Người nóng nảy, vô lễ ở nhà nhưng lễ phép, tử tế với người ngoài không phải là bất hiếu mà là...

Hiểu Đan12/06/2025 14:00
Người nóng nảy, vô lễ ở nhà nhưng lễ phép, tử tế với người ngoài không phải là bất hiếu mà là...

Hiện tượng "ngoài nóng trong lạnh" này không phải hiếm gặp, mà phản ánh những vấn đề sâu xa trong quan hệ gia đình hiện đại.

Nhà văn Mạc Ngôn từng nói: "Gia đình là mảnh đất đầu tiên nuôi dưỡng cảm xúc của một con người, nhưng cũng là nơi dễ sinh ra những tổn thương nhất."

Không ít người nhận ra rằng mình dễ nổi cáu, lạnh nhạt với người thân, nhưng lại cư xử lịch sự, tử tế với người ngoài. Hiện tượng "ngoài nóng trong lạnh" này không phải hiếm gặp, mà phản ánh những vấn đề sâu xa trong quan hệ gia đình hiện đại. Người ta có thể không hề bất hiếu, nhưng lại khó dành sự dịu dàng cho cha mẹ bởi những vết thương chưa lành từ thời thơ ấu.

Nhà văn nói: 1 người nóng nảy, vô lễ ở nhà nhưng lễ phép, tử tế với người ngoài không phải là bất hiếu mà là vì 3 lý do sau- Ảnh 1.
Ảnh minh hoạ

01. Tổn thương chưa được chữa lành

Nhà tâm lý học Alfred Adler từng nói: "Người hạnh phúc dùng tuổi thơ để chữa lành cả đời, còn người bất hạnh dùng cả đời để chữa lành tuổi thơ".

Nhiều người lớn lên trong môi trường gia đình thiếu thốn sự cảm thông, bị mắng mỏ, kiểm soát hoặc thậm chí trừng phạt dưới danh nghĩa "vì con". Những tổn thương ấy âm thầm tích tụ, hình thành nên kiểu phòng vệ cảm xúc, giữ khoảng cách với người thân để tránh bị tổn thương thêm lần nữa.

Khi cha mẹ dùng sự áp đặt để thay cho lắng nghe, lấy danh nghĩa yêu thương để kiểm soát, con cái dần học được rằng: gia đình không phải nơi an toàn để bộc lộ bản thân. Dù sau này có duy trì mối quan hệ hòa nhã, trong lòng vẫn khó lòng thân thiết trở lại.

Cha mẹ càng dịu dàng, bao dung, thì con cái mới càng dễ mở lòng. Yêu thương sinh ra yêu thương, còn áp đặt và tổn thương chỉ khiến người ta học cách khép lại trái tim.

02. Bị cuốn vào mâu thuẫn của cha mẹ

Trong cuốn "Mối quan hệ thân mật", tác giả viết rằng: Cha mẹ là cỗ máy tạo nên giấc mơ đầu đời của con, cũng là khuôn mẫu hành vi. Mối quan hệ giữa cha và mẹ ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới nội tâm của đứa trẻ.

Khi cha mẹ thường xuyên cãi vã, đổ lỗi hoặc lôi con vào mâu thuẫn, đứa trẻ sẽ dần hình thành sự sợ hãi, bất an với chính ngôi nhà của mình. Có khi, các em buộc phải trở thành người hòa giải, bị kẹt giữa tình yêu dành cho cả hai người lớn, điều đó tạo nên áp lực âm thầm, khiến cảm xúc bị kìm nén trong thời gian dài.

Lớn lên, mỗi lần gặp lại cha mẹ, những ký ức cũ lại trỗi dậy khiến nhiều người dễ cáu kỉnh, mệt mỏi hoặc tìm cách né tránh. Cách họ giữ khoảng cách với gia đình không phải là sự vô tâm, mà là bản năng tự vệ của một đứa trẻ từng bị cuốn vào trận chiến không thuộc về mình.

