Ta vẫn còn xem cái bên ngoài và cái bên trong như hai dòng chuyển động riêng rẽ là một cách tiếp cận sai lầm. Và vì không đủ khả năng giải quyết, ta quay vào bên trong; vì không thể giải quyết các vấn đề bên trong, ta lại quay ra tìm cái gì đó bên ngoài, càng đi xa ra khỏi tất cả những điều này.
Thế giới bên ngoài tôi là do chính tôi tạo ra. Không phải cây cối, không phải mây trời, lũ ong và vẻ đẹp của phong cảnh, mà chính cuộc sống của con người trong mối quan hệ, gọi là xã hội - đó mới là thứ mà bạn và tôi tạo ra. Do đó, thế giới là tôi và tôi là thế giới.
Thế giới là xã hội mà tôi đang sống, cùng với nền văn hóa, luân lý, sự bất bình đẳng, tất cả những hỗn loạn đang tiếp diễn trong xã hội, đó là chính tôi trong hành động. Và văn hóa là thứ mà tôi đã tạo ra, rồi bị vướng mắc trong đó.
Ta luôn muốn thay đổi cái bên ngoài, hy vọng nhờ đó mà thay đổi cái bên trong. Ta nói: “Hãy tạo ra một môi trường đúng đắn, rồi trí não nhân loại sẽ theo đó mà thay đổi”.
Thấy vấn đề như là một vấn đề duy nhất, vấn đề của con người chứ không phải vấn đề của môi trường - đó là bước tiến khổng lồ mà con người sẽ KHÔNG sẵn sàng thực hiện.
Cuộc khủng hoảng hiện giờ nằm trong tâm thức này, chứ không nằm ở tổ chức, không nằm trong việc cải thiện đường sá, san bằng đồi núi để xây dựng thêm đường. Những vấn đề sai lệch của thế giới là những sai lệch trong tâm thức của loài người - chính là sự bệnh hoạn và vô trật tự của “tôi” ...
“Đánh thức trí thông minh” - Cuốn sách đem lại một định nghĩa đột phá của J. Krishnamurti về trí thông minh - thứ vượt lên trên mọi tư tưởng, cái biết của quá khứ. Theo Krishnamurti, một khi trí não thông minh thực sự được đánh thức, thì đồng thời cái đẹp, tình yêu, sự bình an, hài hoà… cũng nảy sinh. Trí não thông minh, theo nghĩa này, chính là trí não giác ngộ, tỉnh thức, và mang theo hạt mầm giải quyết mọi thống khổ và xung đột trên thế giới.