Chuyện cảm động về vị tướng triều Nguyễn khiến tướng nhà Tây Sơn cảm phục

Doãn Công31/08/2024 10:00
Chuyện cảm động về vị tướng triều Nguyễn khiến tướng nhà Tây Sơn cảm phục

Bình Định là quê hương của nhà Tây Sơn, người dân ở đây luôn kính ngưỡng các anh hùng nghĩa sĩ của phong trào nông dân, nhưng một vị công thần triều đại đối nghịch được tôn kính là điều khá thú vị.

Đó là Võ Tánh, vị tướng nổi tiếng của triều Nguyễn, người tuẫn tiết xin chết thay cho lương dân và binh lính, khi bị Thiếu phó Trần Quang Diệu và Đại tư đồ Võ Văn Dũng nhà Tây Sơn đem quân vây đánh thành Bình Định.

Dâng mật kế giúp chúa Nguyễn Ánh chống nhà Tây Sơn

Nằm ở xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn (Bình Định), thành Hoàng Đế xưa là thành Đồ Bàn của Champa, sau này trở thành kinh đô thời Tây Sơn rồi đến triều Nguyễn tiếp quản. Hiện bên trong thành có lăng mộ tướng nhà Nguyễn là Võ Tánh và Cai cơ Nguyễn Tiến Huyên.

Chuyện cảm động về vị tướng triều Nguyễn khiến tướng nhà Tây Sơn cảm phục - 1

Mộ Võ Tánh trong khuôn viên thành Hoàng Đế (Ảnh: Doãn Công).

Theo sử sách, Võ Tánh (1768-1801), một vị tướng có công lớn đã dâng "mật kế" giúp chúa Nguyễn Ánh chống nhà Tây Sơn. Đương thời, ông được xếp cùng với Đỗ Thanh Nhơn và Châu Văn Tiếp là Gia Định tam hùng. Ông tử trận trong cuộc chiến với quân Tây Sơn trước khi nhà Nguyễn thành lập.

Tuy nhiên, hơn 200 năm trôi qua, quanh cái chết của Võ Tánh, có một câu chuyện lịch sử cảm động đến nay vẫn được lưu truyền.

Theo nhiều tư liệu lịch sử, năm 1799, sau khi chiếm được thành Hoàng Đế của quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh đổi tên thành là Bình Định, giao cho Khâm sai Chưởng hậu quân Võ Tánh và Lễ bộ Ngô Tùng Châu (có sách ghi là Ngô Tòng Chu) trấn giữ.

Lúc đó, Thiếu phó Trần Quang Diệu và Đại tư đồ Võ Văn Dũng nhà Tây Sơn đem quân từ Phú Xuân (thành phố Huế ngày nay) đến vây đánh để chiếm lại thành. Trong đó, Trần Quang Diệu thống lĩnh bộ binh tấn công thành, còn Võ Văn Dũng đem thủy quân giữ chặt mặt biển tại cửa Thị Nại.

Mùa xuân 1801, chúa Nguyễn Ánh dẫn quân đánh tan thủy quân Tây Sơn tại Thị Nại. Đại tư đồ Võ Văn Dũng đem tàn quân hợp với Thiếu phó Trần Quang Diệu vây chặt thành Bình Định, chia quân trấn giữ các đường tiến đến thành. Chúa Nguyễn tiến quân nhiều lần nhưng không giải vây được thành.

Chuyện cảm động về vị tướng triều Nguyễn khiến tướng nhà Tây Sơn cảm phục - 2

Mộ của Cai cơ Nguyễn Tiến Huyên chôn gần mộ Võ Tánh (Ảnh: Doãn Công).

Biết không thể giữ được thành, Võ Tánh sai bà Nguyễn Thị Hảo (vợ Tri bạ Phan Văn Hán) lẻn ra ngoài mang thư khuyên chúa Nguyễn để ông cầm chân quân Tây Sơn, còn đại binh nên tiến đánh Phú Xuân, kinh đô nhà Tây Sơn. Chúa Nguyễn Ánh nghe theo chiếm được Phú Xuân, nhờ đó mà thống nhất được giang sơn.