03. Sự xa cách sinh ra từ chiều chuộng và bao bọc quá mức

Không phải chỉ có tổn thương mới tạo nên khoảng cách, mà đôi khi, chính sự yêu thương thái quá cũng khiến người ta xa dần khỏi những người thân yêu.

Nhiều đứa trẻ được bao bọc từ nhỏ, không cần làm gì, không phải chịu trách nhiệm gì. Lâu dần, các em hình thành thói quen coi sự hi sinh của người thân là điều hiển nhiên.

Đối với người ngoài, các em lại được dạy phải lễ phép, lịch sự – còn với cha mẹ, ông bà, thì có thể buông lời cáu gắt, gượng gạo hoặc im lặng lạnh lùng. Kiểu "xã hội hóa lệch pha" này khiến con trẻ tưởng rằng: người thân thì không cần phải nỗ lực gì để gìn giữ.

Nhưng sự nuông chiều không dạy được lòng biết ơn. Một đứa trẻ lớn lên trong tiện nghi và được phục vụ mọi thứ, sẽ khó có khả năng thấu cảm và sẻ chia. Lớn lên, chúng dễ rơi vào tình trạng: ngoài thì mềm mỏng, trong nhà lại cộc cằn, thiếu kiên nhẫn.

Vậy làm sao để con cái lớn lên không trở thành người xa lạ trong chính gia đình mình?

Nhiều người lớn khi nhận ra mình đang sống với trái tim nguội lạnh trong chính mái nhà thân quen, mới giật mình đặt câu hỏi: "Phải chăng, ngày bé mình cũng từng bị đối xử như vậy?". Thật vậy, một đứa trẻ sinh ra vốn không biết lạnh nhạt là gì, chúng chỉ học cách yêu thương từ những gì chúng được nhận.

Nếu bạn thường xuyên trách mắng con trước mặt người khác, con sẽ học được rằng yêu thương đi kèm tổn thương.

Nếu bạn kiểm soát mọi lựa chọn của con với danh nghĩa "vì con", con sẽ dần tin rằng, gia đình là nơi không có quyền được là chính mình.

Nếu bạn dành hết dịu dàng cho người ngoài, nhưng về nhà lại cau có, con sẽ nghĩ rằng, lễ phép chỉ dành cho người dưng.

Những đứa trẻ lớn lên trong thiếu thốn sự lắng nghe, trong sự áp đặt hoặc chiều chuộng quá mức, rồi sẽ trở thành người lớn lạc lõng trong chính mái ấm của mình. Họ sẽ lịch thiệp với cả thế giới, nhưng dè chừng, xa cách với người thân.

Vì vậy, hãy bắt đầu lại từ chính hôm nay – nuôi dạy con trong tình yêu thương kèm giới hạn, trong sự tôn trọng cảm xúc chứ không phải kiểm soát hành vi. Hãy để con được thể hiện mình, được nói ra suy nghĩ, được yêu thương mà không đi kèm điều kiện.

Một đứa trẻ từng được thấu hiểu và chấp nhận trong gia đình, khi lớn lên, dù có bước ra thế giới rộng lớn, cũng sẽ luôn biết cách quay về, mỉm cười, và dịu dàng với người thân yêu của mình.

Vì gia đình – nơi gần nhất, cũng nên là nơi ấm nhất.

Và yêu thương, là điều cần học, từ khi con còn rất nhỏ.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Bố mẹ EQ cao sẽ không để con mình mắc kẹt trong vũ trụ Brainrot đến "thối não" ra đâu!

