dịp không mấy vui này, xin giới thiệu bài viết của tôi về quá trình sáng tác bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" như để tri ân thầy cô giáo cùng các em học sinh đã từng dạy và học bài thơ này trong sách giáo khoa lớp 12.

dan-ghi-ta-cua-lorca.jpg
Nhà thơ Thanh Thảo - tác giả bài thơ "Cây đàn ghi ta của Lorca" - Ảnh: Internet

Bây giờ tôi có thể nhớ lại, trong một ngày của năm 1979, tại Trại sáng tác Quân khu Năm - Đà Nẵng, vào thời điểm trại này sắp giải tán, tôi với Ngô Thế Oanh (nhà thơ) và Trần Phương Kỳ (nhà nghiên cứu nghệ thuật Chàm, nhà dịch thuật) ngồi rách việc bèn đưa thơ Pablo Neruda và thơ Lorca ra dịch, từ bản tiếng Anh. Tôi và Ngô Thế Oanh lúc ấy chưa biết tiếng Anh, chỉ Trần Phương Kỳ là giỏi ngoại ngữ này. Kỳ dịch là chính, chúng tôi chỉ… phụ họa.

Sau khi Trần Phương Kỳ dịch rất hay trường ca “Trên đỉnh Macchu Picchu” của Neruda, chúng tôi xúm lại với mấy bài thơ của Lorca, trong đó có “Bài ca mộng du” và bài thơ dài “Bi ca cho Ignacia Sanches Mejias”. Cùng lúc, ùa vào tôi những bài thơ Lorca qua bản dịch Hoàng Hưng mà tôi đã chép trong sổ tay và mang theo trong ba lô ra chiến trường những năm trước đó. Thực ra, Lorca đã sống trong tôi từ những năm 1969-1970 qua bản dịch chép tay mà chúng tôi truyền cho nhau. Và tôi đã viết “Đàn ghi ta của Lorca” trong cái ngày rầu rầu của năm 1979 ấy.

Bài thơ được viết rất nhanh và gần như không sửa chữa gì thêm. Tôi đã đọc cho Ngô Thế Oanh cùng Trần Phương Kỳ nghe và nhận được sự đồng cảm ngay lập tức. Trần Phương Kỳ còn là cây ghi ta cổ điển có hạng, anh đã nhận ra ngay nhạc điệu của bài thơ này, kể cả đoạn “tremolo” lila lila lila trong bài. Chỉ vậy thôi. Bài thơ ấy tiếp tục nằm trong sổ tay của tôi cho tới năm 1985, khi tôi in tập thơ “Khối vuông ru-bích” tại NXB Tác phẩm mới - Hội nhà văn, nó mới được xuất hiện lần đầu.

Với người làm thơ, mà làm cũng không ít như tôi, thì khó nói mình yêu thích “đứa con” nào của mình hơn. Nhưng với tôi, Lorca luôn là một ám ảnh. Và bài thơ “ Đàn ghi ta của Lorca” tôi viết cốt giải tỏa phần nào ám ảnh ấy. Tôi cũng không hiểu mình tâm đắc cái gì nhất từ bài thơ này. Có thể là số phận bi thảm của Lorca nói riêng, của thơ ca nói chung chăng? Có thể là cái “tiếng đàn bọt nước” lúc hiện lúc tan như sự tự hủy và tái sinh liên tục của thơ chăng? Hay là khát vọng tự do mà Lorca vĩ đại đã truyền cho tôi qua thi ca của ông? Tôi không dám nói chắc cái gì, chỉ biết, tôi viết bài thơ trong trạng thái không nghĩ ngợi gì, một trạng thái mà vô thức chiếm lĩnh tôi trọn vẹn.

