Cô gái 17 tuổi phát triển ứng dụng giúp chị gái khiếm thính giao tiếp

22/01/2022 14:00
Cô gái 17 tuổi phát triển ứng dụng giúp chị gái khiếm thính giao tiếp

Estrella Salazar, 17 tuổi, đã phát triển ứng dụng chuyển đổi linh hoạt giữa ngôn ngữ ký hiệu Mexico sang văn bản hoặc giọng nói, và ngược lại, giúp người khiếm thính hoặc nghe kém có thể giao tiếp.

Cô gái 17 tuổi phát triển ứng dụng giúp chị gái khiếm thính giao tiếp - 1

Estrella Salazar, 17 tuổi (bên trái), cùng chị gái Perla trò chuyện tại nhà ở Nezahualcoyotl, Mexico ngày 30/12/2021 (Ảnh: Luis Cortes/Reuters).

Estrella Salazar, 17 tuổi, một tài năng khoa học trẻ sinh ra và lớn lên ở Nezahualcoyotl, một thị trấn nghèo gần thành phố Mexico. Lấy động lực từ chính người chị gái mắc bệnh, cô gái đã nghiên cứu phát triển một ứng dụng giúp người dân Mexico bị khiếm thính hoặc nghe kém có thể giao tiếp bình thường.

Chị gái Perla của Salazar mắc hội chứng MERRF bẩm sinh (Myoclonic Epilepsy with Ragged Red Fibers) bẩm sinh, khiến cô bị yếu cơ và khiếm thính. Dù chỉ mới 25 tuổi nhưng Perla đã phải trải qua hàng chục cuộc phẫu thuật và nhiều năm trời tập vật lý trị liệu. Khi tham gia một lớp học ngôn ngữ ký hiệu, nhà trường đã thông báo rằng tình trạng sức khỏe của Perla khiến cô khó có thể học và giao tiếp bằng ký hiệu được.

Trong khi đó, với học lực vượt trội, Salazar đã tốt nghiệp cấp 3 từ năm 15 tuổi. Sau khi nhận thấy chị gái bị phân biệt đối xử ở trường, cô đã tự hỏi: "Liệu mình có thể giúp chị?"

Vậy là năm ngoái, cô đã bắt tay nghiên cứu phát triển ứng dụng "Hands with Voice" có thể chuyển đổi linh hoạt từ ngôn ngữ ký hiệu sang văn bản hoặc giọng nói, và ngược lại. Ứng dụng sẽ giúp những người khiếm thính hoặc nghe kém ở Mexico có thể giao tiếp dễ dàng với những người biết sử dụng ngôn ngữ ký hiệu Mexico (MSL).

Theo số liệu từ Mexico, ước tính có khoảng 4,6 triệu người dân nước này bị khiếm thính hoặc nghe kém. Mặc dù nhiều người Mexico đã tự học ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với những người thân của mình, nhưng thiếu hụt phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu được đào tạo bài bản giúp kết nối mọi người Mexico với nhau vẫn là một bài toán khó chưa có lời giải.

Salazar đã thành lập một đội gồm 90 thành viên, bao gồm cả người dân Mexico và các thông dịch viên cùng hợp tác phát triển ứng dụng. Ứng dụng có khả năng sẽ được ra mắt trong năm nay. Gia đình cô cũng bắt đầu học ngôn ngữ ký hiệu vì tình trạng yếu cơ của Perla đã cải thiện hơn.

Cô gái 17 tuổi phát triển ứng dụng giúp chị gái khiếm thính giao tiếp - 2

Estrella Salazar đã tốt nghiệp cấp 3 sớm hẳn 3 năm (Ảnh: Luis Cortes/Reuters).

Trả lời phỏng vấn, chị gái của Salazar chia sẻ: "Tôi rất tự hào về em gái mình, và đã tham gia nghiên cứu ứng dụng cùng em".

Bên cạnh việc phát triển ứng dụng nói trên cùng như học chuyên ngành Kỹ thuật công nghệ sinh học ở Đại học, Salazar còn đăng ký học về khoa học ở một trường gần nhà.

Chia sẻ với hãng tin Reuters, cô nói: "Đã đến lúc mọi người thay đổi suy nghĩ rằng tương lai sẽ càng có nhiều người trẻ ở Mexico tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ trong tương lai".

Bà Leticia Calderon, mẹ của Salazar, cũng cho biết bà đã để Salazar tham gia khóa học trị liệu của Perla và quan sát xem Perla thích nghi với buổi học như thế nào. Và để luyện tập khả năng giao tiếp của Perla, bà sẽ hỏi một số câu hỏi về việc học của cô ở trường.

"Tôi cũng để Salazar ngồi và nói với Perla về câu trả lời cho các bài kiểm tra ở trường", bà nói.

Bà cũng chia sẻ, Salazar tiếp thu kiến thức rất nhanh và những gì giáo viên giảng dạy ở trường không thể thỏa mãn đam mê học hỏi của con bé. Lúc 15 tuổi, Salazar đã tốt nghiệp cấp 3 và bắt đầu áp dụng kiến thức học được vào thực tế.

Salazar là một trong 60 người trẻ Mexico được chọn tham gia Chương trình Hàng không và Vũ trụ, được tổ chức trong mùa xuân năm nay bởi NASA ở Huntsville, Alabama, Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ Marshall.

Để có gần 80 triệu đồng ($3,500) tham gia chương trình, Salazar đã kêu gọi chiến dịch gây quỹ cộng đồng trên tài khoản mạng xã hội Instagram. Chỉ thêm vài tuần nữa là Salazar sẽ huy động đủ số tiền, hiện tại cô kêu gọi được 75% tổng chi phí.

Salazar cho biết cô đang tìm kiếm cơ hội học đại học ở Mỹ để có thể tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của Covid-19 lên hệ thần kinh người, cả trong quá trình bị nhiễm Covid và sau khi khỏi bệnh.

Cô gái 17 tuổi phát triển ứng dụng giúp chị gái khiếm thính giao tiếp - 3

Estrella Salazar đội mũ phi hành gia do cô tự làm (Ảnh: Luis Cortes/Reuters).

Với những người trẻ, tôi muốn nói rằng: "Vấn đề không nằm ở chỗ tôi đến từ đâu, mà nằm ở việc tôi sẽ làm là gì. Tôi thực sự tự hào vì lớn lên ở Nezahualcoyotl, được chứng kiến người trẻ ở đây nỗ lực học tập để đạt được những gì họ muốn".


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025