Quê người trọn kiếp lưu đày

11/02/2020 13:46
Quê người trọn kiếp lưu đày

Thời tiền chiến, Nguyễn Tuân đã để lại cho độc giả Việt Nam thiên tiểu thuyết "Thiếu quê hương" kể về người lấy việc rày đây mai đó làm khoái thú ở đời, đi hết Hà Nội, vào Sài Gòn rồi sang tận nước ngoài.

Nay, những kẻ hậu sinh của Nguyễn Tuân thấy mình “thiếu quê hương” theo một cách khác. Ẩn sau những cụm từ “đi Bình Dương” của người miền Tây hay “nước ngoài” của người dân ở những ngôi làng triệu phú là cả một cuộc đời, một thân phận, một quê hương bị bỏ lại.

Trong tuyển tập Kẻ ly hương, không giống những tác giả khác, Thi Bui - nhà văn người Mỹ gốc Việt đã chọn vẽ thay vì viết. Ở bức tranh đầu tiên ta có thể thấy chia ra thành hai khung hình, hai thế giới rõ rệt. Phần trên miêu tả một phụ nữ lỉnh kỉnh hành lý, với nào nước hoa, quần áo, thẻ tín dụng và nữ trang... đang trong chuyến du lịch năm 2017.

Phần dưới vẫn cô gái ấy, trong dáng hình một đứa trẻ cùng những anh chị em của mình, với lỉnh kỉnh hành lý, quần áo..., họ là những người tị nạn từ hồi năm 1978. Hai bức tranh miêu tả hai chặng đời của một cô gái, vẫn trong một cuộc lữ hành, vẫn những món hành lý căn bản, nhưng khác biệt như thiên đường và địa ngục.

Ở một bức tranh khác, Thi Bui vẽ một cô gái trơ trọi giữa những mảnh vỡ gia đình, bạn bè, văn hóa, ngôn ngữ... Một sự đổ vỡ mà những người tị nạn chắc chắn phải chấp nhận khi đứng trước chọn lựa ra đi. Họ không chỉ thiếu quê hương, họ còn chấp nhận đánh mất quá khứ, với họ tổ quốc cũ đã thành quá vãng, nhưng đồng thời họ cũng không thuộc về tổ quốc mới, khi mà không phải lúc nào, nơi họ đến, những người bản xứ cũng sẵn sàng chào đón họ.

Nhà văn, nhà thơ Ocean Vuong - Ảnh: TLNG

Bao nhiêu người nhập cư trú ẩn trong những lều trại tạm bợ trĩu nặng tuyết, trong những cánh rừng mùa đông khắc nghiệt nhất của nước Nga. Cùng một dạng mùa đông đã góp phần suy yếu các quân đội thiện chiến của Napoléon, của Hitler.

Bao nhiêu đứa con của miền nhiệt đới đã không chịu nổi những mùa đông dài và khắc nghiệt như thế, bao nhiêu người sau một ngày buôn bán ở chợ, về nhà buông mình xuống giường, đánh một giấc rồi không bao giờ tỉnh dậy nữa. Họ là những người du mục mới của thế kỷ 21, lang thang đi tìm miền đất hứa. Vùng đất mà đôi tình nhân của Mohsin Hamid trong Thoát đến phương Tây chỉ ao ước có một cánh cửa thần kỳ để mở ra một lối thoát trốn chạy khỏi cuộc nội chiến, để đi tìm một chốn bình yên.

Nhà văn Viet Thanh Nguyen đã tìm thấy sự đồng cảm của thân phận lưu dân ở tác phẩm này, trong một bài viết trên The New York Time Book Review có đoạn: “Thoát đến phương Tây không mở lối đến một xã hội lý tưởng, mà đến một tương lai gần, đến với những hình thù mờ ảo của những kẻ xa lạ mà chúng ta có thể thấy qua một ô cửa phía xa. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là bước qua ô cửa đó vào gặp họ”.

Nhưng điều gì xảy ra khi những người nhập cư bước qua cánh cửa rồi nhưng vẫn gặp toàn người lạ? Liệu cả đời họ có thoát khỏi mặc cảm lưu vong khi sống trong cái “thiên đường” mà họ đã chọn lựa. Trong tập tiểu luận được viết bởi những nhà văn nhập cư, Kẻ ly hương, ta có thể bắt gặp những khuôn mặt đến từ nhiều nơi trên thế giới, họ đã rời khỏi quê hương mình bởi nhiều lý do, bằng nhiều phương tiện, kể lại đời sống gian truân của mình trong quá trình hòa nhập với miền đất mới.

