Bài thơ Bắt nạt trong SGK lớp 6, tác giả: 'Ai chứng minh là thơ dở xứng đáng được trao giải Nobel Văn học'

15/08/2021 12:00
Bài thơ Bắt nạt trong SGK lớp 6, tác giả: 'Ai chứng minh là thơ dở xứng đáng được trao giải Nobel Văn học'

Một bài thơ trong sách giáo khoa lớp 6 đang trở thành tâm điểm bàn luận giữa cư dân mạng và chính tác giả của nó.

SGK Ngữ văn lớp 6 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, có bài thơ “Bắt nạt” của tác giả N.T.H.L mới đây đang là nguyên nhân dẫn đến những tranh cãi gay gắt giữa một bộ phận cư dân mạng và tác giả.

Tác giả N.T.H.L được giới thiệu sinh năm 1982 ở Hà Nội. Anh từng là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. H.L làm thơ từ năm 12 tuổi và là tác giả của hàng ngàn bài thơ.

Nội dung bài thơ đang gây tranh cãi như sau:

Bài thơ trong SGK lớp 6 gây tranh cãi, tác giả lên tiếng: Ai chứng minh đây là bài thơ dở xứng đáng được trao giải Nobel Văn học - Ảnh 1.

Nói về bài thơ, tác giả cho rằng: "Bài thơ là bức thư cố gắng giúp cả bạn bắt nạt và bị bắt nạt hiểu hơn về bắt nạt. Khi sự hiểu đó được lan truyền trong cộng đồng, nhất là trong các bạn học sinh khi cùng đọc bức thư ấy thì một áp lực văn hóa sẽ xuất hiện đối với hành vi bắt nạt. Từ áp lực văn hóa bớt hành hạ nhau đó mà xã hội văn minh hơn".

Dân tình nhận xét bài thơ không có vần điệu, tác giả phản bác năng lực cảm thụ và tư cách của một nhóm người đang học viết có vấn đề

Câu chuyện bắt đầu khi một trang confession đăng tải ý kiến của thành viên ẩn danh có nội dung "chê bai" một số tác phẩm hiện đại được đưa vào sách giáo khoa, trong đó cụ thể nhắc tới bài thơ "Bắt nạt" của tác giả N.T.H.L.

Khi được biết về lời nhận xét này, tác giả đã bày tỏ thái độ vô cùng gay gắt. Anh chia sẻ lại confession trên trang cá nhân, đồng thời phê phán "năng lực cảm thụ và tư cách của một nhóm người đang học viết". Nhà thơ này cũng khẳng định "Nếu chứng minh Bắt nạt là bài thơ dở nhất, các bạn xứng đáng được trao giải Nobel Văn học". Đồng thời đăng tải bài phân tích "Tại sao Bắt nạt hay và phù hợp đưa vào SGK".

Đáp lại nhà thơ, nhiều netizen cũng vào trang cá nhân của anh để bày tỏ những cảm xúc từ phẫn nộ, mỉa mai cho đến đồng cảm, bảo vệ... Người cho rằng bài thơ vô bổ, không có vần điệu, chỉ cố gắng gieo vần cho có: "Đọc xong bài chỉ nhớ mù tạt với hip hop chứ đọng lại được gì". Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, dùng cảm nhận của người lớn với trẻ lớp 6 có thể không công tâm khi nhận xét bài thơ này: "Em rất thích thơ của anh vì chúng trong sáng, ý nghĩa, mới mẻ, tuy không theo khuôn mẫu nhưng vẫn rất vần, rất xuôi, và đặc biệt rất an yên. Cá nhân em thấy thơ anh hay, nên vẫn đọc thơ anh ấy".

Tự nhận mình là "thiên tài" nhưng không phân biệt được TỪ LÁY?