Tự thiêu để xin chết thay cho lương dân, binh lính

Theo Đại Nam thực lục của các sử quan triều Nguyễn ghi chép nhiều chi tiết về trận chiến thành Bình Định và Võ Tánh.

Khi chúa Nguyễn rời đi, lương thực trong thành sắp hết, có người khuyên Võ Tánh phá vòng vây mà ra. Võ Tánh không nghe, nói rằng: "Ta vâng mệnh giữ thành, phải cùng còn mất với thành, nay bỏ thành mà cầu lấy sống thì còn mặt mũi nào nhìn thấy chúa thượng nữa".

Chuyện cảm động về vị tướng triều Nguyễn khiến tướng nhà Tây Sơn cảm phục - 3

Cổng thành Hoàng Đế (Ảnh: Doãn Công).

Khi lương thực hết, phải giết voi ngựa để ăn, binh lính vẫn không có lòng làm phản nhưng Võ Tánh lo thành bị hãm, quân lính không khỏi tổn thương nhiều. Ông sai lấy củi khô chất quanh dưới lầu Bát Giác trong thành.

Một buổi sớm, Ngô Tùng Châu đến hỏi kế thì Võ Tánh chỉ vào lầu Bát Giác mà nói: "Đây là kế của tôi và bảo rằng tôi làm chủ tướng, nghĩa không thể cùng sống với giặc. Ông là văn thần, quân địch tất không hại nên tính cách tự toàn".

Ngô Tùng Châu cười, đáp lại: "Cứ gì văn hay võ, lòng trung cũng là một thôi. Tướng quân biết chết theo nạn nước. Châu này không biết làm tôi chết với trung sao". Thế rồi trở về mặc mũ áo, hướng về cửa khuyết bái vọng rồi uống thuốc độc mà chết.

Sau khi lo chôn cất Ngô Tùng Châu, ông gửi thư cho Trần Quang Diệu nói "Tướng quân nghĩa phải chết là việc của ta, quân sĩ không có tội gì, không nên giết hại".

Sau đó, lấy thuốc súng bỏ vào lầu Bát Giác, mặc triều phục lên trên lầu, gọi các tướng bảo rằng: "Ta từ khi phụng mệnh giữ thành này, giặc Tây Sơn đem lực lượng cả nước vây đánh bốn mặt, đã 2 năm nay. Thực nhờ tướng sĩ đồng tâm nên giữ vững được thành mà chống giặc. Nay lương hết, sức kiệt, giữ không thể được nữa mà đánh cũng vô ích, nên ta chết kẻo để tướng sĩ khổ mãi".

Các tướng và quân lính đều rạp xuống đất kêu khóc. Võ Tánh vẫy lùi ra rồi phóng lửa tự đốt. Cai cơ Nguyễn Tiến Huyên cũng gieo mình vào lửa để chết. Đó là ngày 27/5 âm lịch năm 1801.

Khi Trần Quang Diệu đem quân vào thành, trông thấy thương chảy nước mắt, dùng lễ chôn cất Võ Tánh, tướng sĩ ở trong thành không ai bị giết hại, được tự ra về.

Khi nghe tin Võ Tánh và Ngô Tùng Châu chết tại thành Bình Định, chúa Nguyễn Ánh đau buồn thương tiếc, bảo bầy tôi rằng: "Bọn Tánh chết như thế là vẹn tiết, tuy bậc trung liệt đời xưa như Trương Tuần, Hứa Viễn cũng không hơn được".

Người dân Bình Định cũng đã lưu truyền câu ca về cái chết của tướng Võ Tánh: "Ngó lên ngọn tháp Cánh Tiên/ Cảm thương quan Hậu thủ thành 3 năm".

Hàng năm, vào ngày giỗ Võ Tánh (27/5 âm lịch), người dân trong vùng thường mang lễ vật, tiền bạc đến làm lễ cúng.

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Bí thư Chi bộ thôn Nam Tân (xã Nhơn Hậu) trông coi thành Bình Định, vào ngày giỗ tướng Võ Tánh, một số hậu duệ đời thứ 7, 8 của ông ở Thừa Thiên Huế cũng vào để hương khói, dâng lễ. 

