Nữ Tiến sĩ người Việt - người tạo ra virus Cúm và người đầu tiên tiêm thử vaccine Covid-19 trên thế giới

07/08/2020 19:30
Nữ Tiến sĩ người Việt - người tạo ra virus Cúm và người đầu tiên tiêm thử vaccine Covid-19 trên thế giới

Tôi từng tham gia những thử nghiệm lâm sàng cho vaccine cúm mùa từ lúc sang Mỹ, nên cũng không quá lạ lẫm" - TS Nguyễn Quốc Thục Phương cho biết.

 Nhật ký của nữ Tiến sĩ người Việt - người tạo ra virus Cúm nhưng là 1 trong số người đầu tiên tiêm thử vaccine Covid-19 trên thế giới - Ảnh 1.

Một ngày đẹp trời cuối tháng 5, tôi nghe tin thành phố Rochester của tôi có tổ chức thử nghiệm vaccine COVID-19, cụ thể là thử nghiệm pha 1 của vaccine mRNA do công ty Pfizer và đối tác BioNTech phát triển. Đây là thử nghiệm pha 1-2, tức là kiểm tra độ an toàn, liều lượng và khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch (hiểu nôm na là có tạo ra kháng thể bảo vệ hay không).

Tôi lập tức liên hệ số điện thoại liên lạc của Trung tâm thử nghiệm vaccine ngay trong chiều hôm ấy. Hành trình làm tình nguyện viên thử nghiệm vaccine COVID-19 của tôi bắt đầu chỉ đơn giản như vậy.

 Nhật ký của nữ Tiến sĩ người Việt - người tạo ra virus Cúm nhưng là 1 trong số người đầu tiên tiêm thử vaccine Covid-19 trên thế giới - Ảnh 2.

Lần đầu tiên trò chuyện trên điện thoại để đăng ký tham gia, tôi phải trả lời hàng tá câu hỏi về tiền sử bệnh và trạng thái sức khỏe hiện tại. Có lẽ phải mất đến 20 phút cho những câu hỏi sàng lọc như có lịch sử bị bệnh tim, cao huyết áp, hay những bệnh suy yếu chức năng miễn dịch khác hay không.

Tôi từng tham gia những thử nghiệm lâm sàng cho vaccine cúm mùa từ lúc sang Mỹ, nên cũng không quá lạ lẫm với những câu hỏi này.

Thật lòng mà nói, sau khi tham gia những thử nghiệm lâm sàng cho vaccine thế này, tôi càng cảm thấy mình may mắn vì chưa từng mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo. Trong nhóm làm việc của tôi, có thêm ba người khác đăng ký tham gia, nhưng chỉ có một người nữa được nhận vào. Tất cả chỉ vì lý do sức khỏe!

Sau buổi nói chuyện, tôi nhận được một cuộc hẹn vào cuối tháng 6. Tiết trời tháng 6 khá đẹp, mà sao tôi thấy nó dài ơi là dài!

 Nhật ký của nữ Tiến sĩ người Việt - người tạo ra virus Cúm nhưng là 1 trong số người đầu tiên tiêm thử vaccine Covid-19 trên thế giới - Ảnh 3.
 Nhật ký của nữ Tiến sĩ người Việt - người tạo ra virus Cúm nhưng là 1 trong số người đầu tiên tiêm thử vaccine Covid-19 trên thế giới - Ảnh 4.

Những tưởng trả lời các câu hỏi sàng lọc trên điện thoại là có thể được nhận vaccine, tôi hí hửng đến Trung tâm thử nghiệm trực thuộc một bệnh viện có tiếng trong thành phố.

Có một phòng khám khang trang với phòng chờ rất rộng rãi, một văn phòng thông thoáng cũng nhiều phòng khám nhỏ bên trong. Một đội ngũ gồm hai bác sĩ có tiếng (họ cùng làm việc với sếp của tôi), các y tá cùng nhân viên hỗ trợ đi lại tất bật để đón tôi cùng vài người thử nghiệm khác cùng lịch hẹn.

Mỗi tình nguyện viên được giao cho một y tá phụ trách trong suốt quá trình thử nghiệm. Cô y tá của tôi là một phụ nữ khoảng tuổi 50, dáng nhỏ nhắn và luôn có một nụ cười trên môi.

