Ẩn nghĩa trên chiếc nghiên Lê

Theo Việt Anh/NĐT04/08/2021 10:00
Ẩn nghĩa trên chiếc nghiên Lê

Nghiên mực thời Lê gợi về nhiều điều, nổi trội là hình ảnh sinh thực khí nữ (yoni) – một sự hòa trộn thú vị giữa hai văn hóa Chămpa - Đại Việt.

Nghiên mực cổ trong bộ “văn phòng tứ bảo” gồm bút - nghiên - mực - giấy, là thú vui sưu tầm của nhiều người. Sở hữu được chiếc nghiên cổ đã là quý, lần tìm trong minh văn, hình tượng của nghiên để nghiệm ra những ý nghĩa thú vị, càng quý hơn bội phần, thú chơi nghiên mực cứ thế lan tỏa.

Trong gốm Việt cổ nổi trội thuộc các vương triều Lý, Trần, Lê… như gốm hoa nâu, gốm hoa lam, gốm tráng men… nghiên mực là dòng hiện vật ít gặp. Trong giới sưu tầm, có được những chiếc nghiên gốm Việt cổ cũng không mấy dễ dàng, thỉnh thoảng mới thấy xuất hiện ở thị trường cổ ngoạn. Mỗi chiếc nghiên gốm cổ Đại Việt còn lưu lại, không chỉ mang nét đặc trưng từng dòng gốm đương thời, mà hình tượng tác tạo cũng thể hiện ở đó biệt tài của nghệ nhân xưa.

Những nghiên mực trích từ một bộ sưu tập tư nhân ở Hà Nội giới thiệu trong bài, phần nào minh chứng cho điều đó.

Độc đáo nghiên nghê

Một trong số những chiếc nghiên độc đáo của nhà sưu tập ẩn danh ở Hà Nội là nghiên mực có tạo hình nghê - linh thú thuần Việt, xuất hiện trong dân gian từ thời Lý (1009 – 1225).

Nghiên mực này thuộc dòng gốm hoa lam có niên đại thời Lê Sơ (thế kỷ XV-XVI), đặc biệt ở chỗ không chỉ bởi đáp ứng những tiêu chí độc - hiếm - lạ cùng mặc định quen thuộc của giới sưu tầm cổ ngoạn “nhất nhân - nhì vật”, mà còn quý giá hơn bởi mỹ thuật tạo hình của chiếc nghiên.

nghien1.jpg

Nghiên mực hình nghê, gốm hoa lam thời Lê Sơ.

Xét về cấu tạo chung, chiếc nghiên nghê ở đây gồm phần chính dùng mài mực, trên nền mài lõm một hõm nhỏ để mực tụ đọng, tiện cho việc dụng bút, thấm mực đều. Cái khác ở chỗ nghệ nhân gốm đã sử dụng hình ảnh nghê, vận dụng vào chiếc nghiên. Chỉ với phần đầu được thể hiện theo lối tả chân với đường nét tạo hình kết hợp pháp họa nét hoa lam trên cốt gốm, thần thái nghê được biểu đạt trọn vẹn với khóe miệng há hốc, nhe nanh… nhưng không trong tâm thế đe dọa, hung dữ, mà trái lại rất dịu hiền, thuần phục, nhờ ánh mắt hiền lành cùng đường nét khuôn mặt nghê thể hiện hài hòa, cân đối, biến vẻ dữ tướng trở nên mềm mại, thân thương.

Chiếc nghiên này hẳn là vật dụng trân quý của bậc nho học đương thời. Nếu quan sát kỹ, sẽ thấy sự tinh tế ẩn hiện trong tạo hình chiếc nghiên, từ đường nét tỉa màu men lam, vẽ nên tóc, râu đầy sinh động, cùng động tác há miệng rộng, toàn bộ phần hàm dưới của nghê trở thành vệt hõm sâu trên bề mặt nghiên, tạo thành vùng chứa mực hoàn hảo theo đúng công năng chiếc nghiên ban đầu.

nghien2.jpg

Tạo hình nghê với khuôn mặt mang chi tiết trang trí hoa lam đầy biểu cảm

Tiếp cận chiếc nghiên ở nhiều góc nhìn khác nhau, lại thấy ở đó những nét đẹp khác lạ từ hình tượng nghê. Thật xứng là một trân phẩm, một nét độc đáo của gốm Việt cổ, ấy là gần gũi, thân thương nhưng càng chiêm ngưỡng, càng thấy những xúc cảm và tinh anh trong chế tác gốm được người xưa dày công trau chuốt.

