Hầu như không người Anh nào mà không thấy quen thuộc với giai điệu trẻ thơ trong bài đồng dao: "London Bridge Is Falling Down" - "Cầu Luân Đôn đang sụp đổ". Những người lớn mãi sau này vẫn còn nhớ đã chơi trò chơi này trong sân trường với bạn bè mình, ngân nga theo giai điệu và cố gắng không bị mắc kẹt khi "vòm cầu" rơi xuống.
Để dễ tưởng tượng, London Bridge Is Falling Down tương tự như trò "Thiên đàng địa ngục" ở Việt Nam: 2 đứa trẻ được chọn nắm tay nhau nâng lên thành hình vòng cung như chiếc cầu và đọc một bài đồng dao, những đứa trẻ khác rồng rắn đi qua "chiếc cầu" đó, khi bài đồng dao kết thúc thì "chiếc cầu" sập xuống bắt một đứa trẻ.
Nhiều trẻ em Việt Nam cũng yêu thích giai điệu của London Bridge is Falling Down.
Ngày nay, "London Bridge Is Falling Down" đã trở thành một trong những bài đồng dao phổ biến nhất trên thế giới. Nó liên tục được đề cập đến trong văn học và văn hóa đại chúng, đáng chú ý nhất là The Waste Land của TS Eliot năm 1922, vở nhạc kịch My Fair Lady năm 1956 và bài hát năm 1963 của nghệ sĩ nhạc đồng quê Brenda Lee My Whole World Is Falling Down. Mặc dù giai điệu trông có vẻ vui tươi, vô tư, tuy nhiên ngay từ ca từ của bài đồng dao đã nhuốm màu sắc u tối. Và quả thực, đằng sau lưng nó đầy những truyền thuyết có thể làm người nghe lạnh gáy.
London Bridge is falling down,
Cây cầu Luân Đôn đang sập xuống
Falling down falling down,
Sập xuống, sập xuống
London Bridge is falling down,
Cây cầu Luân Đôn đang sập xuống
My fair lady
Nàng tiểu thư xinh đẹp của tôi ơi!
Take a key and lock her up,
Cầm lấy chìa khoá và nhốt nàng lại
Lock her up, lock her up,
Nhốt lại, nhốt lại
Take a key and lock her up,
Cầm lấy chìa khoá và nhốt nàng lại
My fair lady
Nàng tiểu thư xinh đẹp của tôi ơi!
Trong khi bài đồng dao xuất hiện đầu tiên vào những năm 1850, nhiều chuyên gia lại tin rằng "Cầu London đang sụp đổ" có từ thời trung cổ và thậm chí có thể trước đó. Tuy nhiên trên thực tế, tác giả thực sự của bài đồng dao vẫn còn rất nhiều ẩn số.
Ý nghĩa của "Cầu London đang sụp đổ" từ lâu đã được tranh luận bởi các nhà sử học và các chuyên gia khác. Tuy nhiên, nguồn gốc được chấp nhận phổ biến nhất là cây cầu London thực sự bị đổ vào năm 1014 - bởi thủ lĩnh người Viking Olaf Haraldsson. Mặc dù thực tế cuộc tấn công đó chưa bao giờ được chứng minh, nhưng câu chuyện về nó đã tạo tiền đề cho một bộ sưu tập các bài thơ của người Bắc Âu cổ được viết vào năm 1230.
Hai đứa trẻ được chọn nắm tay nhau nâng lên thành hình vòng cung như chiếc cầu và đọc một bài đồng dao, những đứa trẻ khác rồng rắn đi qua "chiếc cầu" đó, khi bài đồng dao kết thúc thì "chiếc cầu" sập xuống bắt một đứa trẻ.
Nhưng đó không phải là sự kiện duy nhất có thể truyền cảm hứng cho nhịp điệu của Cầu London. Một phần của cây cầu đã bị hư hại vào năm 1281, và nó đã bị suy yếu do nhiều trận hỏa hoạn trong những năm 1600 - bao gồm cả trận Đại hỏa hoạn ở London năm 1666. Bất chấp tất cả những điều đó, cầu London vẫn tồn tại trong 600 năm và không bao giờ thực sự "sụp đổ" như câu ca dao ngụ ý. Nó chỉ bị phá bỏ vào năm 1831 khi chính quyền nhận thấy thay mới sẽ tiết kiệm hơn sửa chữa.
Tác giả của cuốn sách "Các trò chơi truyền thống của Anh, Scotland và Ireland" Alice Bertha Gomme cho rằng ca từ "London Bridge Is Falling Down" đề cập đến việc sử dụng một hình phạt thời Trung cổ được gọi là HIẾN TẾ. Một người sẽ bị nhốt trong một căn phòng không có cửa hoặc lối ra và bị bỏ lại đó cho đến chết.
Alice Bertha Gomme cho rằng ca từ "London Bridge Is Falling D.own" đề cập đến việc sử dụng một hình phạt thời Trung cổ
Đó là về một nghi thức để xây dựng kiến trúc: Khi người ta vừa hoàn thành một kiến trúc nào đó, nếu nhốt một đứa trẻ còn sống vào trong kiến trúc đó và để nó chết dần bên trong, vậy linh hồn đứa trẻ đó sẽ bảo vệ để kiến trúc trường tồn với thời gian… Alice Bertha Gomme cho rằng lời bài hát "lấy chìa khóa và nhốt cô ấy lại" như một sự chứng minh cho hành động vô nhân đạo này.
Thế còn ai là "My fair lady" trong bài hát? Có nhiều cái tên khả dĩ được nhắc đến, đó có thể là Matilda xứ Scotland, vợ vua Henry I khi ấy đang chịu trách nhiệm giám sát các công trình xây cầu quanh sông Lea, cũng có thể là Eleanor xứ Provence vợ vua Henry III cũng đảm nhiệm công việc tương tự.
Theo bà Gomme, những người trong thời gian đó tin rằng cây cầu sẽ sập nếu không có một thi thể được chôn cất bên trong. Rất may, gợi ý đáng lo ngại này chưa bao giờ được chứng minh và không có bằng chứng khảo cổ nào cho thấy điều đó là đúng.
Pháp luật & Bạn đọc