90 năm trước Sài Gòn đã từng đường vắng, chợ thưa

Theo Thanh Niên09/08/2021 21:30
90 năm trước Sài Gòn đã từng đường vắng, chợ thưa

Sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 khiến Sài Gòn như ốm nặng. Đường phố vắng bóng người và xe cộ vì đang phải thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, nhưng ít ai biết cách đây 90 năm, thành phố từng lâm vào cảnh này.

saigon1.jpg

Bưu điện Sài Gòn năm 1932 - Ảnh: Mạnh Hải Flickr

Sài Gòn là đô thị lớn, từng là thủ phủ kinh tế giai đoạn 1923-1926, khi trí thức và người dân khắp nơi đổ về sinh hoạt văn hóa và làm ăn sinh sống. Vài năm sau đó, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã khiến đời sống người dân Sài Gòn vô cùng khó khăn còn hơn đại dịch COVID-19.

saigon2.jpg

Trang bìa tờ báo Phụ nữ tân văn, số 162, ra ngày 4.8.1932 - Ảnh: Thư viện Quốc gia Việt Nam

Vì vậy, Sài Gòn giai đoạn này phải "thắt lưng buộc bụng. Báo chí ngày ấy tường thuật lại tác động của cuộc mưu sinh, đặc biệt là báo Phụ nữ tân văn (về sau viết tắt là PNTV) cho biết trong sáu tháng đầu năm 1931 rất đông người Tây và Hoa kiều dắt díu nhau rời Sài Gòn về nước. Dân Phước Kiến ở Chợ Lớn “trước kia là 6.000 người mà nay còn có 1.200; còn ở Sài Gòn cũng chỉ còn có 500 người mà thôi” (PNTV, số 217, 21-9-1933, tr. 26), người Tây “phải dắt vợ bồng con về Tây nhiều lắm” (PNTV, số 90, 9-7-1931, tr. 22).

Vẫn bám trụ Sài Gòn mưu sinh

Người Việt lúc này cũng tương tự, một số lui về các vùng ven như Gò Vấp, Phú Nhuận hoặc về quê nếu còn thân bằng quyến thuộc, bám víu nhau mà sống chờ cuộc khủng hoảng qua đi để làm lại từ đầu. Dân số Sài Gòn vì thế giảm rất nhiều. Những người còn trụ lại ở thành phố thì tìm công ăn việc làm, chấp nhận giảm phụ cấp và nhiều lần bị giảm lương để san sẻ trách nhiệm với giới chủ trong lúc khó khăn chung.

Giảm chi tiêu mua sắm, sống thắt lưng buộc bụng giữa thành phố lớn là việc họ phải nghĩ đến và làm trước tiên nếu muốn tồn tại và quyết tâm bám trụ ở Sài Gòn. Báo PNTV cho biết viên chức nhà nước (Tây và Việt) cũng chịu giảm phụ cấp, còn Ngân hàng Đông Pháp thì giảm lương nhân viên từ 12-50%. Dù đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần khó khăn nhưng họ vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác.

Trong cơn khốn khó, môt số người buộc phải chuyển nghề, chấp nhận làm những công việc thời vụ kiếm sống qua ngày như kéo xe, bán chuối chiên. Sinh viên nhiều trường danh tiếng cũng phải chấp nhận ra đường tìm kế sinh nhai.

saigon3.jpg
saigon4.jpg

Báo chí lúc bấy giờ cũng có nhiều trang viết phản ánh về những khó khăn phải vượt qua của người dân Sài Gòn - Ảnh: Thư viện Quốc gia Việt Nam

Báo PNTV số 217 (21-9-1933, tr. 3) viết: “Cái hiện tượng người ‘trí thức’ (intellectuel) thành ra người vô sản không phải riêng cho xứ mình đâu, mà cũng không phải mới có ngày nay. Có đều [điều] này là chắc: cuộc khủng hoảng lan tràn và sâu xa trong xã hội An Nam làm cho người trí thức ‘vô sản hóa’ mỗi ngày mỗi đông thêm. […] người trí thức An Nam ở các giai cấp trung lưu đi làm thuê ở Pháp và Sài Gòn cũng nhiều lắm”.

Phòng Thương mại Sài Gòn cho biết từ tháng 6 đến tháng 12.1931, ở Nam kỳ có đến 2.721 người mất chỗ làm, riêng ở Sài Gòn con số này là 1.853.

