Lão Tử - triết gia nổi tiếng của phương Đông và là người sáng lập Đạo giáo. Triết lý của ông đã có tác động đến nhiều trường phái tư tưởng, không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới. Dù đã hàng thế kỷ trôi qua nhưng những lời dạy của Lão Tử vẫn có thể áp dụng được trong môi trường tâm lý và xã hội hiện đại của chúng ta.
“Điều gì tới, hãy để nó tự tới. Điều gì cần cho qua, nó sẽ tự đi. Có nhưng không sở hữu, hành động mà không cầu được mất.”
Cuộc sống nằm trong tay của chính chúng ta. Chúng ta tự tạo ra vận may cho mình. Tuy nhiên, sẽ có các sự kiện và kết quả riêng lẻ nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta.
Chúng là ngẫu nhiên chứ không tất định. Vì vậy, người khôn ngoan sẽ không bám víu vào những sự kiện phù du này mà để chúng qua đi. Không có gì là cố định. Mọi thứ đều đến và đi trong nháy mắt. Bạn phải cho phép mọi thứ trôi chảy mới phù hợp với bản chất vốn có của chúng.
“Trong tâm ta, tự ta tìm được câu trả lời; ta biết ta là ai và ta muốn gì.”
Bạn nghĩ bạn biết mình là ai. Nhưng trên thực tế, chúng ta đang sống trong thế giới nơi đang nào nặn chúng ta thành một người khác, khiến chúng ta tin rằng những khuôn mẫu là con người thật của mình.
Ảo tưởng này chỉ có thể được phá vỡ nếu chúng ta từ bỏ những khuôn mẫu đó và để dòng chảy tự nhiên của vũ trụ hướng dẫn chúng ta đi đúng hướng. Điều này sẽ mang lại sự chuyển hóa dần dần, và chỉ khi đó bản thân bạn mới có thể thực sự được bộc lộ.
“Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng bắt đầu từ một bước chân.”
Nếu bạn muốn thành công trong hành trình cuộc sống của mình, bạn phải nỗ lực. Đây là nguyên tắc của các mặt đối lập bổ sung cho nhau. Muốn mạnh thì phải yếu trước, muốn giàu thì phải nghèo trước, v.v.
Tất cả những điều này cho thấy Lão Tử mà một trong số ít những triết gia có thể nắm bắt được thế giới vượt ra ngoài những điều đối lập.
Ông thấy rằng các cực đối lập không chỉ xung đột, mà còn bổ sung cho nhau, phù hợp với dòng chảy tự nhiên. Ở đây, ông khuyên mỗi người nên linh hoạt để thích nghi, vượt qua những hoàn cảnh khó khăn.
“Biết người là một loại trí tuệ, nhưng hiểu mình mới thực sự là bậc thánh minh. Thạo người là sức mạnh; làm chủ bản thân mới là sức mạnh thực sự.”
Trong thời đại ngày nay, chúng ta quan tâm nhiều hơn đến người khác và các vấn đề đối ngoại. Trong khi chúng ta ngày càng quen thuộc với thế giới bên ngoài thì thế giới bên trong mỗi người vẫn chưa được khám phá. Chúng ta không dành thời gian cho bản thân để hiểu rõ chính mình.
Biết về người khác luôn là điều tốt, nhưng bản thân cũng quan trọng không kém khi xét đến sự cân bằng giữa tâm hồn và thể xác. Tâm trí được lập trình sẵn để tin rằng thế giới hữu hình là tất cả, nhưng trên thực tế, chúng ta luôn có một cái tôi đang bị che lấp. Lão tử khuyên chúng ta rời khỏi bóng tối đó và bước ra ánh sáng. Đó mới chính là sự thánh minh.
“Từ bỏ con người hiện tại, ta sẽ trở thành người ta có thể trở thành.”
Như đã đề cập trước đó, thế giới là một dòng sự kiện chảy trôi. Về bản chất, thế giới bên ngoài không có gì là vĩnh viễn. Linh hồn mới là thứ vĩnh hằng. Mọi thứ xung quanh nó chỉ là thoáng qua.
Vướng mắc và bám víu vào những sự kiện nhất thời chẳng mang lại điều gì ngoài nỗi đau buồn. Hãy cắt đứt gốc rễ của tâm lý bám víu, mọi sự trên thế giới đều chỉ là ảo tưởng.
Nếu bạn đưa ra những quyết định vội vàng dựa trên những gì người khác nghĩ về bạn, thì bạn chắc chắn sẽ thua cuộc.
Lão Tử là một trong những triết gia đã sớm nhận ra rằng lao về phía trước một cách hấp tấp sẽ không đem lại lợi ích gì. Buộc phải hoàn thành một thứ gì đó thật nhanh sẽ phá hỏng những điều gần như chín muồi của nó.
Ở đây, Lão Tử khuyên rằng bất kể tiến bộ mà chúng ta đạt được là gì, chúng ta cần phải thừa nhận điều đó. Không nên bận tâm đến thành quả cuối cùng, nếu không sẽ lãng phí những gì chúng ta đã hoàn thành trong quá trình.
"Im lặng mang sức mạnh vô song."
Chúng ta đang sống trong thời đại truyền thông xã hội. Đây là thời điểm chúng ta muốn được chú ý và công nhận hơn bao giờ hết. Nhìn đâu cũng chỉ thấy sự hỗn loạn. Dường như ai cũng nỗ lực nhằm khiến mọi người bị ảnh hưởng bởi ý tưởng của mình.
Họ quan tâm đến hình ảnh và sự công nhận hơn là sự hài lòng. Điều này dẫn đến sự cám dỗ về lợi ích vật chất mà cuối cùng hủy hoại sức khỏe tinh thần và cảm xúc của một người. Ánh sáng, hào quang của bản thân chúng ta bị phá hủy trong quá trình theo đuổi này và chúng ta chỉ còn lại sự trống rỗng vĩnh viễn.
“Vì ta không ganh đua với đời nên cũng chẳng ai ganh đua với ta.”
Triết lý tưởng chừng như phi thực tế này thực ra đề cập đến những bước ngoặt. Hãy nhìn cách nước chảy xung quanh các chướng ngại vật của nó để hiểu rõ hơn.
Nếu quan sát cẩn thận, bạn sẽ thấy rằng nước chảy qua mọi chướng ngại vật cản đường nó, đồng thời tạo ra một mức độ kháng cự thụ động nào đó.
Mặc dù con người chúng ta đã học cách giải quyết vấn đề, nhưng điều chúng ta chưa học được là nghệ thuật vượt qua nó. Đây là môn nghệ thuật tương tự được dạy trong các trường judo và aikido của võ thuật phương Đông.Họ lý luận rằng nước làm xói mòn các chướng ngại vật bằng một lực thụ động. Tương tự như vậy, các võ sĩ và mọi người nói chung có thể học cách đối mặt với những vấn đề sắp xảy ra, sử dụng chính trở ngại đó để vượt qua chúng.
Tham khảo: The Mind Journals