Nhà văn Thi Bui - Ảnh: TLNG

Những năm gần đây, văn học từ các nước nói tiếng Anh chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt tiểu thuyết của nhà văn gốc Á viết về người nhập cư, một trong số đó phải kể đến những tác phẩm được dịch ra tiếng Việt như: Đừng nói chúng ta không lợi quyền của Madeleine Thien (tên theo âm Hán Việt là Đặng Mẫn Linh, nhà văn người Canada gốc Hoa), Pachinko của Min Jin Lee (nhà văn người Mỹ gốc Hàn) và Thoát đến phương Tây của Mohsin Hamid (nhà văn người Mỹ gốc Pakistan). Văn chương mở ra một lược sử của những người tị nạn trên khắp thế giới, cho những kẻ không tiểu sử, không khuôn mặt có một chân diện.

Cũng trong năm 2019, tiểu thuyết On Earth We’re Briefly Gorgeous của Ocean Vuong ra đời, bước vào hàng ngũ những người tị nạn cất lên tiếng nói đại diện cho cộng đồng của mình. Sinh năm 1988, khác với nhiều tác giả gốc Việt, Vuong không mang nặng ký ức chiến tranh, nhưng như một dân nhập cư gốc Việt, có một phần nào đó trong anh gắn với cuộc chiến đó, như thể nó được truyền lại từ người bà, qua một nụ hôn, giống trong bài thơ Hôn kiểu Việt Nam. Một nụ hôn có thể thổi vào những “người rơm” một linh hồn.

“Người rơm”, cái tên mà báo chí Anh dùng để gọi những người nhập cư, những người không danh phận, sinh mệnh như rơm rác, chịu đói, chịu rét và chịu chết. Nó làm ta nhớ đến một câu cổ xưa trong Đạo đức kinh: “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu; thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu”. Trước cái nghiệt ngã của cuộc đời, con người cũng chỉ như “chó rơm” (sô cẩu). Mấy ngàn năm sau, những sinh mệnh “người rơm” cũng không khác gì hơn.

“Ly hương” là một từ nói giảm đi rất nhiều của “tị nạn” hay “di cư”, có nhiều lý do để một người lìa bỏ tổ quốc, băng mình vào thế giới khác. Cuộc đời trước của họ dù giàu sang hay bần cùng thì trên đất khách họ đều mang chung một thân phận người tị nạn.

Trong cuộc thiên di của những người trong thế kỷ 21, có vinh quang và cay đắng, có thành công và thất bại. Có người nằm lại khi vừa mới đặt chân đến biên giới, có những giấc mơ đổ vỡ trên đất khách, có những người sống quá nửa đời mình ở đó nhưng vẫn không được thừa nhận như một công dân. Nhạc sĩ Lữ Liên trong những ngày ở khung trời viễn xứ đã thả lại lời thơ vào khúc nhạc ngoại để thành hình ca khúc Đôi bờ.

Thoạt nghe, bài hát như lời tự tình của tình yêu nam nữ, nhưng ẩn trong đó còn là thứ tình quê hương, là cảnh chia tay gợi nhắc đến những con thuyền lênh đênh biển khơi của non nửa thế kỷ trước với những câu như “Bóng con thuyền vượt nghìn trùng lệ trào dâng” và lời bộc bạch xé lòng: “Buồn thương thân lang thang quê người trọn kiếp lưu đày”. Đôi bờ, có lẽ là hình ảnh lột tả đủ đầy nhất tâm thế của người nhập cư, giữa họ và quê hương có thể là dòng sông, là biển cả, là sa mạc hoặc giản đơn là những bức tường rào.

Có quá nhiều cuộc đời nhưng quá ít tiếng nói. Dường như có một giao ước ngầm trong cộng đồng những người nhập cư, im lặng, nhẫn nhục mà sống, để tránh càng xa giới công quyền càng tốt, để được an ổn.

Không có những nhà văn, những con người ấy chỉ còn là những ký hiệu, những con số trong các bản báo cáo của cơ quan lưu trú, các đồn biên phòng, các bản báo cáo về một thảm họa nhân đạo. Cái thế giới mà nhà văn dựng lên có lẽ không trùng khít với bất kỳ một hiện thực nào, một tự sự cá nhân nào nhưng từ hư cấu của họ, sự thật quay về. Những sự thật được che giấu hay tự nó phải vùi sâu xuống, và ngòi bút của họ góp phần khơi nó dậy.

Nếu nền điện ảnh ở Hollywood luôn bị than phiền quá ít đất diễn cho những diễn viên châu Á, thì sự bùng nổ của những tác giả như Medeleine Thien, Mohshin Hamid, Min Jin Lee hay Viet Thanh Nguyen giúp những người nhập cư châu Á bớt lạc lõng trong thế giới phương Tây rộng lớn mà trống trải này.