Bố mẹ có EQ cao sẽ không bao giờ cho con xem vũ trụ Brainrot!
2

Bí ẩn người phụ nữ kể vanh vách chuyện "kiếp trước", gần 100 năm khoa học vẫn chưa thể lý giải

Khi mới 4 tuổi, cô bé Shanti Devi ở New Delhi, Ấn Độ, đã bắt đầu kể chi tiết về cuộc đời " kiếp trước" của mình tại một thị trấn cách nhà hơn 100km.
3

Tâm lý học: Đây là trạng thái năng lượng tiêu cực khiến cuộc đời tụt dốc không phanh

Những người hay bồn chồn lo lắng thường dễ dàng bị đánh bại bởi chính mình.
4

Vũ trụ "thối não": Coi mấy thứ dị dạng này bảo sao học kém, phụ huynh EQ cao không nói câu này

Thái độ của cha mẹ quyết định rất nhiều đến tính cách của con cái.
5

Người lớn không hiểu được đâu: Tralalero Tralala, Tung Tung Tung Sahur hot đến thế là vì lý do này!

Vì sao Brainrot - xu hướng 3 tỷ view đang xâm chiếm “khối nghỉ hè” toàn cầu?

Fanpage Thông tin Chính phủ lên tiếng: Quân nhân không phải ngôi sao giải trí

Bài đăng hiện đang viral trên mạng xã hội, được nhiều người đồng tình.

Câu chuyện về 2 chiếc lò sưởi tên "Kẻ mộng mơ" và "Thợ xây" trong thư viện của Jeff Bezos

Chia sẻ của vị tỷ phú giàu thứ 2 thế giới chứa đựng bài học không bao giờ cũ.

Từ ChatGPT đến siêu trí tuệ: Thông minh hơn, nguy hiểm hơn?

Chúng ta đang bước vào thách thức hiện sinh chưa từng có tiền lệ: khả năng xuất hiện trí tuệ siêu thông minh – một hệ thống vượt xa con người về mọi mặt.

Người thông minh quá hóa ra lại gây khó chịu vì 5 điều sau

Thông minh là tốt, nhưng đừng làm điều gì thái quá nhé vì rất dễ khiến người khác khó chịu đấy.

Đây là cô Hoa hậu khiến tôi phải dạy con noi theo, đời sẽ không vùi dập con được!

Cô Hoa hậu này dạy tôi một bài học làm mẹ: Hãy cho con quyền được sai, nhưng dạy con cách sửa sai trong im lặng, bằng tử tế và bằng kiên trì.

Cha mẹ thạc sĩ phải bỏ việc để “cứu” con: Bài học đắt giá trong giáo dục “Trái chín ép thì không ngọt”!

Có những đứa trẻ khi còn nhỏ thì rất xuất sắc, nhưng lớn lên lại thay đổi hoàn toàn. Tất cả phụ thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ.

Tỷ phú Kazuo Inamori: Cách nhanh nhất để hết bế tắc trong công việc

Dù ở thời đại nào, của cải luôn chảy về những người làm việc hiệu quả nhất.

Lời nói gan ruột của người mẹ: "Tình yêu không đến từ những bảng điểm đẹp!"

"Tôi đã từng nhiều lần thất vọng … và rồi chợt nhận ra rằng, tình yêu thương thật sự không đong đếm bằng những bảng điểm đẹp hay những lời khen ngợi...", cô Diệp Quỳnh chia sẻ.

Cảnh báo từ Đại học Oxford: Nhiều cha mẹ vẫn thờ ơ khi trẻ em đang đối diện với "kỷ nguyên não mục"

Suy ngẫm - Hiểu Đan - 19/07/2025 10:00
Chúng ta chưa bao giờ cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này đến thế.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - EMDR: Liệu pháp giúp viết lại ký ức và chữa lành tổn thương

Từ sách - Phim - TĐ - 19/07/2025 09:00
Trong cuốn The Body Keeps the Score, tác giả Bessel van der Kolk viết về một dạng trị liệu có tên là EMDR hay giải mẫn cảm và tái xử lý thông tin thông qua chuyển động mắt.

Ánh sáng trong ta - Lời khuyên của Michelle Obama dành cho bạn trẻ đang lạc lối

Từ sách - Phim - Quìn - 19/07/2025 08:00
Nếu bạn đang cảm thấy mông lung về bản thân, về tương lai, hãy khoan trách mình. Bạn vẫn đang ở điểm bắt đầu của một hành trình dài - hành trình khám phá chính con người thật của mình. Và trên hành trình đó, không phải lúc nào cũng dễ chịu.

