"Ra đi trong cô độc": Câu chuyện về một bệnh nhân nhiễm Covid-19 và nỗi sợ còn to lớn hơn cả dịch bệnh

02/04/2020 13:36
"Ra đi trong cô độc": Câu chuyện về một bệnh nhân nhiễm Covid-19 và nỗi sợ còn to lớn hơn cả dịch bệnh

Steve Kaminski được đưa lên xe cấp cứu tại khu Upper East Side (phía đông Thượng Manhattan, New York). Chẳng ai biết, đó cũng là lần cuối cùng ông được nhìn thấy gia đình mình.

Vài ngày sau khi nhập viện Mt. Sinai, Kaminski tử vong. Ông đã nhiễm Covid-19 - dịch bệnh do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra. Bởi nỗi sợ virus sẽ lây lan, người thân và gia đình không ai được phép đến vào thời điểm ông trút hơi thở cuối cùng.

"Nó có chút gì đó phi thực tế," - Diane Siegel, con dâu của Kaminski bàng hoàng. "Làm sao một người có thể ra đi nhanh đến vậy, mà chẳng có gia đình ở bên?"

Ra đi trong cô độc: Câu chuyện về một bệnh nhân nhiễm Covid-19 và nỗi sợ còn to lớn hơn cả dịch bệnh - Ảnh 1.

Mitzi Moulds, người vợ đầu ấp tay gối của Kaminski suốt 30 năm qua, trước đó đã phải tự cách ly vì bản thân cũng đã nhiễm virus. Bà lo sợ, Kaminski đã tỉnh lại và nghĩ bà bỏ rơi ông.

"Sự thật là, tôi nghĩ ông đã ra đi trong cô độc," - Bert Kaminski, con trai của Steve. "Kể cả khi có các bác sĩ ở đó."

Khi đại dịch Covid-19 lan ra, một trong những điều ảnh hưởng nhất có liên quan đến nỗi sợ sâu kín nhất trong bản năng của mỗi chúng ta, đó là cô độc. Con người chúng ta từ xưa đã có tập tính sống gần gũi với cộng đồng, và đặc biệt cần đến người thân, gia đình vào những thời điểm sinh tử. Nhưng trớ trêu thay, điều chúng ta cần vào thời điểm sống còn ấy, lại có thể giết chết chúng ta.

Rất nhiều bệnh viện và nhà dưỡng lão đã phải đóng cửa, đặt người nhiễm Covid-19 vào khu cách ly nhằm ngăn dịch bệnh lan ra. Một bác sĩ thậm chí đã gọi đây là "biệt giam phiên bản y tế."

Sự đơn độc này thậm chí lan ra phạm vi bên ngoài các bệnh nhân nhiễm virus. Amy Tucci - chủ tịch Quỹ an dưỡng cuối đời Hoa Kỳ cho biết ước tính 40% người bệnh nhân an dưỡng của họ hiện đang ở các bệnh viện hoặc nhà dưỡng lão, và rất nhiều trong số đó tiến hành hạn chế người vào thăm. Thân nhân giờ cũng lo lắng, rằng các cụ có thể ra đi mà chẳng có con cháu bên cạnh.

Những cái chết gây ám ảnh

Việc phải ra đi một mình có một thứ gì đó gây ám ảnh. Nó tạo cảm giác người ra đi đã có một cuộc đời không trọn vẹn, thiếu tình thương, đến mức thời khắc cuối cùng của họ cũng không ai biết tới.

Người Nhật có một từ để mô tả về hiện tượng này: "kodokushi" - nghĩa là "chết đơn độc", để chỉ về hiện tượng những con người sống cả đời tách biệt, lúc ra đi mãi cũng chỉ đơn giản là biến mất, chẳng ai hay biết. Và giờ đây, khi các lễ tang buộc phải hủy hoặc hoãn lại vì virus, các nạn nhân của nó cũng chẳng khác gì đã biến mất mà chẳng ai hay cả.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đang phản bác lại điều này. Họ cho biết gần như tất cả các trường hợp, y bác sĩ và nhân viên y tế sẽ đứng quanh giường bệnh trong thời khắc cuối cùng của bệnh nhân. Dù không đủ, nhưng đó không đến nỗi là một cái chết cô độc như những gì nhiều người đang tưởng tượng.

Ra đi trong cô độc: Câu chuyện về một bệnh nhân nhiễm Covid-19 và nỗi sợ còn to lớn hơn cả dịch bệnh - Ảnh 2.

Ít nhất, họ vẫn có các y bác sĩ ở bên

Là một chuyên gia bệnh phổi thuộc Bệnh viện đa khoa Massachusetts, bác sĩ Emily Rubin là một trong những người phải ra tiền tuyến chống dịch. Bệnh viện của cô đã có 41 nhân viên y tế dương tính với virus, cũng không cho phép bất kỳ ai vào thăm trừ một vài trường hợp hãn hữu như sinh nở, và đôi khi là thời khắc cuối cùng của một bệnh nhân.