Cô hỏi lại tôi tất cả những câu hỏi sàng lọc về tiền sử sức khỏe, đánh dấu vào hồ sơ rồi yêu cầu tôi ký tên. Sau đó, cô cho tôi đọc một văn bản dài đến hơn chục trang gọi là  "Giấy đồng ý tham gia thử nghiệm" miêu tả chi tiết mục đích của thử nghiệm lâm sàng lần này, loại vaccine thử nghiệm, những hiệu ứng phụ có thể xảy ra, số điện thoại liên lạc trong các tình huống khẩn cấp và những điều quan trọng khác tôi cần biết.

Cẩn thận hơn nữa (hoặc là quy trình bắt buộc), cô lại giải thích với tôi lần nữa những điều quan trọng cần biết trong văn bản trên trước khi cho tôi ký tên đồng ý. Cô nhấn mạnh rằng tôi nên tránh mang thai trong thời gian thử nghiệm vaccine, và tôi có thể chấm dứt thử nghiệm bất kỳ lúc nào tôi muốn.

Thử nghiệm đợt này là "thử nghiệm mù", tức là tôi không biết mình được nhận vaccine hay giả dược là nước muối sinh lý. Điều này giúp cho tôi báo cáo khách quan về những phản ứng của cơ thể sau khi nhận vaccine. Ngoài ra, tôi cũng được biết là tôi sẽ được nhận liều vaccine đầu và mũi nhắc lại cách nhau 3 tuần, cũng tương tự như kế hoạch tiêm chủng của một số vaccine khác (thường là 4 tuần đến vài tháng).

Sau đó, họ lấy dịch ngoáy mũi và mẫu máu của tôi để đảm bảo tôi chưa từng bị nhiễm virus. Họ thực hiện cả hai xét nghiệm: xét nghiệm tìm mẫu gien của virus bằng RT-PCR và xét nghiệm kháng thể. May quá, tôi âm tính với cả hai xét nghiệm và được cho về chờ ngày chích vaccine.

 Nhật ký của nữ Tiến sĩ người Việt - người tạo ra virus Cúm nhưng là 1 trong số người đầu tiên tiêm thử vaccine Covid-19 trên thế giới - Ảnh 5.

Hai tuần sau, đến hẹn lại lên, tôi có mặt tại Trung tâm thử nghiệm vaccine lúc 8g sáng. Khi tôi đến đã có hai người đến trước và chừng ba người nữa rải rác đến sau.

Tất cả chúng tôi lại cho máu và dịch ngoáy mũi để kiểm tra sự hiện diện của virus lần nữa trước khi được nhận vaccine. Trong lúc ngồi chờ, tôi tranh thủ lấy máy tính ra làm việc, thỉnh thoảng cũng tò mò quan sát những tình nguyện viên khác.

Trong phòng lúc ấy có năm người ngồi cách nhau tối thiểu hai mét, ai cũng đeo khẩu trang nghiêm túc và có vẻ chăm chú vào công việc của riêng mình.

Bác trai ngồi cạnh tôi đoán chừng trên 50, dáng lịch lãm, nhỏ nhẹ nói điện thoại qua tai nghe. Nhìn tấm bảng bác đeo trên ngực và nghe lõm bõm cuộc trò chuyện của bác về tình hình nhiễm bệnh COVID-19, tôi đoán bác là bác sĩ tại bệnh viện đó.

Ngồi xa nhất phòng so với tôi là một cô trạc 50, gương mặt trái xoan hiền từ với mái tóc vàng óng búi gọn về phía sau. Cô chăm chú ngồi đan móc rất bình thản, thỉnh thoảng lại ngước lên nhìn chung quanh, rồi mỉm cười chào tôi khi hai ánh mắt tình cờ chạm nhau.

Giữa phòng là một anh chừng hơn 40, dáng của một doanh nhân, và một thanh niên có lẽ chưa qua 30. Tôi thích thú khi nhận ra sự đa dạng về tuổi tác và nghề nghiệp của nhóm người tình nguyện cùng đợt với tôi.

Sau hơn một tiếng chờ đợi, cô thư ký đến báo cho cả phòng rằng tất cả chúng tôi đều xét nghiệm âm tính với virus và chuẩn bị nhận vaccine. Nửa tiếng sau, một cô y tá đến mang theo vaccine và lần lượt chích cho chúng tôi theo mã số đã được chọn ngẫu nhiên.

Tôi được biết thêm nhóm tình nguyện viên sáng hôm ấy được nhận vaccine liều cao, còn cậu sinh viên làm cùng với tôi lại thuộc nhóm vaccine liều trung bình. Cậu ấy nhận được vaccine trước tôi một tuần.

