Sếp của Einstein - Quy tắc không thể bỏ qua nếu muốn trở thành lãnh đạo của những người xuất chúng

21/01/2021 08:30
Sếp của Einstein - Quy tắc không thể bỏ qua nếu muốn trở thành lãnh đạo của những người xuất chúng

Dẫn dắt các thiên tài cũng giống như dẫn dắt một quân đội gồm toàn các tướng lĩnh", Bob Leverence, một bác sĩ và chuyên gia kiểm định nhận xét. Người xuất chúng, sinh ra và tồn tại cùng những suy nghĩ sâu thẳm bên trong bộ óc không ai có thể hiểu được, có những lối suy nghĩ và tư suy riêng biệt.

 

Để lãnh đạo được người giỏi hơn mình thì bạn không nên bỏ qua cuốn sách chia sẻ những thuật lãnh đạo của sếp nhà vật lý học lừng danh của thế kỷ 20 Einstein, ông Abraham.

Bạn sẽ là nhà lãnh đạo những người xuất chúng giỏi khi bạn là người có thể tập hợp họ cùng nhau sáng tạo

Thiên tài thường sẽ là những người cô đơn từ nhỏ do họ quá thông minh và sự thông minh ấy khiến họ khác biệt. Với họ, vấn đề làm việc nhóm không phải là một điều dễ dàng, họ luôn thích được giải quyết vấn đề theo cách của riêng họ. 

Nhưng công nghệ lại luôn có quá nhiều bộ phận được kết nối lại với nhau, đòi hỏi người sáng tạo cần có sự tinh thông trong nhiều lĩnh vực. Nếu bạn là thiên tài thì bạn cũng chỉ là một con người với một bộ não phát phát triển mà thôi, không phải máy móc được lập trình và có bộ nhớ lưu trữ mọi thông tin của nhiều lĩnh vực. Do vậy mà để tạo ra được những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, chúng ta cần tạo điều kiện tập hợp nhiều thiên tài làm việc cùng nhau, hỗ trợ nhau để đi đến được kết quả chính xác nhất.

Việc tập hợp nhóm hạn chế thấp tối đa những rào cản, giúp họ nhìn thấy được mục tiêu, giúp người khác chia sẻ tầm nhìn, và quyết định được ứng dụng nào tốt nhất cho một khám phá mới. “Khoa học và công nghệ giờ đây cùng là một đội, giống như “chơi” với nhau trong môn bóng bầu dục hơn là đánh golf một mình. Mỗi ngôi sao là một mảnh của vấn đề. Nhưng mỗi ngôi sao là một mảnh của vấn đề. Một đội hình có khả năng bổ khuyết cho nhau bằng cách để mỗi ngôi sao chỉ huy từng khu vực quan trọng trên sân bóng được đánh giá là cách bố trí theo kiểu “phản ứng hóa học” có thể dự đoán được kết quả.” 

Vậy cách bố trí thiên tài để có thể tạo ra một đội hình có hiệu suất cao phụ thuộc rất nhiều vào người dẫn dắt. Do vậy mà thiên tài muốn thành công không thể tách rời được người quản lý. Tuy vậy thì quản lý người tài giỏi cũng không phải một vấn đề đơn giản mà đòi hỏi người dẫn dắt ấy cần phải có những nguyên tắc “gia truyền” để có thể định hướng cũng như giúp các thiên tài phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mình. 

10 nguyên tắc quản lý Abraham sử dụng để dẫn dắt nhóm thiên tài nổi tiếng thế giới

Trong hành trình làm người lãnh đạo, không thể thiếu những thách thức được, vậy sếp của nhà khoa học lừng danh Einstein lúc đó là người như thế nào  có thể chịu trách nhiệm dẫn dắt một người được đánh giá là thông minh nhất lúc bấy giờ. Sếp của Einstein - 10 nguyên tắc để lãnh đạo những người xuất chúng dựa trên những ví dụ về phát minh, thành công, cơ hội bị bỏ lỡ, và cả những thất bại trong kinh doanh, đan kết với câu chuyện về tầm nhìn phi thường của Abraham Flexner và khả năng đạt được kết quả tốt nhất từ các thiên tài ông cùng làm việc. 

Trong 10 nguyên tắc lãnh đạo những người xuất chúng, tác giả đã nói rằng

Trở ngại duy nhất để một thiên tài đi đến thành công chính là người lãnh đạo. Nếu lãnh đạo cứ cản trở chuyến tàu suy nghĩ của họ, họ sẽ đâm sầm vào lãnh đạo, và làm con tàu bị lật. Hãy tránh đường.

Chỉ khi người lãnh đạo hiểu được vị trí của mình trong quy trình thì mới có thể giúp những người xuất chúng phát huy được hết khả năng của mình. 

Sự khác biệt sẽ dẫn đến những cuộc cãi vã xung quanh vấn đề cá tính, làm giảm hiệu suất làm việc của nhóm. Ví dụ, Einstein đưa một nhà toán học từ Đức về làm trợ lý, Walther Mayer, và Flexner đã hứa sẽ trả lương cho Mayer. Trên thực tế, một trong những lý do Einstein chọn IAS thay vì Viện Công Nghệ California là vì Flexner đã đưa ra đề nghị hỗ trợ luôn Mayer. 