Thực ra, tôi cũng không nghĩ người ta sẽ chọn bài thơ này cho chương trình sách giáo khoa. Thơ tôi thường “đi bên lề” các quy ước thông thường, nó được viết một cách ngẫu hứng, và như tôi nói, nó nhằm giải tỏa cho tôi hơn là định hướng hay dẫn dắt ai. Nhưng bây giờ thì bài “Đàn ghi ta của Lorca” đã được chọn vào chương trình sách giáo khoa lớp 12. Cũng khá tình cờ. Vì đầu tiên, Giáo sư Trần Đình Sử đề nghị tôi gửi một trích đoạn trường ca “Khối vuông ru bích”. Tôi giở lại tập thơ “Khối vuông ru bích” để chọn, thì gặp lại bài “Đàn ghi ta của Lorca”. Tôi nghĩ có khi bài này hợp với các em học sinh hơn là “Khối vuông ru bích” vốn là một trường ca-thơ văn xuôi không dễ đọc.

Nhưng trước hết, tôi xin đính chính một chú thích từ sách giáo khoa, nói rằng câu thơ “giọt nước mắt vầng trăng/long lanh trong đáy giếng” trong bài thơ của tôi có liên hệ tới việc Lorca bị giết và bị bọn phát xít quăng xác trong một cái giếng hoang (?). Thực ra, cho tới bây giờ, người ta vẫn không thể tìm được hài cốt Lorca và không biết được xác ông đã bị vùi chôn ở đâu. Nói như người mình vẫn nói, thì ngay tới một cái “mộ gió” Lorca cũng không có. Tấm bia và mộ phần của Lorca trong nghĩa trang bây giờ chỉ đơn thuần mang tính tưởng niệm. Vì thế, không thể nói câu thơ của tôi nhằm vào một sự kiện cụ thể nào, vì nếu biết Lorca bị giết và quăng xác xuống giếng, người ta đã tìm ra được hài cốt của ông. Tôi nghĩ, giáo viên và học sinh có lẽ không chỉ cần biết sự thật này, mà cái chính, là tìm được sự đồng cảm với số phận và thơ của Lorca, sự ngưỡng mộ và yêu mến thơ Lorca mà bài thơ của tôi chỉ là một gợi ý nhỏ, một “chút men” gây cảm hứng nào đó.

Lorca không chỉ vĩ đại đối với người Tây Ban Nha, ông còn là nhà thơ vĩ đại đối với toàn thế giới. Người Tây Ban Nha gọi Lorca là “con chim họa mi Tây Ban Nha”, còn người Mỹ thì coi Lorca như nhà thơ vĩ đại của chính nước Mỹ, chỉ sau Walt Whitman, dù ông vỏn vẹn có khoảng 2 năm sống và sáng tác tại New York (1929-1930), và chỉ có một tập thơ viết từ nước Mỹ và về nước Mỹ:“Nhà thơ ở New York” được xuất bản lần đầu tại Mexico năm 1940, sau khi ông bị giết 4 năm.

Mượn cách nói của M.Gorki về X.Exênhin, ta có thể nói về Lorca “như là một cơ quan của thiên nhiên được sinh ra để làm thơ”. Thơ Lorca minh chứng một điều: nhà thơ có thể sáng tác từ nguồn dân ca mà vẫn là “nhà thơ tiên phong”, vẫn là nhà thơ cách tân. Nhưng Lorca còn hơn thế, ông như đứng giữa ngã năm những dòng chảy của các trường phái thơ ca và nghệ thuật những năm đầu thế kỷ 20, và ông vượt lên trên tất cả các trường phái ấy. Thơ ông rất khó đọc, dù như vậy chúng vẫn được đón nhận bởi hàng triệu người yêu thơ không chỉ ở Tây Ban Nha cùng các nước nói tiếng Tây Ban Nha, mà còn ở toàn thế giới.

Có thể nói thêm, vì sao phát xít Franco lại chọn Lorca là một trong những người đầu tiên mà chúng sát hại khi mới nổ ra Nội chiến Tây Ban Nha, trong khi Lorca không phải là cộng sản, không hẳn là cộng hòa, và cũng không trực tiếp tham dự như một chiến sĩ chống phát xít? Chính vì bọn phát xít đã “ngửi” ra ngay, một nhà thơ “thuần túy” như Lorca không bao giờ quy phục chủ nghĩa phát xít, không bao giờ có chỗ đứng trong một chế độ độc tài. Đó là một biểu tượng bằng thi ca của Tự do và cái Đẹp, của Dân chủ và Nhân quyền, những điều hoàn toàn xa lạ, hoàn toàn đối nghịch với chủ nghĩa phát xít.

