Thấy gì qua vụ cô gái tố bị bạn học bắt nạt tới định tự tử đang nóng MXH?

16/04/2021 09:30
Thấy gì qua vụ cô gái tố bị bạn học bắt nạt tới định tự tử đang nóng MXH?

Vụ một cô gái làm hẳn một power point để tố cáo việc từng bị bắt nạt ở trường trong thời gian dài dẫn tới việc cô trầm cảm nặng nề, tự rạch tay làm đau và có ý định tự tử đang khiến dư luận bức xúc.

Công khai câu chuyện "từng bị bạn học cùng lớp bắt nạt liên tục từ cấp 2 đến cấp 3"

Mới đây, một cô gái tên A ở Hà Nội (tên nhân vật đã thay đổi) kể lại câu chuyện bị bắt nạt học đường đã được giấu kín sau nhiều năm.

Cụ thể, A đã làm một bản power point tố cáo những người mà cô cho rằng đã bắt nạt cô tại trường học, "tra tấn" tinh thần trong suốt những năm tháng học cấp 2 và cấp 3.

Vụ việc gây xôn xao mạng xã hội, khiến nhiều người bàng hoàng vì những tình tiết tưởng chỉ có ở trong phim như: giả vờ làm bạn rồi bắt nạt, khủng bố tinh thần, rạch tay tự làm đau...

Thấy gì qua vụ cô gái tố bị bạn học bắt nạt tới định tự tử đang nóng MXH? - 1

A cho biết từng nhiều lần rạch tay tự làm đau mình và có ý định tự tử vì bị bắt nạt ở trường học suốt một thời gian dài.

Theo lời kể của A, khi học cấp 2, bạn học và một nhóm bạn thường xuyên có những lời lẽ nhằm vào ngoại hình của A. Có khi, bạn đó còn xô ngã A xuống cầu thang, lấy đồ dùng học tập, gán A vào biệt danh "chuyên đi hớt lẻo"... và rất nhiều hành động trêu chọc, gán ghép khác.

Từng có một thời gian bạn học này bất ngờ quay sang làm bạn với A. A nhận thấy sự bất thường từ khi bạn học chủ động muốn làm bạn, ăn sáng cùng, đi học cùng… Nhưng vì quá cô đơn, cô vẫn làm bạn cùng. Sau đó, những câu chuyện riêng của A kể đều bị "bạn thân hờ" đem đi kể cho những bạn khác, lấy đó làm cơ sở hiểu biết để bắt nạt A càng nhiều hơn trước.

Nhiều tình huống trớ trêu xảy ra khiến A bị rơi vào trạng thái tâm lý trầm cảm, mất hoàn toàn sự tự tin và luôn hoài nghi về mọi việc. A được chuẩn đoán trầm cảm nặng kéo theo rối loạn ăn uống, mất ngủ… Thậm chí, A đã nhiều lần rạch tay tự làm đau bản thân và có ý định tự tử.

Cô phải đi gặp chuyên viên tâm lý hàng tuần, tham gia các buổi tâm sự về tâm lý cách đây khoảng 3 năm.

Những vụ bắt nạt học đường để lại tổn thương tâm lý sâu đậm cho nạn nhân.

Nhiều người bị ám ảnh, dẫn đến bệnh tâm lý, giảm sút kết quả học tập và khả năng phát triển trong tương lai.

Cho tới nay, vấn nạn này vẫn đang diễn ra trong học đường, trở thành mầm mống tiềm ẩn nhiều tai họa với các thế hệ học trò.

A nói rằng hiện tại dù đã trưởng thành nhưng cô chưa thể hoàn toàn thoát khỏi cảm xúc bị bắt nạt thuở học trò. Và cô quyết định công khai câu chuyện bị bắt nạt tại trường học đã diễn ra từ lâu này.

A khẳng định lí do công khai câu chuyện không phải để bạn học kia chịu sự công kích mà bởi cô muốn giải tỏa cảm xúc của chính mình, muốn thoát ra khỏi câu chuyện ngày ấy và vượt qua nó.