Sau khi đến IAS, Mayer bị “lép vế” trước các nhà toán học khác, họ gán việc cho Mayer để kéo ông ra khỏi công việc trợ giúp Einstein. Cuối cùng, Veblen sắp xếp cho Mayer một vị trí độc lập tại IAS, bỏ mặc Einstein làm việc một mình không có trợ lý. Sẽ có những phát minh nào đột phá hơn nếu Mayer được làm việc cùng Einstein? Đó là điều không ai có thể đoán được, nhưng chúng ta sẽ nhìn thấy được tổn thất rất lớn của nhà lãnh đạo khi đã không giải quyết được vấn đề đó.

Cuốn sách được biên soạn theo những nguyên tắc mà Abraham đã dùng để dẫn dắt những nhà khoa học tài năng: chiếc gương không biết nói dối, tránh sang một bên, im miệng và lắng nghe, lật ngửa những hòn đá, thuật giả kim, quá khứ không phải sự thật của tương lai, đừng để ý đến những con sóc, hòa hợp con tim và khối óc, hãy để vấn đề cần giải quyết cám dỗ thiên tài, chung sống hòa bình với khủng hoảng. Những nguyên tắc này sẽ cho chúng ta một nhận thức đặc biệt và kỹ năng để dẫn dắt các thiên tài đạt được thành tựu đột phá tránh những vấn đề xung quanh gây cản trở thiên tài.

Có thể áp dụng 10 nguyên tắc với những nhà lãnh đạo đang dẫn dắt người có chuyên môn cao hơn hoặc kinh nghiệm lâu hơn mình

Một số nguyên tắc trông có vẻ hiển nhiên đối với độc giả, nhưng như chúng ta sẽ bàn luận, đó chính là những lỗi đơn giản phá huỷ cả công ty. Không phải tất cả những nguyên tắc này đều chỉ áp dụng cho thiên tài. Dù sao đi nữa, cũng chỉ vài người được gọi là xuất chúng, là những thiên tài có thể thay đổi thế giới. Những nguyên tắc này có thể áp dụng được cho những người chỉ cần thông minh hơn hoặc có chuyên môn cao hơn người lãnh đạo. 

Đôi khi một người chỉ có thể “loé sáng" khi người đó được đặt đúng chỗ và đúng thời điểm. Một người lãnh đạo giỏi là người có khả năng nhận ra thứ ánh sáng đó và chộp lấy khoảnh khắc đó ở một nhân viên bình thường có kiến thức xuất sắc. 

Các nhà lãnh đạo hãy học cách “lắng nghe tích cực”, đừng ngắt lời bởi vì “sự tĩnh lặng giúp lãnh đạo suy nghĩ về những gì người khác nói và cho phép người nói trình bày ý tưởng của họ theo thứ tự.” Lãnh đạo đã “trao đi” sự tôn trọng, một nguyên liệu quý giá phát sinh sức sáng tạo, và “sự sáng tạo mạnh mẽ nhất sẽ đơm hoa kết trái từ tự do ấy.”

Khủng hoảng - quyết định sự xuất sắc của người lãnh đạo

Dẫn dắt thiên tài cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận khủng hoảng là điều thường xuyên xảy đến. Trước đây, Flexner đón nhận những khủng hoảng với thái độ bình thản, kiên trì, giúp tạo niềm tin cho những giảng viên khác và gia đình của Bamberger. Khi ông ấy quyết định mời một thiên tài nào về làm việc cho IAS, như Hermann Weyl chẳng hạn, Flexner không hề tỏ ra khó chịu nếu ngay từ đầu họ bị từ chối. Ngay cả Einstein cũng rất khó mời, ông muốn chia sẻ công việc ra làm hai, phân nửa làm cho IAS, phân nửa làm cho Caltech. Tác động của việc tuyển dụng Einstein sẽ không đủ mạnh mẽ đối với IAS nếu họ đồng ý chia sẻ Einstein với một môi trường đại học khác. 

Để dẫn dắt thiên tài, trước tiên phải dẫn dắt bản thân. Nếu bị gục ngã với mỗi đợt khủng hoảng, lãnh đạo cũng sẽ  chỉ làm thiên tài phân tâm vì chúng, mất sự tập trung vào dự án, họ sẽ trở nên kém sáng tạo hơn. Hãy phơi bày sự kiên cường bên trong bản thân người lãnh đạo để cho thấy giá trị của người lãnh đạo mạnh hơn cơn bão đang quay cuồng xung quanh. Sự ổn định tâm lý của nhà lãnh đạo có thể giúp thiên tài tập trung vào dự án. Một lãnh đạo giỏi giữ được bình tĩnh khi đối mặt với khủng hoảng, trong khi một lãnh đạo xuất sắc, ngoài việc nhận diện khủng hoảng còn vô hiệu hoá được nguyên nhân gây khủng hoảng. 

Mỗi chương của cuốn sách sẽ tập trung vào từng nguyên tắc. Bên cạnh việc giải thích cách áp dụng chúng, chúng ta cũng sẽ đề cập đến những rào cản khiến cho việc áp dụng các nguyên tắc trở nên khó khăn, và đề xuất một số cách để vượt qua rào cản đó.


Gửi bình luận
(0) Bình luận