Tuy nhiên, Rubin cho biết tình hình đã thay đổi rất nhanh. Nhiều trường hợp, bệnh viện đã phải liên hệ với thân nhân, để 2 bên gặp nhau qua màn hình điện tử. Các trường hợp không liên hệ được, y bác sĩ và nhân viên y tế sẽ ở bên người bệnh trong thời khắc ấy.

"Dù dịch bệnh có kinh khủng thế nào, 'nghĩa cử nghĩa tận' vẫn là quan trọng," - Rubin cho biết. "Chúng tôi cảm thấy việc ở bên cạnh một người khi cuối đời có ý nghĩa rất lớn."

"Các nạn nhân trọng viên, họ không ra đi trong đơn độc." Tuy nhiên, Rubin cũng cho rằng việc tiễn đưa các bệnh nhân có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc và thể chất của y bác sĩ.

Daniela Lamas - bác sĩ cấp cứu tại bệnh viện Brigham ở Boston chia sẻ như sau: "Những hình ảnh bệnh nhân tử vong vì virus corona tại Ý đã luôn gây ám ảnh chúng tôi. Hôm trước tôi có trò chuyện với một y tá thuộc khoa chăm sóc đặc biệt, hỏi về điều khiến cô lo lắng nhất. 'Bệnh nhân phải ra đi trong cô đơn,' - cô đáp một cách rất nhanh."

Văn hóa về sự ra đi

Khi nói đến chuyện phải ra đi một mình, chúng ta nghĩ về 2 nỗi sợ: một là nỗi sợ về việc người thân đi mà không có ai ở bên, và một là việc chính bản thân chúng ta phải ra đi như vậy.

"Nó khiến gần như tất cả chúng ta phải sợ hãi," - trích lời Bianchi, chuyên gia tâm lý tại Maryland.

Kerry Egan, nhân viên nhà an dưỡng cuối đời cho biết đa số các trường hợp, người ở lại còn đau đớn hơn. Chúng ta sẽ ao ước được ở đó, để giúp đỡ, làm dịu đi cảm xúc của người thân, như thể có cách đưa họ vượt qua sự thống khổ ấy một cách nhẹ nhàng.

Ra đi trong cô độc: Câu chuyện về một bệnh nhân nhiễm Covid-19 và nỗi sợ còn to lớn hơn cả dịch bệnh - Ảnh 3.

"Mọi người, ai cũng dễ có cảm giác tội lỗi. Đáng ra mình có thể làm tốt hơn. Đáng ra mình có thể ngăn nó lại."

Đại dịch lần này mang đến những sự ra đi đầy bất ngờ, và nó làm tăng thêm nỗi lo. Nhiều người đã không thể đến bên giường bệnh người thân, nói những lời tiễn biệt cuối cùng trước khi nhắm mắt xuôi tay. Lễ tang và các nghi lễ cuối đời cũng tạm thời không còn nữa.

 

"Nhà an dưỡng cuối đời vốn là nơi để mọi người chiêm nghiệm lại cuộc đời, nói lời tiễn biệt, lời xin lỗi, nắm tay và gửi cho người thân những nụ hôn trước khi ra đi. Nhưng tất cả bỗng biến mất chỉ sau 1 đêm. Quả thực là một cơn ác mộng." - Tucci cho biết.

Ra đi một mình, khác với chết trong đơn độc

Thực ra, chuyện một người ra đi mà không có ai ở bên không hiếm. Nó xảy ra rất nhiều, và chủ yếu là do quan niệm mà thành.

Một gia đình có thể luôn túc trực bên giường bệnh trong nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày. Nhưng chỉ một thoáng rời đi - đi lấy bánh, uống nước, hoặc đi tắm thôi, người thân đã ra đi. Như vậy, chẳng phải là ra đi trong đơn độc?

 

"Những câu chuyện như vậy xảy ra rất nhiều lần," - Brewer, nhân viên nhà an dưỡng tại Maryland cho biết. "Nhưng tôi có một sự cố ý. Bởi nhiều người, họ muốn được ra đi một mình."

Ra đi trong cô độc: Câu chuyện về một bệnh nhân nhiễm Covid-19 và nỗi sợ còn to lớn hơn cả dịch bệnh - Ảnh 4.

Nói cách khác, ra đi một mình khác với chết trong cô độc. "Việc ra đi một mình không có nghĩa là họ chết mà không có ai khóc thương. Nó đơn giản chỉ là thời khắc ra đi, không có ai ở đó thôi," - Brewer chia sẻ. "Và nếu đó là mong muốn của người bệnh thì hoàn toàn ổn."

Theo Egan, xét trên một góc độ văn hóa thì chúng ta ai chẳng phải "đi" một mình, dù có được vây quanh bởi người thân. Bởi lẽ khi ta chết, linh hồn và cơ thể cũng chẳng còn chung lối, chẳng ai đi theo được. Đó là quy tắc bất dịch của tự nhiên.

Còn cảnh người bệnh nói lời trăn trối trước khi ra đi - giống như trong phim thì sao nhỉ? Thực ra thì đa số trường hợp, cảnh tượng ấy hoàn toàn khác biệt.

"Đa số vào lúc cuối đời, họ chẳng có phản ứng gì."