Huỳnh Trọng Khang/Báo Người Đô Thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

30 trích dẫn hay từ 'Quẳng gánh lo đi và vui sống'

Trong Quẳng gánh lo đi và vui sống, tác giả mang đến những phương pháp giúp bạn đọc xây dựng được thái độ sống tích cực, an tâm cảm nhận hạnh phúc và mãi mãi loại bỏ thói quen lo lắng.
2

Tu giữa đời thường - Điều tồi tệ nhất đối với tình trạng căng thẳng kinh niên là gì?

Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta không thật sự ở trong chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa” đủ để có thể trở lại trạng thái cân bằng vốn có. Chính vì vậy chúng ta luôn sống trong trạng thái căng thẳng kinh niên.
3

Đắc nhân tâm - Nghệ thuật biến thù thành bạn

Khi đang trong cơn giận dữ mà ta có thể trút mọi bực tức vào kẻ đã gây ra nó thì chắc chắn chúng ta sẽ hả hê rất nhiều! Nhưng đối phương thì sao? Họ sẽ chẳng thể nào chấp nhận giọng điệu gay gắt và thái độ hằn học của ta.
4

Bộ sách ‘Đủ duyên ta lại tương phùng’ - Giúp bạn bình yên giữa dòng đời vội vã

Có bao giờ bạn ngồi lại thành thật với chính mình để hỏi xem bản thân đang sống vì điều gì? Những vòng quay về tiền tài, danh vọng ấy có phải là thứ bạn mong mỏi, hay cuối cùng, thứ bạn thực sự cần chỉ là chút an yên, tịch tịnh ở tâm hồn?
5

Người thành công thật ra đã từ bỏ rất nhiều

Nếu thành công là phải chạm vạch đích thì góc nhìn của bạn có hơi cứng nhắc. Chúng ta không những phải đặt ra mục tiêu linh hoạt hơn, mà còn phải biến mình thành những cá nhân linh hoạt trong cách đánh giá về thành công và thất bại.

Câu chuyện ly kỳ từ cậu bé giao báo - Bài học kinh doanh từ cậu bé giao báo

Khác hẳn với bài học khó nuốt trong sách giáo khoa hay các lý thuyết khô khan, cuốn sách "Câu chuyện ly kỳ từ cậu bé giao báo" truyền đạt những nguyên lý kinh doanh theo một cách thật sự lý thú, đến nỗi tư duy và nguồn cảm hứng kinh doanh "ngấm" vào người đọc trước khi họ kịp nhận ra.

Câu chuyện ly kỳ từ cậu bé giao báo

"Câu chuyện ly kỳ từ cậu bé giao báo" là một hướng dẫn toàn diện cho tinh thần doanh nhân và là cuốn sách “nhất định phải đọc” cho bất kỳ ai đang tìm kiếm một hướng đi mới trong kinh doanh.

Happy Readers - Học tiếng Anh qua những kiệt tác văn học ​

Thay vì cố ghi nhớ những từ ngữ khó nhằn, bạn học tiếng Anh theo một cách ly kì và hấp dẫn hơn nhiều: Bước vào thế giới của "Túp lều bác Tôm", "Cô bé bán diêm"

Tài năng không phải yếu tố then chốt giúp bạn khởi nghiệp thành công: 4 nguyên tắc cơ bản nếu muốn thành tựu

Có rất nhiều người tài năng, nhưng không phải tất cả những người tài năng đều thành công, thật ra có rất nhiều người trong số họ đã thất bại. Lần cuối cùng bạn đọc báo và thấy báo chí khen ngợi một tài năng nhưng sau vài năm tài năng đó "lặn mất tăm" là khi nào?

Rock Hà Nội, Bolero Sài Gòn qua con mắt nhà nghiên cứu Mỹ

Rock Hà Nội, Bolero Sài Gòn – Câu chuyện tân nhạc Việt Nam" phân tích những hiện tượng và cột mốc của âm nhạc dưới một lăng kính độc đáo, tỉ mỉ và mê say của một nhà nghiên cứu độc lập người Mỹ.

Trường mẫu giáo uyên thâm Kỳ 3: Bồ hóng đôi khi cũng rất ích với cuộc sống của chúng ta

Lần chuyển nhà vừa rồi đã dội một gáo nước lạnh thật mạnh vào những điều tôi thường nghĩ về bản thân. Tôi vẫn luôn nghĩ mình là người sạch sẽ và ngăn nắp, nhưng sau khi chuyển tất cả đồ đạc ra khỏi phòng, tôi quay trở lại để xem có bỏ sót thứ gì không và khi nhìn xuống sàn nhà, nhìn đâu tôi cũng thấy BỒ HÓNG.

