Oiran - kỹ nữ cao cấp thời Edo tại Nhật: Nhan sắc lộng lẫy, thu nhập tiền tỷ và những bí mật ít người biết

03/03/2021 08:00
Oiran - kỹ nữ cao cấp thời Edo tại Nhật: Nhan sắc lộng lẫy, thu nhập tiền tỷ và những bí mật ít người biết

Kỹ nữ là một nghề có lịch sử kéo dài song hành cùng những năm tháng thăng trầm của đất nước Mặt trời mọc.

Thời kỳ "vàng son" của những cô gái bán nghệ, bán thân tại Nhật

Thời kỳ Edo, hay còn gọi là thời kỳ Tokugawa, là một giai đoạn "vàng son" trong lịch sử phong kiến Nhật Bản, kéo dài từ năm 1603 đến 1868. Thời kỳ này luôn được người Nhật đương đại kể lại qua lăng kính màu hồng bằng sách truyện hay các tác phẩm nghệ thuật. Đặc biệt là góc khuất của những người phụ nữ làm nghề mại dâm.

Tuy nhiên, câu chuyện về những cô “gái bán hoa” ở Nhật suốt chiều dài lịch sử chưa bao giờ là thứ tinh giản có thể nói được hết trong ngày một ngày hai. Đó là một vấn đề đa dạng, nhiều biến thể, có chiều sâu mà chỉ những cá nhân nghiên cứu lịch sử tâm huyết mới có thể tỏ tường.

 Oiran - kỹ nữ cao cấp thời Edo tại Nhật: Nhan sắc lộng lẫy, thu nhập tiền tỷ và những bí mật ít người biết - Ảnh 1.

Tranh vẽ đám rước Oiran - gái mại dâm cao cấp thời Edo tại Nhật.

Bằng chứng đến từ việc, nhắc đến tầng lớp "buôn hương bán phấn" ở Nhật, đại đa số chúng ta liên tưởng ngay đến Geisha và thường chỉ biết qua loa về những cô gái này. Trên thực tế, Geisha là một trong những hình ảnh nổi tiếng, là biểu tượng của văn hóa Nhật Bản, để chỉ những cô gái bán nghệ chứ không bán thân với kỹ năng đàn múa, trò chuyện,... được đào tạo nghiêm khắc.

Trong khi đó, những người phụ nữ bán thân trong xã hội Edo ngày ấy lại có một tên gọi khác, cũng xinh đẹp, tài năng, thậm chí ăn mặc còn lộng lẫy hơn Geisha, được trọng vọng, có thu nhập cao nhưng cái giá mà họ phải trả cũng không phải nhỏ. Đó chính là Oiran.

Oiran - kỹ nữ bán thân cao cấp nhất của Nhật Bản thế kỷ 18

Vào thời kỳ Edo, Nhật Bản cho phép mở nhà thổ ở những nơi cách xa trung tâm, gọi là Yukaku. Yoshiwara là khu đèn đỏ nổi tiếng nhất ở Edo thời điểm bấy giờ. Gái làng chơi được gọi chung là Yujyo và Oiran - được coi là đẳng cấp cao nhất mà các kỹ nữ đạt đến. Có nhiều giả thuyết khác về nguồn gốc của từ Oiran, một trong số đó xuất phát từ câu được nói bởi những cô gái làm việc cho Oiran, đại khái là "các chị lớn của nơi chúng ta".

Geisha (trái) - Oiran (phải)

Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn Oiran với Geisha, hoặc ngược lại. Nhưng về cơ bản, đó là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Geisha là công việc chiêu đãi khách trong các bữa tiệc với tiếng hát truyền thống của Nhật Bản, còn Oiran là một kỹ nữ có thứ hạng cao trong thời Edo.