Nhưng với bài thơ tôi viết về Lorca, tôi chỉ muốn mọi người tiếp nhận nó như một bài thơ. Những gì bài thơ muốn nói, nó đã nói bằng ngôn ngữ, bằng nhịp điệu, bằng nhạc tính trong toàn bộ cấu trúc bài thơ. Có thể thấy phần nào số phận Lorca, số phận của thơ ông qua bài thơ ấy. Tôi đã yêu thương, ngưỡng mộ, đồng cảm với Lorca và tôi muốn chia sẻ những điều ấy với mọi người. Nếu các em học sinh bây giờ yêu thích nhạc flamenco, thì việc các em tiếp cận với thơ Lorca sẽ mang lại cho các em nhiều cảm xúc, cảm hứng hơn. Với các thầy cô giáo dạy văn lớp 12, tôi chỉ mong nhận được sự đồng cảm qua bài thơ này. Riêng tôi nghĩ, bài thơ sẽ không khó nếu chúng ta tiếp cận được với thơ Lorca, chúng ta yêu thơ Lorca và chúng ta truyền được cho học sinh của mình khát vọng tự do và dân chủ. “Thơ là dành cho tất cả mọi người” như Paul Eluard đã nói.

Còn về những từ tượng thanh “lila lila lila”mô phỏng tiếng đàn ghi ta có nhằm dụng ý nghệ thuật gì không, thì thú thật, khi viết, tôi cũng không có ý đồ nghệ thuật gì, bởi những từ tượng thanh này chợt đến, có lẽ là từ vô thức của tôi, và tôi viết ra như thế thôi. Tất cả những gì chúng ta phân tích về bài thơ, đều đến sau khi bài thơ đã hoàn chỉnh. Còn trong lúc sáng tác thì tôi nghĩ không nhà thơ nào “nhằm mục đích” gì cả. Sướng thì viết, thế thôi!


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Kỳ 5: Dương Văn Minh - nhân vật được chọn trong thời điểm lịch sử đặc biệt

Lịch sử không có chữ “nếu”, nhưng trong thời khắc lịch sử tháng 4.1975 ấy, giả sử không phải ông Dương Văn Minh mà là một người khác nắm quyền, hoặc nếu ông Dương Văn Minh làm khác đi, chẳng hạn kêu gọi tử thủ như Trần Văn Hương thì điều gì sẽ xảy ra?
2

TP.HCM tổ chức trình diễn nghệ thuật 3D mapping dịp lễ 30.4

Chiều 17.4, ông Nguyễn Tấn Kiệt, Trưởng phòng Nghệ thuật, Sở VH-TT TP.HCM đã thông tin về chuỗi các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).
3

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 3: Nội các Dương Văn Minh và tuyên bố đầu hàng

Việc đầu tiên đại tướng Dương Văn Minh làm trên cương vị tổng thống là ông đã giao cho Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền thông báo với phía Mỹ về việc “không phản đối việc Mỹ phải ra đi trong 24 giờ”.
4

TP.HCM: Bắt đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Tối 19.4.2025, TP.HCM bắt đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước bằng chương trình trình diễn ánh sáng 3D trước trụ sở UBND thành phố, thu hút đông đảo người dân.
5

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 2: Chính quyền Sài Gòn thay người vác cờ trắng đầu hàng

Đầu tháng 4.1975, sau khi mất Tây Nguyên và Phước Long, chế độ Sài Gòn đứng trước sự suy yếu về mọi mặt và khả năng sụp đổ hoàn toàn. Lúc này, ông Dương Văn Minh và nhóm ủng hộ ông “chính thức công bố ý định thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”.

