Muhammad Ali là một huyền thoại quyền Anh với 3 danh hiệu nặng kí nhất trong sự nghiệp và một huy chương vàng Olympic. Ông được mệnh danh là GOAT (còn gọi là vĩ đại nhất mọi thời đại) trước khi Michael Jordan có thể tung bóng rổ và trước khi Tom Brady ra đời. Sự nghiệp thể thao hiển hách, tới năm 2016, ở tuổi 74, trước khi qua đời, Ali có giá trị tài sản ròng ước tính 80 triệu USD. Tuy nhiên, với 9 đứa con của mình, Ali đơn giản là một người bố.
Nhưng ở nhà với chín đứa con của mình, Ali chỉ đơn giản là một người bố. Trong số 9 người con đó, Laila Ali - đứa trẻ thứ 8 (con gái của Veronica Porche Ali - người vợ thứ ba của Ali) nối nghiệp cha, theo con đường võ sĩ quyền anh chuyên nghiệp. Hiện tại, cô đã bước sang tuổi 43 và là mẹ của hai đứa con. Trong nhà, Ali rất gần gũi với Laila và chính cô sau này thừa nhận, những thành công cô đạt được đều được truyền thụ từ cha mình. Trong đó, có 3 bài học đã đi theo cô suốt cuộc đời:
Đam mê tận cùng
Trong một chia sẻ với CNBC, Laila bày tỏ: "Một trong những điều mà tôi học được từ cha từ rất sớm là bạn phải tìm thấy niềm đam mê của mình và bạn phải làm theo trái tim của mình".
Ban đầu, Laila ban đầu là một thợ làm móng, nhưng khi nhìn thấy một trận đấu quyền anh nữ trên truyền hình lần đầu tiên, một điều gì đó đã thôi thúc, bừng sáng trong cô. "Những võ sĩ lên đài, bước vào vòng chiến với máu và tất cả mọi thứ. Tôi thấy hình ảnh của mình trong đó. Đó mới giống con người tôi và nên là cách tôi lựa chọn sống. Tôi muốn làm điều đó". Khi bày tỏ dự định này với cha, ban đầu Ali nói với Laila: Quyền anh có dành cho phụ nữ, nhưng ông không tán đồng con đường của Laila. Dù thế, Ali vẫn tham dự hầu hết các trận đấu của con gái của mình và Laila đã nghỉ hưu sau chuỗi bất bại vào năm 2007 với thành tích 24-0 và một số danh hiệu vô địch thế giới.
Ông có nói với Laila: "Con là người đưa ra quyết định và sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về lựa chọn của mình".
Sau này, bước lên đài, bầm dập, đau đớn, từng đổ máu, dính chấn thương... nhưng Laila chưa bao giờ hối tiếc. Ngược lại, cô luôn nhớ tới lời cha dặn, về đích đến, về sự không từ bỏ để thôi thúc bản thân chinh phục những dấu mốc mới.
Muhammad Ali thời trẻ bên các con
Cách trở thành người giỏi nhất
Laila cũng học được từ cha mình rằng mọi thứ bạn theo đuổi - dù bạn có đam mê với nó hay không - sẽ là một thử thách, vì vậy hãy kiên định nắm lấy nó.
"Bạn phải tận tâm và kiên định bởi vì rất nhiều người nói rằng họ muốn cái này hoặc cái kia nhưng họ không thực sự sẵn sàng để làm những việc khó khăn.
Càng tiến lên, sẽ càng có những thất bại, thất bại và thất bại, nhưng bạn phải học cách vượt qua chúng vì luôn có một bài học sau mỗi thất bại", ông ấy đã dạy tôi như thế!
Điều gì thực sự quan trọng trong cuộc sống
Ali sinh năm 1942 với cha mẹ là tầng lớp trung lưu ở Louisville, Kentucky, dù đã có những thành công vang dội của riêng mình, kiếm tiền không phải là mục tiêu của ông.
Mặc dù không phải là một doanh nhân sắc sảo, ông ấy đã dạy cho cô ấy một điều quan trọng về tiền bạc: "đó không phải là về việc bạn có bao nhiêu tiền, hãy nghĩ về những mục tiêu lớn hơn, xa hơn, rộng hơn. Về cách chúng ta có thể biến thế giới này thành một nơi tốt đẹp hơn".
Trên thực tế, Laila cho biết, không phải tiền bạc, không phải nhà lầu, xe hơi, thực sự việc truyền cảm hứng từ cha cô mới là món quà lớn nhất của ông dành cho cô.
Sau sự nghiệp quyền anh, Ali tham gia rất nhiều vào từ thiện, đi khắp thế giới để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn và thúc đẩy sự bình đẳng về tôn giáo, chủng tộc và kinh tế.
Năm 1998, Ali, người chiến đấu với bệnh Parkinson, bắt đầu làm việc với Michael J. Fox (người cũng mắc bệnh Parkinson) để nâng cao nhận thức về căn bệnh này và giúp tài trợ cho nghiên cứu để tìm ra phương pháp chữa trị.
Năm 2005, Ali được Tổng thống George W. Bush vinh dự nhận Huân chương Tự do của Tổng thống.
Theo Trí Thức Trẻ