Hằng ngày, những cô gái này xếp hàng sau song sắt để khách hàng lựa chọn. Phục trang của các Oiran thường sặc sỡ, lòe loẹt và phô trương. Kiểu tóc của họ cũng được trang trí cầu kỳ chứ không đơn giản như những Geisha thông thường. Cũng do quan điểm này mà không ít người cho rằng, Oiran thực chất là gái điếm hạng sang.

Tuy nhiên, Oiran không chỉ đơn thuần là kỹ nữ phục vụ nhu cầu hưởng lạc của khách chốn phòng the. Để trở thành Oiran, các cô gái làng chơi phải nỗ lực hết mình để luyện tập. Họ cũng phải học cầm kỳ thi họa, bình thơ, trà đạo, cắm hoa, thi pháp, nghệ thuật khiến khách phải thích… Bên cạnh đó, một Oiran cũng phải có nhan sắc, hấp dẫn đàn ông.

 Oiran - kỹ nữ cao cấp thời Edo tại Nhật: Nhan sắc lộng lẫy, thu nhập tiền tỷ và những bí mật ít người biết - Ảnh 3.

Một phụ nữ trở thành Oiran danh tiếng phải là người có trí tuệ vì họ cần nhạy cảm, có kiến thức.

Một phụ nữ trở thành Oiran danh tiếng phải là người có trí tuệ vì họ cần nhạy cảm, có kiến thức để có thể trò chuyện với khách là người quyền thế, chức cao vọng trọng trong giới quý tộc, các chính khách, lãnh chúa. Để trở thành Oiran thực thụ, một cô gái cũng sẽ phải tốn rất nhiều tiền để được đào tạo, học tập.

Họ cũng phải bỏ nhiều tiền thuê hầu gái và các dịch vụ khác để phục vụ danh tiếng của mình. Do đó, Oiran cũng không phải là hạng người mà bất kỳ ai có tiền cũng có thể được phục vụ.

Chẳng hạn như muốn được Oiran cao cấp nhất phục vụ, khách phải chứng minh được mình là một người có quyền, có tiền. Trước hết sẽ có 3 cuộc gặp mặt với họ. Cuộc gặp mặt đầu tiên là trong một bữa tiệc, khách sẽ gọi các món ăn cùng nhiều người hầu hạ để thể hiện đẳng cấp của mình. Lúc này, Oiran sẽ ngồi từ xa, không ăn uống, trò chuyện và chỉ quan sát rồi đánh giá xem đây có phải là người mình muốn phục vụ hay không.

 Oiran - kỹ nữ cao cấp thời Edo tại Nhật: Nhan sắc lộng lẫy, thu nhập tiền tỷ và những bí mật ít người biết - Ảnh 4.

Hình ảnh Oiran được tái hiện ở các lễ hội tại Nhật.

Lần thứ hai cũng diễn ra tương tự, nhưng Oiran sẽ ngồi gần khách hơn một chút nữa. Đến lần thứ ba, người khách mới có được sự phục vụ của Oiran. Ngoài ra, nếu muốn dành thời gian với Oiran, khách phải liên hệ với một người trung gian chứ không được phép gặp mặt trực tiếp.

Ngày nay, Oiran không còn tồn tại trong xã hội Nhật Bản như một hình thức gái mại dâm, vì đây là hoạt động không hợp pháp. Các Oiran chỉ phục vụ dưới hình thức đàn hát, trò chuyện nhưng không bán thân. Số lượng Oiran ngày nay so với Geisha cũng còn rất ít.

Thu nhập của kỹ nữ thời Edo ra sao?

Thời Edo có thể coi là thời đại hoàng kim của các kỹ nữ Nhật Bản vì trong thời đại này, chính quyền cho phép mở các nhà thổ hay còn gọi là lầu xanh ở ngoại ô các thành phố, và nhu cầu hưởng lạc của người dân Nhật trong giai đoạn này cũng rất cao, vì thế nghiễm nhiên các lầu xanh phát triển cực mạnh và thu nhập của các kỹ nữ phải nói là vô cùng lớn.