Trước sự "tấn công" ồ ạt của Netizen, trên trang cá nhân, nhà thơ H.L viết: "Có nhiều bạn nói bài "Bắt nạt" chẳng có giá trị nghệ thuật gì, không có vần điệu hoặc vần điệu ngang phè. Bạn không hiểu rằng, nói như vậy chính là cung cấp bằng chứng cho người đọc rằng bạn bị mất cảm thụ tự nhiên và cả thất học vì không thấy nổi vần điệu rất rõ ràng, đầy đặn và sắp xếp tinh tế trong văn bản.

Với năng lực như vậy, làm sao bạn nhân danh được được ai về điều đúng đắn hay cảm thụ. May ra là nhân danh được cho những người đã cảm thụ kém còn khoe thái độ sai, coi thường thiên tài như bạn. Và khi cùng hăm hở chống lại bài thơ, hăm hở nhân danh cảm thụ của trẻ em, của trẻ em lớp 6 dù họ không hề đề nghị, các bạn chỉ tập hợp nên một đám đông sai trái và mất cảm thụ muốn đi càn quét nghệ thuật thực thụ...

Bài thơ trong SGK lớp 6 gây tranh cãi, tác giả lên tiếng: Ai chứng minh đây là bài thơ dở xứng đáng được trao giải Nobel Văn học - Ảnh 2.

Trước sự "tấn công" ồ ạt của Netizen, trên trang cá nhân, nhà thơ H.L cho rằng những người nhận xét "bị mất cảm thụ tự nhiên và cả thất học".

Bên cạnh vần chân ở cuối dòng, vần lưng ở giữa dòng, vần nối gần như tất cả các khổ thơ, còn có những cách tạo nhạc tính khác. Các từ láy phụ âm đầu như HỌC HÁT, HIP HOP, NHÚT NHÁT, CÁI CÂY hay láy đuôi như BẮT NẠT cũng được sử dụng nhiều. Biện pháp điệp từ "BẮT NẠT" và "ĐỪNG BẮT NẠT" cũng được sử dụng với tần suất cao giúp kết nối hơn âm thanh của các câu".

Bài thơ trong SGK lớp 6 gây tranh cãi, tác giả lên tiếng: Ai chứng minh đây là bài thơ dở xứng đáng được trao giải Nobel Văn học - Ảnh 3.

Nhà thơ này cũng khẳng định "Nếu chứng minh Bắt nạt là bài thơ dở nhất, các bạn xứng đáng được trao giải Nobel Văn học"

Tuy nhiên, bài phân tích của tác giả bị cư dân mạng chỉ ra chỗ sai, cho rằng những từ như "hip hop", "học hát", "cái cây" không phải là từ láy, tác giả H.L phản biện: "Mình gọi "hip hop", "học hát", "cái cây" là từ láy có thể sai với một số quy định mà nhiều bạn được dạy. Mình xin lỗi khi các bạn góp ý trên quy định đó mình chưa đồng tình. Và các bạn có thể tự điều chỉnh cho đúng khái niệm của các bạn giúp mình. 

Bên cạnh đó, có nhiều cách quy định và nhạy cảm với Tiếng Việt mà. Láy có thể hiểu đơn giản là luyến láy, lặp lại. Mình xin khuyến nghị từ láy đầu tiên nên xét về mặt âm thanh, sau đó mới là ngữ nghĩa. Tiếng Việt rất quan trọng về mặt tượng thanh. "Hip hop", "học hát", "cái cây" đầu tiên là từ ghép nhưng nếu cảm nhận rõ ràng về âm thanh có thể thấy đó cũng là những từ có độ láy cao. Một từ có thể là nhiều dạng từ". 

Bài thơ trong SGK lớp 6 gây tranh cãi, tác giả lên tiếng: Ai chứng minh đây là bài thơ dở xứng đáng được trao giải Nobel Văn học - Ảnh 4.

Một phần trong bài phân tích "Một số nghệ thuật trong bài “Bắt nạt”" mà nhà thơ H.L chia sẻ trên trang cá nhân của mình.