Những lời giã biệt qua điện thoại

Trước khi Steve Kaminski ra đi, y tá bệnh viện Mt. Sinai đã sắp xếp cuộc hội thoại qua video, để ông có thể nghe giọng nói người thân lần cuối.

Khuôn mặt ông được chiếu sáng, trong khi bác sĩ dặn người thân nói những lời tiễn biệt, gieo lên những hy vọng không có thật về việc được nhìn thấy ông ra viện. Kaminski, khi đó vẫn đang phải chạy máy thở, chẳng thể nói được điều gì.

Ra đi trong cô độc: Câu chuyện về một bệnh nhân nhiễm Covid-19 và nỗi sợ còn to lớn hơn cả dịch bệnh - Ảnh 5.

Vài ngày sau, ông Kaminski qua đời, hưởng dương 86 tuổi. Đối với Bert Kaminski, đó vẫn là một sự ra đi đột ngột, chẳng nói nên lời. Dẫu vậy, Bert cho biết anh cũng tìm được chút an ủi, nhờ một bữa tối cùng bố và một người bạn của ông. Khi đó, ông Kaminski hoạt bát, giống như những gì ông vẫn làm mỗi ngày.

"Mọi người không nên nghĩ rằng vẫn còn thời gian để gặp gỡ nhau, đặc biệt là với các thành viên đã cao tuổi trong gia đình. Mọi chuyện có thể đến rất đột ngột. Không ai đến thăm, không lời trăn trối!"

Tham khảo: CNN - Báo dân sinh


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách khám phá thế giới bằng công nghệ

Trong thời đại số như hiện nay, du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới. Họ sử dụng AI để lên kế hoạch cho chuyến đi, tìm kiếm các tiện ích và dịch vụ công nghệ tại nơi lưu trú.
2

Chàng trai gốc Việt tạo ra nền tảng công nghệ khiến giới giáo sư, tiến sĩ Mỹ cực ưa chuộng: Afforai

"Tôi cho rằng, một công ty, dù thứ mà bạn cung cấp là gì, sản phẩm hay dịch vụ, nó cũng đều cần phải mang một giá trị nào đó”, Alec Nguyen nói.
3

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.
4

Cầu thủ vừa về nước đã trích tiền thưởng tặng bệnh nhân nghèo

Tiền đạo Tiến Linh có nhiều đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, được nhiều tổ chức, tập thể ghi nhận, cảm ơn.
5

Chàng trai thổi hồn tre thành sản phẩm tinh xảo lên đến chục triệu đồng

Dựa trên những chất liệu tre, trúc, anh Lê Ngọc Dư cho ra đời nhiều tác phẩm cầu kỳ, tinh xảo có giá trị cao.

Ngừng trách bản thân vì thói trì hoãn, thực hiện những lời khuyên "ngàn vàng" để lấy lại động lực làm việc

Bạn có biết rằng: thói trì hoãn không phải là một điều đáng xấu hổ. Ngược lại, thói trì hoãn là hiện thân của một khát khao rất cơ bản trong mỗi chúng ta: khát khao sống có giá trị hơn!

Được khuyên nên đi ăn 1 bát hoành thánh, bà cụ lập tức ngộ ra cách trị thói dễ tức giận đeo bám nhiều năm

Chỉ bằng một cách đơn giản, vị bác sĩ đã chỉ cho bệnh nhân của mình biết phải làm sao để trị tận gốc thói xấu kéo dài nhiều năm mà người này mắc phải.

Câu chuyện đẹp giữa mùa Covid-19: Cặp đôi bác sĩ tuyến đầu chống dịch hoãn cưới để chung tay cứu người

Họ cũng cho biết họ rất đau lòng khi biết tin người thân ở quê nhà cũng phải nhập viện vì dịch bệnh này.

Rober Koch: Người đặt nền móng cho ngành vi khuẩn học

Từ khám phá trực khuẩn than, Robert Koch đã khai sinh một lĩnh vực mới trong y khoa: vi khuẩn học.

Đại thiếu gia của ông chủ chuỗi khách sạn xa xỉ Shangri-La: 17 tuổi làm nhân viên gác cổng ở công ty bố

Là con trai của chủ tịch tập đoàn Shangri-La, cháu trai của 'Vua đường châu Á" nhưng Kuok Meng Xiong lại không nối nghiệp gia đình mà tìm con đường đi riêng.

Con trai mắc bệnh lạ, gia đình chữa mãi không khỏi, bố bỏ nghề thì điều kỳ lạ đã xảy ra

Dù gia đình giàu có và tìm đủ mọi cách chữa trị, căn bệnh của cậu bé vẫn không hề thuyên giảm, ngày nào cũng bị cơn đau hành hạ.

'Ly hôn xanh' thời hiện đại, vì đâu?

Thuật ngữ “ly hôn xanh” được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng ngày nay đã vội vã ly hôn.

6 chữ đơn giản nhưng "vạn năng", giúp tìm được lối thoát khi bế tắc: Ai cũng nên biết!

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất 1 lần nghe đến những chữ này. Hãy xem đó là những chữ gì.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025