Cuốn sách giúp 'khơi nguồn tiềm năng con trẻ'

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao con mình "ương bướng" một cách khó hiểu? “Khơi nguồn tiềm năng con trẻ” sẽ chỉ ra trường hợp cụ thể và cách để ứng xử với con trẻ một cách đúng đắn, tâm lý nhất.

Trường mẫu giáo uyên thâm Kỳ 2 - Vì sao bạn không thích người trốn quá giỏi trong trò chơi trốn tìm?

Một chiều thứ Bảy tháng Mười, mấy đứa trẻ hàng xóm đang nhốn nháo chơi trò trốn tìm. Bao lâu rồi tôi không chơi trốn tìm nhỉ? Năm mươi năm, có thể hơn. Nhưng tôi vẫn còn nhớ cách chơi. Nếu lũ trẻ rủ rê, tôi sẽ tham gia không ngần ngại. Người lớn không ai chơi trốn tìm cả. Chơi cho vui thôi, cũng không. Thật là tệ!

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.

Thầy giáo "Tây" đi bộ từ Hà Nội vào TPHCM gây quỹ 1 tỷ đồng cho trẻ nghèo

Truyền cảm hứng - Nguyễn Vy - DT - 22/04/2024 11:00
Bàn chân tứa máu, bầm dập, nhiều lần suýt mất mạng vì tai nạn khi đi bộ hơn 2.000 km từ Hà Nội vào TPHCM nhưng hai thầy giáo người nước ngoài đã hoàn thành hành trình, gây quỹ được gần 1 tỷ đồng.

Quan điểm ‘ngang ngược’ của người Do Thái về làm giàu: Cứ ‘bay lên’ trước, điều chỉnh tâm thái sau!

Suy ngẫm - Diệu Đan - 22/04/2024 10:00
Làm sai, tiền sẽ chảy đi nơi khác; làm đúng, tiền sẽ chảy vào túi. Đơn giản là vậy, nhưng khôg phải ai cũng kiên trì và quyết liệt hành động như người Do Thái.

Sát-na này là thiên thu - 8 hiểu biết để yêu thương không đau khổ

Từ sách - Phim - TĐ - 22/04/2024 09:00
Khi ta bắt đầu thương yêu một ai đó, hãy yêu thương như một người có trí tuệ, yêu theo cách người có trí, như thế sẽ chỉ có hạnh phúc chứ chẳng có khổ đau.

Từ bỏ - Tiêu chí khai tử giúp bạn nhận biết khi nào nên cất bước ra đi

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 22/04/2024 08:00
Trong cuốn sách "Từ bỏ", tác giả Annie Duke cho biết ưu điểm của tiêu chí khai tử là bạn luôn có cơ hội thiết lập nó bất cứ lúc nào khi đã bắt đầu một hành trình.

Tác giả Trung Nghĩa: ‘Đọc sách cũng như yêu’

Từ sách - Phim - Tiểu Vũ - 21/04/2024 12:00
Đọc sách cũng như yêu” là tác phẩm của nhà văn, nhà báo, Đại sứ văn hóa đọc Trung Nghĩa ra mắt nhân sự kiện Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại TP.HCM.

43 tuổi vẫn cô độc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 21/04/2024 11:00
Nhận nuôi một người lớn rất đơn giản, cô sẽ không cần chứng minh năng lực tài chính, môi trường nuôi dạy trẻ...mà vẫn có người chăm sóc khi về già.

Hóa ra "phong thủy" đẹp nhất của một người chính là 1 thứ này

Suy ngẫm - Trung Hạ - 21/04/2024 10:00
Hoa nở, bướm sẽ bay tới; nếu bạn ưu tú thì cuộc đời sẽ không bạc bãi.

Bộ sách 'Đủ duyên ta lại tương phùng' - Hạnh phúc, chỉ cần quay về ta sẽ thấy

Từ sách - Phim - Thu An - 21/04/2024 09:00
Nếu bạn đang trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc; muốn thoát khỏi khổ đau, bế tắc; muốn sống một cuộc đời bình an, đầy trí tuệ, hãy đọc bộ ba cuốn sách “Đủ duyên ta lại tương phùng”, “Sát-na này là thiên thu”, “Tịch tịnh” của Đại đức Thích Đồng Tâm.

Lời tiên tri Celestine - tấm bản đồ cho hành trình tỉnh thức

Từ sách - Phim - Mi Mi - 21/04/2024 08:00
“Lời Tiên Tri Celestine: Hành Trình Thức Tỉnh Tâm Linh Nhân Loại” có thể xem vừa là cuốn tiểu thuyết phiêu lưu ly kỳ, vừa là cuốn sách tâm linh hấp dẫn khai phá về khía cạnh “ẩn” của cuộc sống, của con người.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 23/04/2024