Vụ việc đang được chia sẻ rầm rộ, thu hút nhiều ý kiến bình luận như: "Không thể tin được ở môi trường học đường lại có những chiêu trò bắt nạt tinh vi như vậy", "Cô gái cần lên tiếng sớm hơn để được nhà trường, gia đình trợ giúp, bây giờ thì đã muộn", "Chuyện này không hiếm như mọi người tưởng đâu. Chính tôi cũng đã từng trải qua hoàn cảnh tương tự"...

Bị bạn bè gọi là "con quỷ thùng rác", bị rình chụp ảnh nhạy cảm…

Theo dòng chia sẻ về câu chuyện bạo lực học đường, Phạm Thị Hằng (cô gái từng lên báo Dân trí chia sẻ về việc chăm chỉ làm đủ nghề từ xe ôm công nghệ, thợ cắt tóc đến mẫu ảnh) giãi bày:

"Vào thời điểm đầu cấp 2, mình bị một nhóm bạn bè tụm lại trêu chọc, tấn công tâm lý trong một thời gian dài. Các bạn có những hành động quá khích như đổ mọi tội lỗi cho mình trước mặt giáo viên, khiến mình bị kỷ luật; lợi dụng điểm yếu để trêu đùa đến khóc; lấy sách vở, cặp bút giấu đi hoặc ném chuyền nhau, mang đồ của mình để cạnh sọt rác…

Thời gian dài mình bị bạn bè gọi với cái tên "con quỷ thùng rác" với mục đích miệt thị, xa lánh. Những ngày tháng đó mình rất mệt mỏi và sợ hãi nhưng không dám giãi bày với thầy cô và gia đình".

Cũng gặp phải hoàn cảnh bị bạn bè bắt nạt ở lớp, em N.A (hiện đang học lớp 12) kể: "Khoảng lớp 8, khi em đang đi vệ sinh thì bất ngờ nhìn thấy có nhóm bạn chụp lén hình ảnh nhạy cảm. Cuối giờ học hôm đó, em bị nhóm bạn phát hình ảnh nhạy cảm lên máy chiếu cho cả lớp xem.

Có một số bạn em thấy và cũng bức xúc nhưng không làm gì được vì sợ người tiếp theo trong cuộc bạo lực về tinh thần đó có thể là chính các bạn ấy".

Cô giáo Bùi Bích Liên, chuyên viên tư vấn tâm lý học đường trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng rất nhiều vấn nạn xảy ra trong môi trường học đường bắt nguồn từ những mâu thuẫn nhỏ, hoặc hiểu lầm không đáng có.

Nếu được dẫn dắt xử lí sớm, nhiều trường hợp đáng tiếc như học trò đánh nhau, học trò bắt nạt bạn bè, thậm chí là học trò tự tử đã không xảy ra.

"Căn nguyên của những triệu chứng ức chế tâm lý của học sinh là các bạn cảm thấy không được chia sẻ", cô Bích Liên nói.

PGS Trần Thành Nam (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết: "Những học sinh rơi vào các vụ việc bạo lực học đường nghiêm trọng thường là các em có vấn đề về tâm lý, do bị ức chế quá mức, không kiểm soát được cảm xúc. Nếu vấn đề tâm lý của các em được phát hiện sớm, các em được hỗ trợ và tư vấn thì sẽ giảm được những vụ việc bạo lực học đường".

Tuy nhiên, phòng chống, ngăn chặn bạo lực học đường không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục.

"Cần phải có chương trình giáo dục hành vi làm cha mẹ không bạo lực ở gia đình, đó là nền tảng rất quan trọng góp phần phòng chống bạo lực học đường.

Bên cạnh đó có thể là chương trình an toàn trong khu dân cư, phố (thôn, xóm), phường (xã)... thuộc sự quản lý của các cơ quan, ngành chức năng khác ngoài ngành giáo dục. Đó là những nền tảng không thể thiếu trong phòng chống bạo lực học đường", PGS Trần Thành Nam cho biết.

