Osho là nhân vật được tờ Sunday Times mô tả là một trong “1.000 người kiến tạo của thế kỷ 20”. Ông còn được biết đến là một trong 10 người thay đổi vận mệnh của Ấn Độ – cùng Gandhi, Nehru và Đức Phật…, theo bình chọn của tờ Sunday Mid-day.
Với hàng ngàn bài giảng bao trùm mọi chủ đề - từ việc khám phá ý nghĩa tồn tại của bản thân cho đến những vấn đề bức thiết của xã hội, chính trị, Osho trở thành bậc thầy tâm linh nổi tiếng thế giới, người có những đóng góp mang tính cách mạng trong lĩnh vực chuyển hóa nội tâm con người.
Khám phá và thấm nhuần
Trong cuốn Trò chuyện với vĩ nhân, Osho đã dày công sưu tầm và làm sáng tỏ triết lý sống của 20 bậc vĩ nhân có tầm ảnh hưởng nhất thế giới thông qua những bài học cuộc sống chân thực, những góc khuất ít ai biết về cuộc đời của họ.
Lần đầu tiên, độc giả được chứng kiến cuộc gặp gỡ định mệnh giữa một Khổng Tử không ai không biết với một Lão Tử vô danh, cảm nhận nỗi cô đơn tột cùng của triết gia vĩ đại J.Krishnamurti trong những ngày cuối đời hay thấu hiểu lý do đằng sau việc nhà thông thái Socrates thà uống thuốc độc còn hơn chọn rời khỏi Athens, hay từ bỏ việc dạy học…
Thông qua những mẩu chuyện ấy, Osho muốn khích lệ thế hệ tương lai hãy khám phá và thấm nhuần hơn nữa chân lý sâu sắc của các bậc hiền triết ngày xưa. Bởi dưới góc nhìn của Osho, lịch sử ngày nay chỉ đang làm một công việc vô ích là ghi chép về những va chạm, những mối nguy hại hay những kẻ gieo rắc đau thương mà bỏ qua các bậc vĩ nhân có công làm thay đổi tâm thức nhân loại, người thắp lên niềm hy vọng giúp người khác tìm thấy niềm vui và động lực sống tốt đẹp hơn.
“Lịch sử chỉ ghi chép khi có điều gì đó không đúng xảy ra. Nên với những thứ trôi qua trong sự hài hòa tuyệt đối thì nó nghiễm nhiên nằm ngoài dòng chảy của lịch sử”, Osho phân tích. Nếu Kinh thánh không tồn tại, sẽ chẳng có một ghi chép nào về Jesus. Lịch sử cũng có rất ít ghi chép về Đức Phật, Mahavira,.. dù họ đã tồn tại. Chỉ bởi họ sống nhu mì, trầm lặng, và chan hòa như cơn gió thoảng đến và đi nên trông họ giống những nhân vật thần thoại hơn là nhân vật lịch sử.
Sự thật họ là những con người bằng xương bằng thịt. Họ thật đến mức không để lại một dấu vết nào ngoài ngoài những triết lý hữu ích cho đời. Xuyên suốt gần 400 trang sách là tư tưởng thần học từ phương Đông đến phương Tây được Osho hệ thống hóa và kể lại bằng giọng văn gần gũi, dễ hiểu nhất.
Trắc ẩn để thấu hiểu
Chẳng hạn, Đức Phật dạy rằng trắc ẩn nghĩa là chấp nhận những yếu kém của người khác, thay vì mong đợi người khác hành xử như thánh nhân. Lòng trắc ẩn là biểu hiện của một người rất hiểu chuyện, nó chính là sự am hiểu tinh tế nhất của con người. Bạn có lòng trắc ẩn nghĩa là bạn thấu hiểu rằng mọi thứ đều có thể xảy ra.
Và dưới góc nhìn của Osho, khi cắt nghĩa cho khái niệm “bình thường” của Kabir – một nhà thơ, một người thợ dệt vải rất đỗi bình thường, Osho nhớ lại câu chuyện của một bác sĩ tâm thần học nổi tiếng nọ. Một buổi sáng đẹp trời, khi đang đứng trên bục giảng, ông được sinh viên hỏi:
Vị bác sĩ hơi bối rối:
Đối với Osho, trên thế giới này không tồn tại người bình thường, ngoại trừ Kabir – một người bình thường theo cách không bình thường nhất.
Thông qua những mẩu chuyện hài hước sâu sắc, Osho kể lại cuộc đời những nhân vật lịch sử theo cách gần gũi và chân thực, thẳng thắn chỉ ra những góc khuất mà ít ai dám lên tiếng khi bàn về lĩnh vực tâm linh.
Bậc vĩ nhân như Jesus, Đức Phật, hay Mahavira là những người cô đơn. Những gì họ nói chỉ vài ngườ mới hiểu. Những gì họ mang tới cho thế giới quá xa lạ đến mức không có cách nào hiểu được trừ khi chúng ta tiếp xúc với họ bằng trái tim. Cuộc sống của họ không có một tác động hữu hình nào nhưng họ đã làm biến đổi tâm thức nhân loại.
VÂN THẢO