Du học Kỳ 3: Nạn nhân của giáo dục truyền thống khi ghi nhớ được khuyến khích

04/10/2018 07:30
Du học Kỳ 3: Nạn nhân của giáo dục truyền thống khi ghi nhớ được khuyến khích

Trong nhiều thế kỉ, sinh viên châu Á được dạy phải thụ động và tuân theo kỉ luật trong lớp cho nên nhiều người gặp khó khăn khi học ở nước ngoài, theo phương pháp “học chủ động” (Active Learning).

Đó là lí do tại sao nhiều sinh viên KHÔNG đọc TRƯỚC khi đến lớp vì họ muốn nghe thầy giáo nói cho họ biết thay vì phải tích cực đọc và tìm hiểu. Nhiều sinh viên KHÔNG muốn thảo luận trong lớp vì sợ nói sai và bị cười. Nhiều sinh viên KHÔNG đọc gì thêm để mở mang kiến thức và chỉ đọc lướt qua tài liệu để qua được bài thi. Do đó kiến thức của họ rất nông cạn, không có sự hiểu biết sâu vào các vấn đề mà chỉ ghi nhớ một số sự kiện để đáp ứng yêu cầu của nhà trường.

Nhiều sinh viên CHỈ làm vừa đủ để có được bằng cấp thay vì phát triển kĩ năng riêng của họ. Thái độ này có hậu quả tiêu cực rất lớn và gây trở ngại cho tương lai của họ nếu họ có ý định tìm việc làm tại đây.

Tôi để ý vấn đề này trong vài năm qua với một số sinh viên châu Á trong lớp. Phần lớn đều là sinh viên giỏi, tốt nghiệp từ các trường hàng đầu với điểm tốt nhưng đa số đều gặp khó khăn và không cạnh tranh được với các sinh viên khác. Nhiều giáo sư tin đó là do khiếm khuyết tiếng Anh nhưng tôi không đồng ý vì tất cả đều có điểm TOEFL tốt và không có vấn đề gì trong việc đọc và viết. Vì Carnegie Mellon rất chọn lọc, nếu họ đáp ứng với chuẩn nhập học nghiêm ngặt thì vấn đề phải là cái gì khác.

Bằng việc thảo luận với họ, tôi thấy “thói quen học tập” đã ngăn cản họ phát triển tiềm năng. Phần lớn sinh viên châu Á KHÔNG thích ứng với phương pháp học tích cực thường được dạy trong đại học Mỹ.

Một sinh viên bảo tôi: “Em học chăm chỉ khi còn ở đại học trong nước và luôn được điểm hàng đầu. Nhưng từ khi qua đây, em bị điểm kém mặc dù em đã hết sức cố gắng. Em thậm chí đã không ngủ đủ nhưng vẫn không thể làm tốt bài kiểm tra hàng tuần.” Tôi thấy rằng anh ta đã ghi nhớ cả trăm trang sách giáo khoa nhưng không thể trả lời được câu hỏi trong bài kiểm tra. Lí do là anh ta không có kiến thức “sâu” để áp dụng tri thức giải quyết vấn đề.

Anh phàn nàn: “Sao thầy không yêu cầu em viết ra những định nghĩa nào trong sách giáo khoa ?” Tôi phải mất một lúc mới nhận ra rằng anh ta là nạn nhân của giáo dục truyền thống khi ghi nhớ được khuyến khích. Một sinh viên khác phàn nàn: “Câu hỏi kiểm tra của thầy thậm chí không có trong sách giáo khoa vì em đã ghi nhớ hầu hết các lý thuyết trong sách.”

Lí do nhiều sinh viên có vấn đề là vì họ áp dụng phương pháp mà họ đã dùng ở trường phổ thông hay đại học như việc “nghe thụ động” nhưng không đưa nỗ lực nào để tìm hiểu và đào sâu vào chi tiết. Quan niệm của họ về việc học là “nhận thông tin” và “trao trả lại” những gì thầy giáo nói trong lớp mà không hiểu rằng kiến thức phải được cấu trúc từ sự hiểu biết của chính họ. Họ học ghi nhớ mọi sự trong sách giáo khoa.

Phương pháp này đã lỗi thời vì nó không có tác dụng trong môi trường ngày nay.