 Oiran - kỹ nữ cao cấp thời Edo tại Nhật: Nhan sắc lộng lẫy, thu nhập tiền tỷ và những bí mật ít người biết - Ảnh 5.

Một Oiran thời ấy.

Trung bình, một kỹ nữ hạng trung của lầu Yoshiwara – lầu xanh nổi tiếng nhất ở Tokyo lúc bấy giờ, một năm đã kiếm được cho mình khoảng 200 - 300 ishi, tương đương với khoảng 1500 – 2250 vạn Yên, quy ra tiền Việt Nam hiện nay thì đến tận 3 tỷ - 4,5 tỷ. Tuy nhiên, đó chỉ là hạng trung, còn kỹ nữ hạng sang thì thu nhập mỗi năm lên đến 500 - 600 ishi, tức là gần gấp đôi con số thu nhập của kỹ nữ hạng trung, trong khoảng từ 7 - 9 tỷ đồng.

Lịch trình một ngày của kỹ nữ ở lầu Yoshiwara:

6:00 – Kỹ nữ thức dậy, làm vệ sinh cá nhân và tập luyện kỹ năng nghề nghiệp.

8:00 đến 10:00 – Thời gian này các kỹ nữ dùng để dọn dẹp phòng, tẩy uế, khử mùi phòng tiếp khách.

10:00 – Kỹ nữ dùng bữa đầu tiên trong ngày rồi chuẩn bị để tiếp khách buổi trưa (Hirumise).

14:00 – Kỹ nữ tiếp khách, khách đến buổi này thường là các võ sĩ.

18:00 – Kỹ nữ bắt đầu thời gian chèo kéo khách buổi tối (Yorumise).

0:00 – Thời gian chèo kéo kết thúc, ai có khách sẽ phục vụ khách, ai không có khách thì đi ngủ, kết thúc một ngày "hành nghề" của mình.

 Oiran - kỹ nữ cao cấp thời Edo tại Nhật: Nhan sắc lộng lẫy, thu nhập tiền tỷ và những bí mật ít người biết - Ảnh 6.

Một đám rước Oiran trong một lễ hội tại Nhật.

Thời đại của các kỹ nữ đã qua, nhưng trong những gì tư liệu lịch sử ghi lại về các cô gái làm nghề buôn phấn bán hương này, thời hưng thịnh, đó được coi là một nghề nghiệp bình thường, người làm nghề cũng phải học tập và trau dồi kỹ năng, kiến thức.

Tư tưởng thời đại đó cũng thoáng và cởi mở, các cô gái khi giải nghệ có thể về quê lấy chồng, trở thành người phụ nữ của gia đình. Tuy vậy, không phải cuộc sống của các cô gái làm nghề đặc thù này trải trong nhung lụa, mà có rất nhiều đắng cay, nỗi buồn đằng sau những đêm hoan lạc, nhiều người sau đó phải sống cô đơn và chết trong bệnh tật - cái giá phải trả cho những năm tháng phóng đãng.

Pháp luật & Bạn đọc


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Trò chơi Pokémon chiếm lĩnh thế giới và Nhật Bản thành công trong tiếp thị văn hóa như thế nào?

Các trò chơi "Pocket Monsters: Red" và "Pocket Monsters: Green" lần đầu tiên được phát hành tại Nhật Bản vào năm 1996. 25 năm sau, những nhân vật hư cấu trong Pokémon dường như chiếm lĩnh cả thế giới.

Nét độc đáo của ngôi chùa 500 năm tuổi giữa lòng thành phố Sóc Trăng

Chùa Kh’Leang là một trong những ngôi chùa cổ ở Sóc Trăng, được xây dựng vào năm 1532 đến nay đã qua 21 đời sư trụ trì. Trong khuôn viên chùa có trường học và ký túc xá cho các vị sư.