Thùy Linh - Mai Châm

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách khám phá thế giới bằng công nghệ

Trong thời đại số như hiện nay, du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới. Họ sử dụng AI để lên kế hoạch cho chuyến đi, tìm kiếm các tiện ích và dịch vụ công nghệ tại nơi lưu trú.
2

Chàng trai gốc Việt tạo ra nền tảng công nghệ khiến giới giáo sư, tiến sĩ Mỹ cực ưa chuộng: Afforai

"Tôi cho rằng, một công ty, dù thứ mà bạn cung cấp là gì, sản phẩm hay dịch vụ, nó cũng đều cần phải mang một giá trị nào đó”, Alec Nguyen nói.
3

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.
4

Cầu thủ vừa về nước đã trích tiền thưởng tặng bệnh nhân nghèo

Tiền đạo Tiến Linh có nhiều đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, được nhiều tổ chức, tập thể ghi nhận, cảm ơn.
5

Chàng trai thổi hồn tre thành sản phẩm tinh xảo lên đến chục triệu đồng

Dựa trên những chất liệu tre, trúc, anh Lê Ngọc Dư cho ra đời nhiều tác phẩm cầu kỳ, tinh xảo có giá trị cao.

Cho mượn tiền giống như đánh bạc, được ăn cả, ngã về 0: Đừng dại cho 3 kiểu người sau vay tiền

Thay vì "hào phóng" cho người khác vay tiền một cách mù quáng và tiền bạn chắc chắn một đi không trở lại thì tốt hơn hết hãy là một người tiết kiệm và giữ tiền cho bản thân, cho gia đình.

Sống ở đời, có 4 chiếc gương phải thường xuyên soi để sống có ý nghĩa hơn

Người thành đạt tâm niệm: Sống ở đời, có 4 chiếc gương phải thường xuyên soi để thấu, để sống sao cho "chất" và "đỉnh"!

30 năm đầu nuôi dưỡng thói quen, 30 năm sau thu hoạch quả ngọt

Steve Jobs: “30 năm đầu của cuộc sống, là bạn nuôi dưỡng thói quen; 30 năm sau của cuộc đời, là thói quen thành toàn nên bạn". Đúng vậy, thói quen quyết định vận mệnh, một người ý thức nuôi dưỡng thói quen tốt, vận mệnh nhất định không tồi.

Ông lão nhặt rác bị liệt nửa người, 'đổi đời' nhờ một bức ảnh

Một bức ảnh được chụp bởi người lạ đã giúp ông NS Rajappan, 72 tuổi, bị liệt từ thắt lưng xuống "đổi đời" sau nhiều năm kiếm sống bằng công việc nhặt rác dưới mặt hồ.

Hot girl Tây Ninh tung bộ ảnh 'nàng thơ' đốn tim cộng đồng mạng

Tú Anh (sinh năm 2002 tại Tây Ninh) hẳn là cái tên rất đỗi quen thuộc với netizen khi hot girl sở hữu gương mặt thanh tú cùng nhan sắc cực "đỉnh".

Cạm bẫy núp bóng 'tình nhân hoàn hảo', chuyên 'nuôi để thịt' phụ nữ độc thân có kinh tế

Các cạm bẫy tình ái kiểu này được gọi là “Killing a pig” (giết lợn), thường nhắm đến đối tượng là những phụ nữ ở độ tuổi 30, độc thân, có kinh tế ổn định nhưng phải chịu áp lực lớn về việc kết hôn.

Lười biếng thì hỏng người, kiêu ngạo thì hỏng việc, hoang phí thì hỏng cả gia tài

Nhân tố quyết định một người có thể thành tài hay không thường không đến từ ngoại hình hay học lực, mà là tính khí. Tính cách mà xuất hiện 3 điều trên thì rất dễ thất bại.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025