Tôi thường khuyên: “Những gì thầy giảng trong lớp chỉ là kiến thức của thầy. Các em phải tự nghiên cứu và đào sâu vào để tạo ra kiến thức của chính các em. Sự hiểu biết qua kiến thức của người khác không phải là “Học” mà chi là “Ghi nhớ”. Chỉ sự hiểu biết đến từ bên trong các em, qua quá trình suy ngẫm, phân tích để tự hiểu biết, mới là kiến thức đích thực của các em.”

Trong các Đại học Tây phương, sinh viên không nói nhiều, không tham gia thảo luận, không đóng góp ý kiến mà ngồi im thường bị coi là “không có khả năng” hay “yếu”. Sinh viên ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình trước lớp bị cả giáo viên và các sinh viên khác coi là “không sẵn lòng học.” Vì hầu hết các thầy giáo đều ưa thích sinh viên tích cực để làm cho thảo luận trên lớp sinh động hơn, họ thường bỏ qua các sinh viên thụ động và không bao giờ gọi những người này lên thảo luận.

Phần lớn giáo sư Tây phương coi những sinh viên này là “yếu kém” hoặc”không đủ trình độ” do đó nhiều người thường bị điểm kém hay không qua nổi môn học. Nhiều sinh viên châu Á phải học lại một số lớp chỉ vì họ không biết thích ứng với hoàn cảnh học tập tích cực.

Tất nhiên, là người Á châu tôi biết rõ vấn đề của họ. Nhìn từ bên ngoài, sinh viên châu Á dường như thụ động nhưng tâm trí họ rất tích cực. Họ làm việc chăm chỉ và bao giờ cũng suy nghĩ nhưng thói quen cũ từ phương pháp học cổ đã ngăn cản họ khỏi việc học tích cực.

Một sinh viên giải thích: “Khi em còn ở tiểu học hay trường phổ thông, nếu em nói gì trong lớp em bị phạt vì làm ngắt quãng lớp cho nên em học thói quen phải ngồi im để nghe mà thôi .” Sinh viên khác nói: “Ngay trong đại học, nếu em nói gì đó khác với điều thầy giáo muốn, em bị điểm kém cho nên em không bày tỏ ý kiến riêng của em nữa.”

Để khuyến khích những sinh viên này tham gia vào học tích cực, tôi bao giờ cũng giải thích sự khác biệt giữa hai phương pháp này. Tôi giải thích rõ ràng tại sao điều quan trọng là tham gia vào lớp một cách tích cực để xây dựng thói quen tốt và phát triển kĩ năng mềm. Tôi thay đổi hệ thống cho điểm bằng việc cho 20% điểm cho người tham gia trên lớp để khuyến khích họ tham gia nhiều hơn.

Tôi thường nói: “Không có câu trả lời đúng hay sai mà chỉ có các ý kiến khác biệt. Vì có sự khác biệt nên chúng ta cần thảo luận nhiều hơn để tìm ra câu trả lời chính xác cho nên không lo nghĩ về việc nói sai trong thảo luận. Nếu không hiểu, các em cần hỏi vì không câu hỏi nào là xấu chỉ có sự im lặng, không hỏi mới là xấu thôi.”

Tuy nhiên có một vấn đề quan trọng mà tôi muốn nêu ra đây: Đó là sự “trưởng thành” Sinh viên Tây phương, đặc biệt sinh viên Mỹ, thường được dạy về sự trưởng thành và độc lập rất sớm. Đa số đều tự lập và sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành vi của họ. Đa số sinh viên Á Châu vẫn chưa trưởng thành hay phát triển cá tính tự lập dù họ vào đại học.

Cha mẹ châu Á thường hi sinh mọi thứ để cho con cái họ có được giáo dục tốt. Phong tục này dẫn tới việc con cái được nuông chiều thái quá và được cha mẹ hỗ trợ mọi thứ họ cần mà không phải làm gì. Một sinh viên bảo tôi: “Em được bảo phải học mà thôi vì mọi thứ sẽ được gia đình lo liệu cho nên em vùi mình trong sách vở và không nghĩ tới gì khác.”

Thái độ này đã dẫn nhiều sinh viên tới việc thiếu nhận biết về điều xảy ra trong thế giới quanh họ vì họ không biết gì ngoài công việc học trong trường. Nhiều người chỉ biết điều được dạy nhưng hiếm khi đọc bất kì cái gì khác bên ngoài giáo trình của họ. Đó là lí do tại sao nhiều người có vấn đề khi họ phải đối diện với thực tại của cuộc sống.