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Mùa thu Hà Nội và những món ngon từ cốm

Khi nói tới món cốm trứ danh nổi tiếng trên đất Bắc, hẳn nhiều người không thể không nhắc tới làng Vòng (thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội), bởi nơi đây có nghề làm cốm truyền thống.
2

Chuyện cảm động về vị tướng triều Nguyễn khiến tướng nhà Tây Sơn cảm phục

Bình Định là quê hương của nhà Tây Sơn, người dân ở đây luôn kính ngưỡng các anh hùng nghĩa sĩ của phong trào nông dân, nhưng một vị công thần triều đại đối nghịch được tôn kính là điều khá thú vị.
3

Mì Quảng: Hương vị quê hương và câu chuyện di sản

Mì Quảng - món ăn đậm chất hồn quê “gốc rạ” của quê tôi, xứ Quảng Nam. Mì Quảng ngon không chỉ bởi hương vị “rất Quảng” mà còn vì sự gắn kết đặc biệt với đời sống, không gian văn hóa đậm đặc “chất” Quảng.
4

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng: Múa lân đến từ đâu?

Nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng đã giải thích khá thấu đáo về nguồn gốc của nghệ thuật múa lân trong văn hóa dân gian Việt Nam.

Mùa thu Hà Nội và những món ngon từ cốm

Khi nói tới món cốm trứ danh nổi tiếng trên đất Bắc, hẳn nhiều người không thể không nhắc tới làng Vòng (thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội), bởi nơi đây có nghề làm cốm truyền thống.

Thất tịch trong văn hóa Việt: Chuyện vợ chồng Ngâu và lý do người trẻ thường ăn đậu đỏ cầu nhân duyên

Nhiều người tin rằng, tháng 7 Âm lịch không chỉ là mùa Vu lan báo hiếu mà còn kiêng cả chuyện cưới hỏi do sự tích vợ chồng Ngâu.

Ngày Thất tịch là ngày gì?

Mùng 7 tháng 7 Âm lịch hàng năm được gọi là ngày Thất tịch, bạn có biết Thất tịch là gì, ngày này có nguồn gốc và ý nghĩa ra sao?

Sứ mệnh của xuất bản!

Bối cảnh kỷ nguyên số đặt ra nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các nhà xuất bản tiếp cận với cách làm mới, khai phá những tiềm năng sáng tạo dựa trên công nghệ.

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?

Nghệ thuật An Nam qua góc nhìn của học giả nước ngoài

"Tiểu luận về nghệ thuật An Nam" là tập tư liệu quý giá phác họa một bức tranh tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam qua góc nhìn của học giả Louis Bezacier.

Sẽ có con đường mang tên Anh hùng liệt sĩ Gạc Ma Trần Văn Phương

Ông Nguyễn Văn Thống, cựu binh Gạc Ma quê ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, lần đầu tiên có con đường mang tên anh hùng liệt sĩ Gạc Ma. 

36 năm sự kiện Gạc Ma: Tượng đài bất tử về tình yêu Tổ quốc

36 năm trước, vào ngày 14.3.1988, trong một cuộc chiến không cân sức, 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

4 bộ sách ươm mầm tính cách cho trẻ nhân dịp Tết Trung Thu Đoàn viên

Mỗi đứa trẻ trong ngày Tết Đoàn viên đều xứng đáng được nhận món quà mới, vừa giúp các em hiểu thêm về những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, vừa góp phần hình thành và nuôi dưỡng tính cách tốt đẹp trên hành trình khôn lớn của các em.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng: Múa lân đến từ đâu?

Văn hóa - Tiểu Vũ - 18/09/2024 13:00
Nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng đã giải thích khá thấu đáo về nguồn gốc của nghệ thuật múa lân trong văn hóa dân gian Việt Nam.

Thay đổi quy trình

Blog GS John VU - GS John Vu - 18/09/2024 12:00
Bạn tôi, người quản lí một công ti lớn bảo tôi rằng anh ấy đã đem một sản phẩm phần mềm mới ra cải tiến về năng suất và hiệu quả nhưng anh ấy gặp thời gian khó khăn khi để nó làm việc trong công ti của anh ấy.

10 điều người EQ cao thích làm nhất khiến họ đi đến đâu cũng được yêu mến

Kỹ năng - Đông - 18/09/2024 11:00
Điều gì khiến người EQ cao "mê tít”?