Sau khi tiêm, chúng tôi được giữ lại nửa tiếng để y tá đến đo nhiệt độ và theo dõi các phản ứng tức thì. Không ai trong số 5 người chúng tôi có bất kỳ triệu chứng gì.

Lúc tôi ra đến bãi giữ xe thì mặt trời đã lên đến đỉnh.

Hôm sau, chúng tôi được hẹn quay trở lại để được y tá kiểm tra thân nhiệt, huyết áp, nhịp tim và bác sĩ khám tổng quát. Đây cũng là hai bác sĩ chịu trách nhiệm chính cho chương trình thử nghiệm vaccine mà tôi được biết là đã có ít nhất hai chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Do tôi chọn giờ hẹn sớm lúc 8g sáng nên chỉ gặp lại bác trai mà tôi nghĩ là bác sĩ hôm qua. Nghe lõm bõm mẩu đối thoại giữa bác và cô y tá, bác bảo bác chẳng có triệu chứng gì ngoài hơi đau ở vị trí tiêm.

 Nhật ký của nữ Tiến sĩ người Việt - người tạo ra virus Cúm nhưng là 1 trong số người đầu tiên tiêm thử vaccine Covid-19 trên thế giới - Ảnh 6.
 Nhật ký của nữ Tiến sĩ người Việt - người tạo ra virus Cúm nhưng là 1 trong số người đầu tiên tiêm thử vaccine Covid-19 trên thế giới - Ảnh 7.

Khoảng 8g tối hôm đó, tôi bắt đầu cảm nhận được những tác dụng phụ của vaccine mà tôi cũng đã dự đoán và chuẩn bị trước: đau mình, cảm thấy hơi sốt (dù đo thân nhiệt vẫn bình thường), hơi đau đầu và bắt đầu đau cánh tay ở vị trí tiêm chích. Những tác dụng phụ này tương tự như một cơn cảm nhẹ và cũng giống như triệu chứng khi chích vaccine cúm hàng năm ở nhiều người.

Tôi báo cáo lại các triệu chứng trên một ứng dụng điện thoại mà ban sáng cô thư ký đã hướng dẫn tôi cài. Tôi đã được dặn có thể uống một viên Advil trị đau đầu nếu cần thiết, nhưng tôi bỏ qua vì triệu chứng của tôi không quá nặng.

Sau một giấc ngủ, tôi đã khỏe hơn, chỉ còn hơi đau đầu và đau ở cánh tay. Do hôm đó phải lái xe quay trở lại bệnh viện cho bác sĩ kiểm tra, tôi quyết định uống một viên Advil để giữ cho đầu óc minh mẫn.

Chừng nửa tiếng sau, cơn đau đầu biến mất. Vậy là những tác dụng phụ của vaccine đã hết trong vòng chưa đến 24h, trừ triệu chứng đau cánh tay ở vị trí tiêm chích kéo dài chừng 3 ngày.

Suốt một tuần sau đó, mỗi ngày tôi đều phải ghi nhận lại tình hình sức khỏe trên ứng dụng điện thoại của chương trình thử nghiệm.

Nhưng cũng đơn giản lắm, câu trả lời của tôi cho mọi câu hỏi về các triệu chứng bệnh trong tuần sau đó đều là "Không". Như tôi dự đoán, tác dụng phụ của vaccine chỉ kéo dài trong vài ngày đầu tiên.

Báo cáo thử nghiệm của mỗi người chúng tôi là một bộ hồ sơ riêng thật dày, bao gồm thông tin sàng lọc sức khỏe, những loại thuốc đang dùng (nếu có), hồ sơ theo dõi triệu chứng và khám tổng quát cùng những giấy tờ khác.

Những mẫu máu và huyết tương của chúng tôi sẽ được xét nghiệm để đánh giá đáp ứng của cơ thể đối với vaccine, cụ thể là sẽ đo lượng kháng thể đặc hiệu với virus SARS-CoV-2 và khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm của virus trong môi trường nuôi cấy tế bào. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá vaccine có thành công hay không.

 Nhật ký của nữ Tiến sĩ người Việt - người tạo ra virus Cúm nhưng là 1 trong số người đầu tiên tiêm thử vaccine Covid-19 trên thế giới - Ảnh 8.
 Nhật ký của nữ Tiến sĩ người Việt - người tạo ra virus Cúm nhưng là 1 trong số người đầu tiên tiêm thử vaccine Covid-19 trên thế giới - Ảnh 9.

