Bên cạnh tục lì xì, tục xông đất hay tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ vào những ngày đầu tiên của Tết nguyên đán truyền thống. Thói quen xin chữ gắn liền với cho chữ. Không chỉ mang lại nhiều ý nghĩa văn hóa, xin chữ còn thể hiện một những bài học giáo dục sâu sắc đằng sau.
Người xưa có câu "mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy". Thường vào ngày mùng 3, mùng 4 Tết là thời điểm thích hợp để giới trẻ đi xin chữ về treo.
Cứ vào dịp xuân đầu Xuân năm mới, ai nấy lại rủ nhau đi xin chữ về treo trong nhà để cầu mong những điều tốt đẹp. Về ý nghĩa của phong tục xin chữ đầu năm, nhiều thông tin được lan truyền như sau: Từ đời xưa khi muốn xin chữ, người xin phải chuẩn bị một lễ nhỏ gồm cau trầu, chè thuốc đến nhà thầy đồ, thầy giáo.
Nguồn gốc sâu xa của tục xin chữ dù quen thuộc nhưng ít người tìm hiểu (Ảnh minh họa)
Họ là những người có học vị Tú tài hoặc nho sĩ có tiếng hiền tài, đức độ, học rộng biết nhiều, văn hay chữ tốt trong vùng được kính nể. Ngày nay khi văn hóa thư pháp cùng phát triển và hiện đại theo thời gian nên việc xin chữ phần nào dễ dàng hơn Tết xưa. Người xin chữ chỉ cần đến phố ông đồ để xin những con chữ sáng tạo bay bổng.
Mỗi chữ viết ra bằng cả Trí - Thần - Lực của người cho chữ nên không chỉ mang ý nghĩa về chuyện học, đây còn là tác phẩm thư pháp. Bên cạnh đó cũng bộc lộ tấm lòng, tâm nguyện và cả sự sáng tạo của cá nhân người cho lẫn người xin chữ. Mỗi nét chữ viết ra trên khổ giấy như "rồng bay phượng múa". Người xin chữ đứng xem các thầy đồ tài hoa đưa các nét cọ điêu luyện, uyển chuyển như việc thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật thực sự.
Tục xin chữ mang một ý nghĩa quan trọng chính là sự trọng chữ nghĩa. Xin chữ đầu năm chính là mong muốn của cả người xin và người cho cho một năm mới toàn điều hạnh phúc, may mắn, bình an. Lộc chữ sẽ khiến cả năm đạt được nhiều điều tốt lành, như ý và những thành công trong cuộc sống.
Học sinh - sinh viên xin chữ để tài lộc và sự học phát triển (Ảnh minh họa)
Chữ nghĩa lúc nào cũng mang giá trị ý nghĩa hơn lời nói qua miệng sáo rỗng. Đa số tụi học trò sẽ rủ rê hẹn nhau đến phố ông đồ xin chữ vào ngày mùng 3, mùng 4 Tết. Không thì những lứa học sinh nhỏ hơn sẽ được cha mẹ đưa đi xin chữ đầu năm.
Ngoài cầu may mắn, người ta còn muốn xin cái đức độ, tài năng của ông đồ. Con chữ đó mang một điều đặc biệt tâm linh minh chứng về truyền thống hiếu học của con dân Việt. Khi đó, người cho chữ sẽ xem xét tâm nguyện phấn đấu để cho chữ người xin thích hợp.
- Chữ "Tài" chứng tỏ khả năng
Chữ Tài biểu trưng cho tài năng, là khả năng làm được một việc chất lượng nào đó, thể hiện mong muốn thành đạt trong cuộc sống của người xin chữ, chữ tài cũng là lời chúc thành đạt của những người muốn xin chữ này để đem tặng.
- Xin chữ "Hiếu" đầu năm dành tặng ông bà
Chữ Hiếu là loại chữ phổ biến được xin đầu năm, người xin chữ thường dùng để tặng ông bà, cha mẹ, để thể hiện sự biết ơn về công ơn sinh thành, nuôi dưỡng khó nhọc của ông bà, cha mẹ, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng quan tâm, chăm sóc của con cháu.
- Xin chữ "Phúc" để cầu hạnh phúc
Chữ Phúc tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn, sung sướng, thể hiện mong muốn có một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho gia chủ. Đã từ lâu chữ phúc đã là biểu tượng phổ biến được trang trí trong nhà của người dân Việt.
Pháp luật & bạn đọc