Nghiên gốm bạch tượng

Hình tượng voi được sử dụng khá phổ biến trên các họa tiết trang trí gốm Việt cổ, từ hoa nâu, hoa lam, gốm độc sắc… của các triều Lý, Trần, Lê…

Trong kỹ thuật tạo hình, hình ảnh voi của gốm Việt cổ lưu không nhiều, và chiếc nghiên mực giới thiệu trong bài chính là những hiếm hoi trong số ấy. Nghiên mực làm từ chất liệu gốm, có tráng men trắng ngà, điểm hoa nâu - lối thể hiện quen thuộc trên men thuốc của gốm Việt cổ niên đại thời Trần (1225 – 1400). Trở lại với thời kỳ chế tác của chiếc nghiên mực, trong dòng gốm hoa nâu, hình ảnh voi thường thấy trang trí trên các thạp gốm, diễn tả hình ảnh hùng dũng của voi khi xung trận. Đây là nét đẹp quen gặp trên phong cách gốm Trần với ảnh hưởng hào khí Đông A của ba lần đánh tan quân Mông Nguyên.

nghien3.jpg

Nghiên gốm cổ trang trí voi thuộc dòng gốm hoa nâu thời Trần

Ở góc độ văn hóa, trong tín ngưỡng Hindu giáo, hình tượng voi gợi về hình ảnh vị thần đầu voi mình người Ganesha, một phúc thần, tượng trưng cho sự thông thái, trí huệ, hạnh phúc và thành đạt. Với sự tiếp biến, giao thoa trong văn hóa và tín ngưỡng giữa Chămpa - Đại Việt, hình tượng voi khi đưa vào nghiên bút - một trong những hình ảnh đại diện cho tinh thần hiếu học - hẳn gửi gắm trong đó những ước mong, khát vọng thành đạt, thông tuệ… cho người sử dụng.

Với chất liệu gốm men trắng ngà, lại gợi về bạch tượng - vốn rất hiếm gặp - nếu ở phương diện xã hội là biểu trưng cho vương quyền, nếu ở góc độ tín ngưỡng là dấu chỉ của tính thiêng liêng (Hindu giáo, Phật giáo), voi trắng còn biểu trưng cho may mắn, đem lại điềm lành và bình an.

Chỉ một chiếc nghiên mực, nhưng khi đưa vào đó vẻ đẹp của bạch tượng, hẳn người nghệ nhân khi tác thành muốn tôn lên thật nhiều ý nghĩa tốt đẹp của chiếc nghiên. Con voi ở đây lại được thể hiện theo dáng quỳ, phủ phục, được thuần hóa và đang đón chờ mệnh lệnh của chủ nhân, với thái độ tuân phục tuyệt đối.

Ở công năng sử dụng, hình tượng voi phục lại là chỗ gác bút đầy tiện dụng, tạo thành điểm nhất duyên cho chiếc nghiên. Chiếc nghiên bình thường của gốm cổ thời Trần đã là trân quý, khi thêm vào đó hình tượng voi, lại trong hiện trạng toàn bích, thật là tuyệt phẩm.

Ẩn nghĩa trên chiếc nghiên Lê

Một chiếc nghiên độc đáo khác trong bộ sưu tập thuộc dòng gốm tráng men xanh rêu và trắng ngà, có niên đại vào thời Lê (thế kỷ XV-XVI). Tạo hình của nghiên mực thời Lê này gợi về nhiều điều, nổi trội là hình ảnh sinh thực khí nữ (yoni) – một sự hòa trộn thú vị giữa hai văn hóa Chămpa - Đại Việt.

Những ảnh hưởng, giao thoa của Chămpa với Đại Việt hẳn khởi phát từ những cuộc chinh Nam. Sau những lần giao tranh, hai nền văn hóa Chămpa và Đại Việt được tác động, biến thiên, giao thoa và văn hóa ngoại lai dần hội nhập văn hóa bản địa. Hình ảnh cặp đôi phồn thực với sinh thực khí nam (linga) và sinh thực khí nữ (yoni) của tín ngưỡng Ấn giáo từ phương Nam, du nhập vào đời sống cư dân Đại Việt nơi phương Bắc ở nhiều lĩnh vực như kiến trúc, trang trí, và sinh hoạt thường ngày. Chiếc nghiên mang dáng dấp của yoni là kết quả của sự hòa nhập thú vị ấy.