Nhiều người thất vọng sau khi có bằng cấp nhưng không tìm được việc làm. Nhiều người chuyển ngược sự thất vọng vào cha mẹ và oán trách gia đình hay xã hội.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách khám phá thế giới bằng công nghệ

Trong thời đại số như hiện nay, du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới. Họ sử dụng AI để lên kế hoạch cho chuyến đi, tìm kiếm các tiện ích và dịch vụ công nghệ tại nơi lưu trú.
2

Chàng trai gốc Việt tạo ra nền tảng công nghệ khiến giới giáo sư, tiến sĩ Mỹ cực ưa chuộng: Afforai

"Tôi cho rằng, một công ty, dù thứ mà bạn cung cấp là gì, sản phẩm hay dịch vụ, nó cũng đều cần phải mang một giá trị nào đó”, Alec Nguyen nói.
3

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.
4

Cầu thủ vừa về nước đã trích tiền thưởng tặng bệnh nhân nghèo

Tiền đạo Tiến Linh có nhiều đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, được nhiều tổ chức, tập thể ghi nhận, cảm ơn.
5

Chàng trai thổi hồn tre thành sản phẩm tinh xảo lên đến chục triệu đồng

Dựa trên những chất liệu tre, trúc, anh Lê Ngọc Dư cho ra đời nhiều tác phẩm cầu kỳ, tinh xảo có giá trị cao.

Thành công lớn nếu dám ước mơ vĩ đại

Ngày 28 – 29.9 chương trình “Hành trình Từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt” do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng đã đến với Trường cao đẳng Bách Việt và Trường cao đẳng Sư phạm Trung Ương TP.HCM trong sự đón chào của hàng ngàn sinh viên.

Máy bóc vỏ trái dừa giá chỉ 2 triệu đồng của hai học sinh lớp 8

Hằng ngày, thấy nhiều người vất vả với công việc bóc vỏ quả dừa thủ công, 2 học sinh Trường THCS Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đã mày mò chế tạo thành công máy bóc vỏ dừa rất hữu ích.

Du học Kỳ 2: Hỏi nhiều không có nghĩa là 'ngu'

Vấn đề chung trong các sinh viên quốc tế khi lần đầu tiên tới Mỹ là về ngôn ngữ. Nhưng điều đó có thể được giải quyết qua thời gian nếu họ tích cực thực hành tiếng Anh và làm bạn với sinh viên Mỹ.

Chân dung nữ tổng thống xinh đẹp Croatia

Năm 2017, tạp chí Forbes xếp nữ Tổng thống Kolinda thứ 39 trong số những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

Không xả thân cứu người cũng được trao huy hiệu ‘Tuổi trẻ dũng cảm’?

Một số cán bộ, lãnh đạo đoàn, công an tại một xã của tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa bị tố không bơi ra biển cứu người nhưng lại được tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm”, còn người bất chấp tính mạng bơi trong sóng dữ để cứu người lại bị bỏ quên.

Tình yêu cuộc sống

Những âm thanh như không dừng được. Người thanh niên vẫn mải mê lướt trên phím đàn. Bên ngoài gió vẫn thổi mạnh. Căn phòng như rộng thêm ra. Củi trong lò sưởi như cháy nhiều hơn.

Du học Kỳ 1: Bên cạnh ngoại ngữ rất cần kỹ năng đọc

Đi học nước ngoài là đầu tư chính của gia đình. Mọi bố mẹ đều hi vọng rằng bằng việc cho con cái mình đi học ở nước ngoài chúng sẽ nhận được giáo dục tốt nhất và làm tốt trong nghề nghiệp của chúng. Tuy nhiên, để cho con cái thành công, họ cần được chuẩn bị nhiều năm trước khi rời khỏi gia đình.

Thí nghiệm khoa học vui giúp ươm mầm khoa học cho trẻ em

Trung Thu là ngày lễ truyền thống dành cho thiếu nhi với nhiểu hoạt động rước đèn, vẽ tranh, múa lân sư rồng… Ngoài những trò chơi truyền thống, năm nay, các trò chơi thí nghiệm khoa học cũng thu hút trẻ em không kém trong dịp Trung Thu.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025