Nhiều cư dân mạng đặt câu hỏi, phải chăng làm thơ căn dặn các em đừng BẮT NẠT nhưng với cách phản ứng lại dư luận của mình, chính nhà thơ đang BẮT NẠT lại lũ trẻ khi không hề có tinh thần cầu thị: "Khi lũ trẻ vào chê thơ của mình thì nhà thơ lại có hàng tá status giãy nảy, xù xì dưới cái vỏ bọc dịu dàng văn chương, rồi còn gọi chúng là những kẻ tầm thường? Cuộc đời ném gạch vào và nhà văn, nhà thơ ném lại đời viên gạch luôn?

Một tác phẩm khi đưa ra cho công chúng, là đã phải chấp nhận khen chê. Và khen chê không phải để tác giả nổi giận với hiện tại, mà là để dịu dàng với tương lai. 99% người ở đây phản đối bởi chính cách hành xử của tác giả. Một tác phẩm hay là tác phẩm mà không cần lời lẽ hoa mỹ nhưng người đọc vẫn cảm thấy hay và hiểu - chứ không phải là tác giả cố giải thích cái hay ra cho mọi người hiểu", một người dùng mạng nhận xét.

Hiện câu chuyện về bài thơ Bắt nạt vẫn đang xôn xao trên rất nhiều diễn đàn.

 

Nhịp sống Việt

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Những góc ảnh đẹp mê hồn bằng kỹ thuật chụp hồng ngoại

Bằng kỹ thuật chụp hồng ngoại, cảnh sắc thiên nhiên của vùng đất Nam Mỹ qua ống kính của Paolo Pettigiani, một nhiếp ảnh gia Ý đều mang sắc hồng mộng mơ và huyền ảo.

Có nên từ bỏ nghi thức bắt tay?

Khi đại dịch hoành hành, một công ty tổ chức sự kiện ở thành phố Kansas nảy ra ý tưởng dùng nhãn dán "I Shake Hands” (Tôi bắt tay) để hóa giải những cuộc gặp khó xử.

Bên tách cà phê - Kỳ 73: Cà phê trong tâm thức thần thoại

Trong rất nhiều tín ngưỡng, cà phê được tôn là phước lành từ thế giới vượt thường gieo xuống trần gian nhằm thúc đẩy con người tỉnh thức để nhận chân ý nghĩa về sự sống của mình nơi hạ giới.

Chiêm ngưỡng di tích đá, tượng gỗ độc đáo trong chùa Sùng Ân 700 tuổi ở xứ Đông

Tọa lạc tại thôn Đông Cao (Đông Xuyên, Ninh Giang, Hải Dương), chùa Sùng Ân có tuổi đời trên 700 năm. Đây được xem là chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm với hệ thống tượng Phật cổ kính, lạ mắt.

90 năm trước Sài Gòn đã từng đường vắng, chợ thưa

Sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 khiến Sài Gòn như ốm nặng. Đường phố vắng bóng người và xe cộ vì đang phải thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, nhưng ít ai biết cách đây 90 năm, thành phố từng lâm vào cảnh này.

Tái hiện bức tranh 'Hình vuông đen' của danh họa Kazimir Malevich

Nghệ sĩ Nga Gregory Orekhov đã tái hiện bức tranh “Hình vuông đen” của danh họa Kazimir Malevich bằng một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trong một công viên.

Bức họa 'Miền xanh' của Trần Nhật Thắng được bán hai lần góp quỹ chống COVID-19

Bức tranh “Miền xanh” của họa sĩ Trần Nhật Thắng đã được bán đến hai lần, tổng số tiền lên đến 720 triệu đồng, góp vào quỹ chống COVID-19.

Việt Nam cùng 4 nước châu Á kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu sẽ được UNESCO tổ chức tại Việt Nam và 4 quốc gia khác vào năm 2022.

Tuyệt đỉnh Kungfu - "Làm người phải biết nhân nghĩa, bằng không giỏi đến mấy cũng chỉ là cặn bã"

Điện ảnh - Trương Lương - 26/07/2025 12:00
Cao thủ thực sự không cần đến danh tiếng..."