Ở tạo hình, nghiên mực chỉ là tiết diện bề mặt hình chữ nhật, tôn lên bởi sáu chân đế, đường nét thể hiện đậm chất hình học - ngang bằng, sổ thẳng, không chi tiết, không hoa văn trang trí. Bề mặt của nghiên được thiết kế lõm, để nhám, không tráng men, với khắc rãnh gợi về hình ảnh yoni.

nghien4.jpg

Nghiên mực gốm với vẻ đẹp tối giản, mang hình tượng yoni thời Lê

Nét ẩn ý thật tài tình của người nghệ nhân gốm Đại Việt, ấy là nếu để chiếc nghiên đứng độc lập, không dễ mường tượng hình ảnh yoni, nhưng khi đem cây bút chấm vào nghiên mực, gợi ngay về hình tượng âm dương giao hòa, của vạn vật nảy nở sinh sôi, tính chất phồn thực được biểu đạt một cách mạnh mẽ, rõ nét như cặp đôi linga - yoni.

Mượn hình tượng yoni tác tạo nên chiếc nghiên, về công năng sử dụng, thực là một sản phẩm hoàn chỉnh. Đường rãnh thoát nước trên bề mặt nghiên, có độ khắc chìm nông hơn phần đọng nước chấm mực, mặt giữa của nghiên hơi nhô cao, rất tiện điều tiết lượng mực hút vào đầu bút. Nghiên khi sử dụng xong, lượng mực thừa chỉ cần nghiêng chắt là theo dòng chảy của khe rãnh hẹp thoát ra ngoài. Nhìn vào chiếc nghiên, có thể thấy rõ sự tinh tế, khéo léo trong chế tác, đẹp tối giản, thú vị là vẻ đẹp ấy bao hàm cả yếu tố văn hóa, tín ngưỡng. Một hiện vật rất Việt, do người Việt tác tạo, nhưng lại ẩn chứa những thông điệp của hội nhập, giao hòa, đáng để hậu thế nâng niu, gìn giữ.

Thật kính phục tài nghệ của người thợ gốm xưa khi tác tạo một nghiên mực độc đáo, đặc biệt cả về giá trị, ý nghĩa, niên đại trong muôn vàn hiện vật gốm Đại Việt!


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Bên tách cà phê Kỳ 72: Hàng quán cà phê – những học viện tỉnh thức

Hàng quán cà phê đã cung ứng một khí quyển văn hóa góp phần tích cực nhất trong việc kích xúc trí năng, hun đúc cảm thức về cái tự ngã để tìm đến chân lý.

Thế giới có thêm 5 di sản được UNESCO công nhận

Trong 5 di sản thế giới vừa được UNESCO vinh danh có 1 di sản đa quốc gia nằm tại 7 nước châu Âu.

100 năm ngày sinh cố GS.TS Trần Văn Khê: "Thầy chẳng đi đâu xa"

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố GS.TS Trần Văn Khê, con trai ông GS Trần Quang Hải cùng học trò, bạn bè thân hữu có dịp chia sẻ những kỉ niệm về ông.

Những áng văn 'không mẫu': 'Sóng' của Võ Lập Phúc - Đừng chỉ trích văn chương bằng những ngôn từ xấu xí

"Sóng" của Võ Lập Phúc có thể khác "Sóng" của cộng đồng mạng, nhưng đừng nhấn chìm nhau trong những ngôn từ chỉ trích nặng nề.

Bên lề Olympic: Bảo tàng nghệ thuật kỹ thuật số đông khách nhất ở Tokyo

Dù chỉ mới mở cửa 3 năm, "ngôi nhà" nghệ thuật kỹ thuật số TeamLab Borderless ở Tokyo, Nhật Bản đã được Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là bảo tàng được đến thăm nhiều nhất trên thế giới.

'Bức tranh Quỷ' trong Bảo tàng Cố cung, hơn 800 năm ai xem cũng không hiểu

Chi tiết ẩn sâu bên trong bức tranh đã khiến nhiều người cảm thấy vô cùng kỳ lạ.

Người trẻ làm phê bình văn học văn học Việt

Trong tình hình văn học Việt hiện này, cùng với sự khởi sắc của sáng tác, sự xuất hiện các tác giả mới thì lực lượng phê bình văn học trẻ tuổi, sung sức đóng góp đáng kể vào việc nhận diện, thúc đẩy quá trình sáng tạo.

Con tem đắt giá nhất thế giới quay về Anh sau 143 năm

British Guiana 1c Magenta được ví như “nàng Mona Lisa của thế giới tem” đã được Stanley Gibbons, một công ty chuyên buôn bán tem bưu chính mua lại với giá 8,3 triệu USD trong phiên đấu giá vào tháng trước.

Phim Sex Education: vì sao cha mẹ không nhận ra điều con muốn để rồi phải sống trong ân hận

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 22/02/2025 13:00
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/02/2025 12:00
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 22/02/2025 11:00
Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Phong cách sống - YÊN VŨ - 22/02/2025 10:00
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 23/02/2025