Khi trải qua một sự kiện tổn thương, não bộ của chúng ta lưu lại mọi chi tiết để nếu sự kiện đó xảy đến lần nữa, chúng ta sẽ nhận ra những dấu hiệu cảnh báo và tìm cách đảm bảo an toàn cho bản thân. Đây là một phản ứng sinh tồn nguyên thủy, xảy ra ở phần sâu bên trong não bộ, trong hạch hạnh nhân và hồi hải mã.
Trong suốt thời gian xảy ra sự kiện tổn thương, hạch hạnh nhân hoạt động như trung tâm điều khiển của não bộ, giúp chúng ta xác định hành động thiết yếu tiếp theo dựa trên dữ liệu đầu vào. Hạch hạnh nhân giao tiếp với phần còn lại của cơ thể thông qua hệ thần kinh trung ương nhằm cung cấp cho chúng ta năng lượng để chiến đấu, bỏ chạy, hay cứng đơ. Trong những tình huống thông thường, hồi hải mã đóng dấu xác nhận thời gian – thời điểm bắt đầu, ở giữa và kết thúc – cho tất cả sự kiện trong cuộc đời chúng ta. Tuy nhiên, trong suốt sự kiện tổn thương, hồi hải mã bị ức chế và ký ức đau khổ không được lưu lại giống như những ký ức khác.
Đây là lý do tại sao khi bị kích hoạt bởi một sự việc khiến chúng ta nhớ lại một sự kiện tổn thương đã xảy ra khá lâu, chúng ta trải nghiệm sự kiện đau khổ đó lần nữa thông qua sự hồi tưởng, vì một phần não bộ không nhận thức được rằng biến cố đó đã kết thúc. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến một vài ký ức cứ trở lại trong tâm trí chúng ta hết lần này đến lần khác.
❤️🩹“Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong”: Cuốn cẩm nang dễ hiểu giúp tự chữa lành. Đúc kết 20 năm kinh nghiệm trị liệu cùng trải nghiệm cá nhân của Robert Jackman - nhà trị liệu tâm lý được chứng nhận và tác giả sách bán chạy. Lọt top 5 hạng mục sách tư vấn y tế (Medical Counseling) trên Amazon và đã được dịch sang 10 ngôn ngữ trên thế giới.