Bỏ quên nhẫn vàng trong túi rồi mang áo đi cho, người tìm thấy có hành động đẹp

Truyền cảm hứng - S.A - 18/09/2024 10:00
"Người tốt gặp người tử tế” - cư dân mạng nhận xét về sự việc.

4 bộ sách ươm mầm tính cách cho trẻ nhân dịp Tết Trung Thu Đoàn viên

Tủ sách - Đan Thanh - 18/09/2024 09:00
Mỗi đứa trẻ trong ngày Tết Đoàn viên đều xứng đáng được nhận món quà mới, vừa giúp các em hiểu thêm về những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, vừa góp phần hình thành và nuôi dưỡng tính cách tốt đẹp trên hành trình khôn lớn của các em.

Mách nhỏ “Bí quyết học giỏi ở trường”

Từ sách - Phim - Quìn - 18/09/2024 08:00
Bí quyết học giỏi ở trường là cuốn sách bật mí cho các bạn một phương pháp học tập hiệu quả chỉ với những cây bút chì màu, giấy và bộ não của chính mình.

Một lời khuyên khác cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/09/2024 12:00
Tôi đã nhận được nhiều email từ các sinh viên hỏi về lời khuyên trong cuộc khủng hoảng tài chính này. Nhiều người thực sự lo sợ cho tương lai của mình và không biết phải làm gì.

Bill Gates: Thành công không phải là có bao nhiêu tiền mà là cứu được bao nhiêu người

Suy ngẫm - Băng Băng - 17/09/2024 11:00
Ở tuổi 68, Bill Gates định nghĩa thành công bằng câu hỏi: "Tôi đã đóng góp được gì cho xã hội?".

Cô giáo Yên Bái lấm lem bùn đất ăn mì tôm sống dọn trường sau bão Yagi được xem như hoa hậu

Phong cách sống - Yến Anh - 17/09/2024 10:00
Cô giáo mầm non Hoàng Minh Diệp ở Yên Bái được dư luận tôn vinh thực sự là hoa hậu trong lòng nhiều người khi lấm lem bùn đất dọn trường để đón học sinh trở lại sau bão số 3

Chủ nhân màn chuyển khoản 200 triệu "quên" lời nhắn, chia sẻ nguồn tiền để từ thiện

Truyền cảm hứng - SA - 17/09/2024 09:00
So với người ở tuổi cô Hà, tư duy về tiền của cô quả thật rất khác biệt. Chính nhờ những đồng tiền này, cô "sống ngẩng cao đầu" và luôn đặt thiện nguyện lên hàng đầu.

Sếp tồi - Trở thành sếp của chính mình

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 17/09/2024 08:00
Michelle Gibbings đã góp nhặt và chia sẻ những hiểu biết xương máu của mình trong "Sếp tồi", cuốn sách giúp bạn tìm ra cách thức để đối phó một người sếp tồi, quản lý sếp tồi, điều chỉnh phong cách lãnh đạo của chính mình trong thế giới công sở.

Việc nóng cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 16/09/2024 12:00
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời đã tạo ra “nhận biết thực tế” trong các sinh viên về cơ hội việc làm.

2 mẹo đọc sách từ James Clear, tác giả cuốn sách “Atomic Habits”

Kỹ năng - TĐ - 16/09/2024 11:00
James Clear cho rằng: "Phát triển thói quen đọc sách là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ ai muốn kiếm được nhiều tiền hơn hoặc tích lũy được trí tuệ."

Giới trẻ Trung Quốc biến uất ức chốn công sở, lên mạng hò nhau nộp đơn xin nghỉ việc

Phong cách sống - Nguyệt Linh - 16/09/2024 10:00
Than thở chán việc trên MXH, dựa vào “số tim” để xem có nên nghỉ việc hay không là nước đi đang được nhiều dân công sở xứ Trung áp dụng.

Sếp tồi - 4 phong cách lãnh đạo của sếp, sếp bạn có phong cách nào?

Từ sách - Phim - TĐ - 16/09/2024 09:00
Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học pháp y Nathan Brooks nhận thấy có 21% lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện các đặc tính tâm lý của chứng rối loạn nhân cách ở mức độ “đáng kể về mặt lâm sàng”.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 18/09/2024