Xem "Sex Education" tôi rút ra bài học để thay đổi cậu con trai hư hỏng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 18/07/2025 13:00
Tại sao tôi lại không xem bộ phim "Sex Education" sớm hơn. Như vậy thì gia đình đã không phải trải qua những ngày tháng mệt mỏi.

Hành trình giông bão của người mẹ đơn thân nuôi con bại não thành Thạc sĩ Harvard

Truyền cảm hứng - Ứng Hà Chi - 18/07/2025 12:00
Từ cậu bé bại não, cậu bé ấy trở thành Thạc sĩ Harvard nhờ nghị lực và tình yêu bền bỉ của mẹ.

Trước khi có internet và Wi-Fi, những đứa trẻ của thập niên 1980 download game bằng cách nghe Radio

Kỹ năng - Nguyễn Hải - 18/07/2025 11:00
Đây cũng là hình thức đầu tiên của việc truyền dữ liệu không dây đến cho mọi người khi chưa có internet và Wifi.

Vũ trụ "thối não": Coi mấy thứ dị dạng này bảo sao học kém, phụ huynh EQ cao không nói câu này

Suy ngẫm - S.A - CFB - 18/07/2025 10:00
Thái độ của cha mẹ quyết định rất nhiều đến tính cách của con cái.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Hành trình viết lại cuộc đời bằng yêu thương

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 18/07/2025 09:00
Không phải ngẫu nhiên mà tình yêu thương luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi giá trị sống, vượt qua mọi thời đại và nền văn hóa. Bởi trong thế giới nhiều bất an này, yêu thương không chỉ giúp con người tồn tại, mà còn là thứ duy nhất có thể cứu rỗi họ.

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Từ sách - Phim - Quìn - 18/07/2025 08:00
Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.

Nghề phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/07/2025 13:00
Nhiều sinh viên đã hỏi tôi họ có thể làm gì sau khi làm việc như người phát triển phần mềm trong nhiều năm. Có nhiều con đường nghề nghiệp mà người phát triển có kinh nghiệm có thể lựa chọn. Sau đây là một số con đường:

Xem "Sex Education", tôi nghỉ chơi với bạn thân nhờ nhận ra tình bạn độc hại

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 17/07/2025 12:00
Nhờ bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn là "cái bóng" của bạn thân, chưa thực sự sống là chính mình.

Những người lương cao chia sẻ: Thiếu kỹ năng mềm này sẽ kìm hãm bạn khỏi sự thăng tiến

Kỹ năng - Diệp Anh - 17/07/2025 11:00
Bạn có tham vọng thăng tiến lên vị trí lãnh đạo cấp cao hay muốn tăng lương tới mức hấp dẫn? Khả năng phán đoán chính là kỹ năng mềm quan trọng nhất quyết định thành công của bạn.

Tâm lý học: Đây là trạng thái năng lượng tiêu cực khiến cuộc đời tụt dốc không phanh

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 17/07/2025 10:00
Những người hay bồn chồn lo lắng thường dễ dàng bị đánh bại bởi chính mình.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Điểm ACE: Chỉ số ám ảnh hay chìa khóa để chữa lành sang chấn tuổi thơ?

Từ sách - Phim - TĐ - 17/07/2025 09:00
Bài viết được trích lược từ cuốn "Nơi vết thương ánh sáng rọi vào" (What My Bones Know: A Memoir of Healing from Complex Trauma) - Hành trình chữa lành sang chấn phức tạp của tác giả Stephane Foo.

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - 5 gợi ý giúp bạn đưa ra quyết định đúng với chính mình

Từ sách - Phim - Quìn - 17/07/2025 08:00
Chúng ta đang sống trong một thời đại có quá nhiều lựa chọn, và chính điều đó khiến không ít người rơi vào cảm giác mất phương hướng. Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản “Mình nên chọn điều gì?”, lại trở thành nỗi trăn trở thường trực.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 19/07/2025