Cũng như hiện nay khi xuất hiện làn sóng COVID-19 thứ 4, trên khắp các ngã đường ở Sài Gòn - TP.HCM hiện nay nhan nhản những băng-rôn san nhượng mặt bằng, san nhượng quán, cho thuê mặt bằng, cho thuê nhà nguyên căn… Nhiều tòa nhà lớn ở trung tâm Sài Gòn - TP.HCM sau khi doanh nghiệp cũ dời đi vẫn đang tìm người thuê. Sài Gòn bây giờ trở nên vắng lặng hơn bao giờ hết, hàng quán phố xá đóng cửa, đường phố ít phương tiện lưu thông hơn trước, thành phố trở nên chậm chạp hẳn đi.

saigon5.jpg

Góc đường Lagrandière - Catinat xưa (nay là Lý Tự Trọng - Đồng Khởi) - Ảnh: Mạnh Hải Flickr

Ít ai biết, gần 90 năm trước, ở Sài Gòn cũng xảy ra trường hợp tương tự như hiện nay, báo PNTV (số 213, 24-8-1933, tr. 4) tường thuật về hiện tượng phố trống ở Sài Gòn năm 1933 như sau: “Từ hai năm trở lại đây, ở Sài Gòn, Chợ Lớn và luôn các châu thành Lục tỉnh, đi đến đường lớn đường nhỏ nào cũng thấy treo đầy những bảng ‘Phố cho mướn’, ‘Nhà cho mướn’, nhứt là trong mấy tháng gần đây, phố, nhà lại càng bỏ hoang để trống nhiều hơn. Thật, có nhiều con đường, phố đóng cửa gần hết. Phố để buôn bán cũng đóng cửa, mà nhà và phố để ở cũng bỏ hoang…”.

Tuy nhiên người Sài Gòn trong gian khó vẫn quyết tâm bám trụ lao động, sản xuất và tìm kiếm việc làm để vượt qua gian khó, hướng đến một ngày mai tươi sáng. (Còn tiếp)


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Công ty sách First News chuẩn bị kiện Shopee vì sách giả, sách lậu15

Công ty TNHH Văn hóa - Sáng tạo Trí Việt (First News) đang lập vi bằng và khẳng định chuẩn bị khởi kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam.

Tái hiện bức tranh 'Hình vuông đen' của danh họa Kazimir Malevich

Nghệ sĩ Nga Gregory Orekhov đã tái hiện bức tranh “Hình vuông đen” của danh họa Kazimir Malevich bằng một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trong một công viên.

Bức họa 'Miền xanh' của Trần Nhật Thắng được bán hai lần góp quỹ chống COVID-19

Bức tranh “Miền xanh” của họa sĩ Trần Nhật Thắng đã được bán đến hai lần, tổng số tiền lên đến 720 triệu đồng, góp vào quỹ chống COVID-19.

Việt Nam cùng 4 nước châu Á kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu sẽ được UNESCO tổ chức tại Việt Nam và 4 quốc gia khác vào năm 2022.

Họa sĩ Đỗ Quang Em qua đời ở tuổi 79

Họa sĩ Đỗ Quang Em – người nổi tiếng với những bức vẽ khuynh hướng tả thực đã qua đời ở tuổi 79 tại TP.HCM.

Ẩn nghĩa trên chiếc nghiên Lê

Nghiên mực thời Lê gợi về nhiều điều, nổi trội là hình ảnh sinh thực khí nữ (yoni) – một sự hòa trộn thú vị giữa hai văn hóa Chămpa - Đại Việt.

Bên tách cà phê Kỳ 72: Hàng quán cà phê – những học viện tỉnh thức

Hàng quán cà phê đã cung ứng một khí quyển văn hóa góp phần tích cực nhất trong việc kích xúc trí năng, hun đúc cảm thức về cái tự ngã để tìm đến chân lý.

Thế giới có thêm 5 di sản được UNESCO công nhận

Trong 5 di sản thế giới vừa được UNESCO vinh danh có 1 di sản đa quốc gia nằm tại 7 nước châu Âu.

100 năm ngày sinh cố GS.TS Trần Văn Khê: "Thầy chẳng đi đâu xa"

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố GS.TS Trần Văn Khê, con trai ông GS Trần Quang Hải cùng học trò, bạn bè thân hữu có dịp chia sẻ những kỉ niệm về ông.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025