Ba tuần sau khi nhận được mũi tiêm chủng đầu tiên, tôi quay trở lại để được tiêm mũi nhắc lại. Cũng quy trình như mũi vaccine đầu, tôi đến nơi từ sớm, cho mẫu ngoáy mũi để đảm bảo âm tính với virus rồi nhận mũi nhắc lại.

Theo kết quả được công bố từ trước của một vaccine cùng loại thuộc công ty Moderna tại Mỹ, tác dụng phụ thường có xu hướng tăng lên một chút ở mũi nhắc lại.

Thế là tối hôm đó, tôi chuẩn bị sẵn tinh thần để đón nhận những triệu chứng như mũi tiêm ban đầu. Thế nhưng, chờ mãi chờ mãi mà tôi vẫn không cảm thấy gì, chỉ hơi mỏi người và bắt đầu đau cánh tay.

Mũi nhắc lại của tôi hóa ra lại nhẹ nhàng hơn mũi tiêm chủng ban đầu!

Trong buổi tiêm chủng đầu tiên, trước khi cho chúng tôi ra về, các y tá đến đo nhiệt độ và hỏi thăm các triệu chứng tức thời. Không ai trong số 5 người chúng tôi có bất kỳ triệu chứng gì.

Ngày hôm sau chúng tôi quay trở lại khám để được y tá kiểm tra thân nhiệt, huyết áp, nhịp tim và bác sĩ khám tổng quát. Đây cũng là hai bác sĩ chịu trách nhiệm chính cho chương trình thử nghiệm vaccine mà tôi được biết là đã có ít nhất hai chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Do tôi chọn giờ hẹn sớm lúc 8g sáng nên chỉ gặp lại bác trai mà tôi nghĩ là bác sĩ hôm qua. Nghe lỏm bỏm mẩu đối thoại giữa bác và cô y tá, bác bảo bác chẳng có triệu chứng gì ngoài hơi đau ở vị trí tiêm.

Buổi tiêm nhắc lại, tôi lại được gặp những người tình nguyện cùng nhóm trong lần đầu. Không khí phòng chờ đợt này dường như dễ chịu hơn hẳn, có lẽ do mọi người đã trải qua lần tiêm chủng đầu tiên và chuẩn bị tâm lý tốt hơn cho mũi nhắc lại.

 Nhật ký của nữ Tiến sĩ người Việt - người tạo ra virus Cúm nhưng là 1 trong số người đầu tiên tiêm thử vaccine Covid-19 trên thế giới - Ảnh 10.

Giờ thì tôi đã nhận đủ hai mũi tiêm vaccine COVID-19. Theo báo cáo kết quả rất đáng khích lệ của vaccine cùng loại do công ty Moderna phát triển, tôi hi vọng mình đáp ứng tốt với vaccine và tạo ra được kháng thể và trí nhớ miễn dịch.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tôi sẽ lơ là các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách với những người xung quanh. Bởi vì, vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh kháng thể có thể bảo vệ tôi hoàn toàn khỏi nhiễm bệnh và tôi cũng không biết lượng kháng thể cao có thể duy trì trong máu được bao lâu.

Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch không phải chỉ là để bảo vệ cho bản thân tôi mà còn là để bảo vệ cho những người thân yêu xung quanh tôi nữa.

Chương trình thử nghiệm vaccine BNT162 trên nền tảng mRNA của công ty Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) đã hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 1/2 tại Đức và gần hoàn thành thử nghiệm tại Mỹ (đề cập trong bài viết). Ngày 20/7/2020, hai công ty đã thông báo kết quả bước đầu khả quan của thử nghiệm tại Đức: vaccine BNT162b1 có khả năng tạo ra kháng thể bảo vệ và đáp ứng tế bào T ở những người tình nguyện sau hai liều vaccine, bao gồm cả khả năng chống lại virus SARS-CoV-2 dạng G đang dần qua mặt virus cũ dạng D.

Thử nghiệm pha 2/3 của công ty Pfizer được thực hiện trên 30.000 tình nguyện viên ở nhiều nơi trên thế giới dự kiến sẽ diễn ra vào cuối mùa hè.

Trong khuôn khổ chương trình phát triển bốn loại vaccine có tên gọi chung BNT162, Pfizer và BioNTech sẽ nhận được 1,95 tỷ đô từ chính phủ Mỹ để cung cấp 100 triệu liều vaccine vào cuối năm nay nếu vaccine của họ đạt được phê duyệt cuối cùng của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ. Ngoài ra, nếu được phê duyệt, họ cũng sẽ cung cấp 120 triệu liều vaccine cho Nhật trong nửa đầu năm 2021.

Tổ Quốc


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024