Lần đầu tiên được xem tranh Van Gogh giấu kín suốt một thế kỷ

Bức tranh do danh họa Vincent Van Gogh vẽ từ năm 1887 lần đầu tiên được trưng bày để công chúng chiêm ngưỡng sau hơn một thế kỷ giấu kín.

Thước phim ghi lại cuộc sống hoa lệ cách đây đúng một thế kỷ

Thước phim dưới đây được ghi lại hồi thập niên 1920, cho thấy cuộc sống của người dân Paris, họ hôn nhau trên phố, khiêu vũ trong công viên và dùng bữa bên hiên những hàng quán tấp nập.

Hà Nội nhuộm vàng rực rỡ mùa cây thay lá

Hà Nội chuyển mùa vào xuân, thiên nhiên thay đổi tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp cho thủ đô nghìn năm văn hiến, địa danh có đủ bốn mùa trong năm.

Đến ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam và 2 hòn đá nổi kỳ lạ

Nhưng ít ai biết được ở chùa này còn có cặp đá rất hiếm có, mỗi hòn nặng 4,2 kg nhưng nổi được trên mặt nước…

Nét đẹp văn hóa đầu năm mới trong cộng đồng người Hoa ở Cần Thơ

Hằng năm, từ trước Tết Nguyên đán và kéo dài đến hết tháng giêng, cộng đồng người Hoa ở TP.Cần Thơ vẫn duy trì tập quán lên chùa dâng hương cầu an cho gia đình, người thân và cả cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình.

Dòng chữ viết trên siêu phẩm 'Tiếng thét' hé lộ điều bí mật

Dòng chữ viết bằng bút chì trên tranh đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong giới chuyên gia mỹ thuật từ lâu, gần đây, có phát hiện mới xung quanh dòng chữ này.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.

Thầy giáo "Tây" đi bộ từ Hà Nội vào TPHCM gây quỹ 1 tỷ đồng cho trẻ nghèo

Truyền cảm hứng - Nguyễn Vy - DT - 22/04/2024 11:00
Bàn chân tứa máu, bầm dập, nhiều lần suýt mất mạng vì tai nạn khi đi bộ hơn 2.000 km từ Hà Nội vào TPHCM nhưng hai thầy giáo người nước ngoài đã hoàn thành hành trình, gây quỹ được gần 1 tỷ đồng.

Quan điểm ‘ngang ngược’ của người Do Thái về làm giàu: Cứ ‘bay lên’ trước, điều chỉnh tâm thái sau!

Suy ngẫm - Diệu Đan - 22/04/2024 10:00
Làm sai, tiền sẽ chảy đi nơi khác; làm đúng, tiền sẽ chảy vào túi. Đơn giản là vậy, nhưng khôg phải ai cũng kiên trì và quyết liệt hành động như người Do Thái.

Sát-na này là thiên thu - 8 hiểu biết để yêu thương không đau khổ

Từ sách - Phim - TĐ - 22/04/2024 09:00
Khi ta bắt đầu thương yêu một ai đó, hãy yêu thương như một người có trí tuệ, yêu theo cách người có trí, như thế sẽ chỉ có hạnh phúc chứ chẳng có khổ đau.

Từ bỏ - Tiêu chí khai tử giúp bạn nhận biết khi nào nên cất bước ra đi

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 22/04/2024 08:00
Trong cuốn sách "Từ bỏ", tác giả Annie Duke cho biết ưu điểm của tiêu chí khai tử là bạn luôn có cơ hội thiết lập nó bất cứ lúc nào khi đã bắt đầu một hành trình.

Tác giả Trung Nghĩa: ‘Đọc sách cũng như yêu’

Từ sách - Phim - Tiểu Vũ - 21/04/2024 12:00
Đọc sách cũng như yêu” là tác phẩm của nhà văn, nhà báo, Đại sứ văn hóa đọc Trung Nghĩa ra mắt nhân sự kiện Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại TP.HCM.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 24/04/2024