Đen Vâu 'from zero to hero': Vụt sáng thành hot rapper từ một công nhân dọn rác suốt 7 năm

Có danh tiếng, tiền bạc sau khi được công chúng biết đến nhưng Đen Vâu dường như vẫn là con người giản dị và khiêm tốn trước đây.

Du lịch sau COVID-19: Phú Quốc mở cửa sẽ khác "Hộp cát Phuket" của Thái Lan thế nào?

Thái Lan vào tháng 7 trước đã mạo hiểm mở cửa đảo nghỉ dưỡng Phuket đón khách nước ngoài, trong bối cảnh Đông Nam Á đang hứng chịu đợt bùng phát COVID-19 nặng nề.

Báu vật Nam Bộ 'Vọng cổ hoài lang' trong bảo tàng Pháp

Tiến sĩ Nguyễn Lê Tuyên là nhà soạn nhạc, nghiên cứu và nghệ sĩ guitar danh tiếng, có nhiều am hiểu về âm nhạc đờn ca tài tử và cải lương. Mới đây, ông đã tìm thấy một bản thu âm bài “Vọng cổ hoài lang” của thập niên 1920 trong bảo tàng Pháp.

'Tiểu mỹ nhân' màn ảnh Hoa ngữ nổi tiếng từ 2 tuổi giờ ra sao?

Lưu Sở Điềm được xem là "tiểu mỹ nhân" của màn ảnh Hoa ngữ. Cô bé nổi tiếng từ năm 2 tuổi và nhận được sự quan tâm của truyền thông khi hợp tác cùng Tôn Lệ và Triệu Lệ Dĩnh.

Vĩnh biệt 10 nghệ sĩ ra đi giữa đại dịch Covid-19: Chỉ 2 tháng mà mất mát quá lớn!

Quá xót xa khi nhìn lại những mất mát của Vbiz vì Covid-19 trong 2 tháng qua.

NSND Trung Anh chia tay Nhà hát kịch Việt Nam sau hơn 40 năm gắn bó

Ngày 1.10, Nhà hát kịch Việt Nam tổ chức buổi chia tay NSND Trung Anh sau hơn 40 năm gắn bó.

Nhan sắc cô gái giành danh hiệu Vẻ đẹp vượt thời gian 2021

Trang Missosology đã chọn người đẹp Lindsey Coffey, người đang nắm giữ danh hiệu Hoa hậu Trái đất năm 2020, là mỹ nhân giành giải Vẻ đẹp thời gian.

Ảo thuật gia Shin Lim: Từ biến cố bi kịch mở ra... tương lai xán lạn

Ảo thuật gia người Mỹ Shin Lim (30 tuổi) nổi tiếng với những màn ảo thuật mê hoặc cùng các lá bài. Ước mơ ban đầu của anh là trở thành nghệ sĩ piano nhưng rồi biến cố xảy ra chấm dứt mơ ước.

Tối nay 28.4, tổng duyệt trình diễn 10.500 drone trên sông Sài Gòn

Thư giãn - Thủy Long - 28/04/2025 14:00
Sáng 28.4, bà Trần Thị Diệu Thúy - Phó chủ tịch UBND TP.HCM ký văn bản thay đổi lịch trình diễn thiết bị không người lái (drone) trong chương trình lễ hội "Sắc màu thành phố Bác".

'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối’ ra phiên bản đặc biệt dịp lễ 30.4

Điện ảnh - Tiểu Vũ - 28/04/2025 13:00
Trong dòng chảy của tháng 4 lịch sử, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, nhà đầu tư cùng ê kíp phim cho ra mắt phiên bản đặc biệt của phim điện ảnh "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối".

Nghịch lý: Tại sao bạn bè ngày nhỏ rất thân, lớn lên lại tỏ ra không quen biết?

Suy ngẫm - Đông - 28/04/2025 12:00
Tình bạn cũng giống như một cái cây. Nếu không được chăm sóc, tưới nước thường xuyên, nó sẽ dần khô héo.