"Trí tuệ du lịch" của giới trẻ, họ giải quyết nhiều vấn đề khó khăn mà không tốn bất kỳ chi phí nào!

Kỹ năng - Nhật Anh - 26/07/2025 11:00
Khi đi du lịch, bạn phải theo kịp tốc độ của những người trẻ tuổi. Một số "trí tuệ du lịch" mà họ nghĩ ra thật tuyệt vời đến nỗi mọi người không thể không khen ngợi khi nhìn thấy chúng.

Kinh khủng hơn bất hiếu là kiểu con cái đang ăn mòn nhiều gia đình này

Suy ngẫm - Đông - CFB - 26/07/2025 10:00
Đáng sợ hơn, kiểu con cái này lại thường được ngụy trang dưới vẻ ngoài bận rộn.

‘Sức mạnh của người thấu cảm’ - Mở ra cánh cửa ‘siêu năng lực’ của người thấu cảm

Từ sách - Phim - FN - 26/07/2025 09:00
Sự thấu cảm như con dao hai lưỡi. Một mặt, nó là nền tảng của sự tử tế, lòng trắc ẩn và khả năng chữa lành, nhưng nếu không biết cách sử dụng, người thấu cảm có thể trở thành ‘thảm chùi chân’ của người khác đến mức đánh mất chính mình.

Muốn dữ liệu tạo ra giá trị, đừng bỏ qua 5 câu hỏi cốt lõi này

Từ sách - Phim - Quìn - 26/07/2025 08:00
Nhiều doanh nghiệp đổ tiền vào hệ thống, AI, phân tích... nhưng quên mất một điều: dữ liệu chỉ hữu ích khi phục vụ đúng mục tiêu.

Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước.

Con người nói chuyện ngày càng giống ChatGPT

Suy ngẫm - Nam Đoàn - 25/07/2025 12:00
Nghiên cứu mới đây tiết lộ một xu hướng đáng kinh ngạc: Thay vì AI học cách giao tiếp như con người, chính chúng ta lại đang dần "nói chuyện giống ChatGPT".

Người dùng Meta AI đang bị khai thác dữ liệu nhạy cảm mà không hề biết

Kỹ năng - Nam Đoàn - 25/07/2025 11:00
Hãy tưởng tượng một cảnh phim kinh dị thế kỷ 21: Lịch sử duyệt web cá nhân của bạn bị công khai mà bạn không biết, đây chính là cảm giác mà nhiều người dùng đang trải qua với ứng dụng Meta AI.

Xóa gấp bức ảnh ông cụ bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản

Phong cách sống - Trần Hà - 25/07/2025 10:00
"Hóa ra chuyện này có thật ngoài đời ư?”, một netizen bình luận.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 25/07/2025 09:00
Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Xem 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', tôi ngán ngẩm nhìn sang chồng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 25/07/2025 08:00
Tôi không nghĩ đến, có ngày mình rơi vào hoàn cảnh này.

Những câu chuyện đầy xúc động trong tiệm sách cũ

Giải trí - AN VI - QUỲNH QUỲNH - TTO - 24/07/2025 13:00
Kính tặng, thương tặng, gửi người không bao giờ tôi gặp lại… - bút tích trên trang sách nhuốm màu thời gian trong các cửa hàng sách cũ chứa đựng bao câu chuyện đầy xúc động.

Cùng con trai xem “Sex Education”, tôi khéo léo dạy con tính khiêm tốn mà chẳng cần nặng lời!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 24/07/2025 12:00
Giống như một hạt giống cần đất để nảy mầm, tôi đã tìm ra cách gieo vào con trai mình giá trị của sự khiêm nhường.

Giáo sư khuyên: Mỗi ngày nói 6 câu này, bạn sẽ không còn quát mắng con nữa

Kỹ năng - Hiểu Đan - 24/07/2025 11:00
Con cái sẽ không nhớ bạn đã quát gì, nhưng sẽ mãi mãi khắc ghi ánh mắt, gương mặt bạn khi quát mắng.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 27/07/2025