Dropbox thêm tính năng trí tuệ nhân tạo

Kỹ năng - T.Thủy - 28/04/2025 11:00
Dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến Dropbox vừa bổ sung thêm tính năng trí tuệ nhân tạo, cho phép người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm dữ liệu đang được lưu trữ, kể cả các file media như hình ảnh, video…

Xem "Sex Education", tôi giật mình: Lời nói vu vơ đôi khi là con dao 2 lưỡi khiến trẻ tổn thương sâu sắc

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 28/04/2025 10:00
Sau khi xem bộ phim, tôi càng hiểu hơn về tầm quan trọng của lời nói trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành.

9X là trùm FOMO, Gen Z là trùm chữa lành

Phong cách sống - Trần Hà - 28/04/2025 09:00
Nhưng thế hệ nào cũng có âu lo đấy thôi!

Chân trần chí thép – Cuộc chiến trong lòng đất kỳ 1: Địa đạo, cuộc đọ sức dưới lòng đất

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 28/04/2025 08:00
Sự hình thành hệ thống địa đạo Củ Chi là một bằng chứng về lòng kiên trì, quyết tâm và kỹ năng của du kích Củ Chi trong suốt ba mươi năm. Trong cuộc đọ sức về ý chí dưới lòng đất, du kích địa đạo là những tường thành vững chãi, không bao giờ bị đánh bật.

TP.HCM: Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc lần 4-2025, khánh thành Đường sách Bình Tân

Giải trí - Tiểu Vũ - 27/04/2025 13:00
Lễ khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc lần thứ 4-2025 đã chính thức diễn ra tại Đường sách Bình Tân, TP.HCM.

Người dùng có thể thay thế trợ lý ảo Siri trên mọi iPhone bằng ứng dụng mới

Kỹ năng - Nam Đoàn - 27/04/2025 12:00
Ứng dụng Perplexity trên nền tảng iOS vừa nhận được bản cập nhật quan trọng, bổ sung tính năng trợ lý giọng nói sử dụng công nghệ AI đàm thoại tiên tiến.

Huyền Minh Nhị Lão không dám kể về sư phụ của mình, do âm mưu độc ác nhắm vào Quách Tĩnh - Hoàng Dung

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 27/04/2025 11:00
Vậy tại sao Huyền Minh Nhị Lão lại luôn giữ kín về sư phụ của mình?

Câu thoại của phim Sex Education: Cứ ngỡ xem để giải trí mà lại thu về cả tá bài học dạy con!

Điện ảnh - Thanh Hương - 27/04/2025 10:00
Tôi đã rút ra thêm một bài học dạy con quý báu từ bộ phim này.

"Chú lính chì" ở Quảng Nam bị thú hoang cắn 1 chân: Phép màu sau 19 năm khiến ai nấy rơi nước mắt tự hào

Truyền cảm hứng - Hiểu Đan - 27/04/2025 09:00
Cậu bé năm xưa nay đã trưởng thành và đạt được thành tích đáng ngưỡng mộ.

Chân trần chí thép – Cuốn sách tuổi 20 nên đọc để hiểu giá trị của tự do và lòng biết ơn

Từ sách - Phim - Quìn - 27/04/2025 08:00
Chân trần chí thép là một quyển sách không chỉ kể chuyện chiến tranh, mà còn gợi mở một bài học lớn về lòng dũng cảm và lý tưởng của cả một thế hệ.

TP.HCM: Tổng duyệt diễu binh, cấm xe nhiều tuyến đường từ 3 giờ sáng 27-4

Kỹ năng - CHÍ THẠCH - 26/04/2025 14:00
TP.HCM sẽ cấm lưu thông nhiều tuyến đường ở khu vực trung tâm từ 3 giờ đến 12 giờ trưa ngày 27-4 nhằm tổng duyệt cấp Nhà nước chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4-1975.

8 ứng dụng của Apple không cài đặt sẵn trên iPhone

Kỹ năng - Cẩm Bình - 26/04/2025 13:00
iPhone luôn đi kèm loạt ứng dụng do chính Apple phát triển như Weather, Health, Files, Notes. Tuy nhiên còn vô số ứng dụng hữu ích khác của hãng không cài đặt sẵn.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 28/04/2025