Nếu không muốn tự 'quẳng' đi phúc đức của mình, đừng làm tổn hại 3 kiểu người này

30/04/2019 12:14
Nếu không muốn tự 'quẳng' đi phúc đức của mình, đừng làm tổn hại 3 kiểu người này

Nếu bạn làm hại 3 người này, phúc đức của bạn sẽ bị vơi đi rất nhiều.

3 kiểu người nhất định không nên làm hại:

Người mà mình mang ơn

Cha mẹ là người có công ơn, đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta. Hay những người đã giúp đỡ chúng ta vượt qua kiếp nạn thì ta phải mang ơn suốt đời.

Đối với những người này chúng ta nên tình nguyện nhận lấy sự tổn thương, đừng làm tổn hại hay xúc phạm họ. Bởi vì, ở sâu thẳm bên trong là chúng ta đã thiếu nợ họ rất rất nhiều.

Về lý thiếu nợ là phải trả, cho nên nếu như lại làm tổn hại họ tức là chúng ta lại mắc thêm nợ với họ.

Một khi báo ứng đến thì sẽ rất nhanh, có khi sẽ khiến bạn chỉ trong một thời gian ngắn đã lâm vào hoàn cảnh không ngóc đầu lên được.

Người đồng cam cộng khổ

Giống như người xưa đã dạy: “Người vợ thuở bần hàn là không thể bỏ”.

Người đồng cam cộng khổ với mình phần lớn là vợ chồng, những người đã từng vì mình mà phải trả giá rất nhiều.

Họ sẵn sàng một lòng một dạ chịu thiệt về bản thân để luôn ở bên khích lệ, giúp đỡ mình.

Người có đức lớn

Người có đức lớn chính là người tốt, rất lương thiện, chân thật và nhẫn nhịn. Những người như vậy họ đã làm rất nhiều việc tốt, không phải chỉ đơn thuần là được mọi người xung quanh biết rõ mà cả trời Phật cũng biết rõ “như trong lòng bàn tay”.

Nếu bạn cố tình hay vô tình làm tổn hại, xúc phạm đến họ thì ngay trong đời sống thực tế là bạn đã chiêu mời sự tức giận của rất nhiều người.

Còn ở sâu thẳm bên trong là bạn đã đi ngược lại với thiên ý, khiến trời đất phẫn nộ mà bị báo ứng ngay trong kiếp này.

Tôn trọng và trân quý người khác là một loại học vấn

Kỳ thực, con người khi còn sống trên đời có thể thực sự quý trọng bản thân mình cũng không phải là một việc dễ dàng. Chúng ta thử suy ngẫm một chút, liệu có bao nhiêu người có thể thực sự cảm nhận được những điều tốt đẹp của sinh mệnh con người?

Có một nhà thơ từng viết rằng: “Chúng ta không sợ chết, là bởi vì chúng ta không biết sinh mệnh là đáng trân quý như thế nào, cuộc sống là đáng quý ra sao! Chúng ta không biết nhà của mình thực sự ở đâu, chúng ta từ đâu mà đến, rồi sẽ trở về đâu. Có bao nhiêu người có thể thanh tỉnh vì bản thân mình mà sống, không bị danh lợi chi phối ràng buộc, không bị tình cảm luyến ái làm phức tạp mà sống một cách tiêu sái, tự tại. Cho dù cổ nhân đã nhắc nhở chúng ta rằng: “Trời sinh thân ta, hẳn là có chỗ dùng…” Thế nhưng, trong cuộc đời ngắn ngủi, có bao nhiêu người có thể thực sự biết bản thân mình muốn gì, mà không để “lãng phí” sinh mệnh của mình đây?

Nhân sinh trên đời, tôn trọng, trân quý người khác lại càng khó hơn. Có câu nói: “Quý trọng người khác là quý trọng chính mình, quý trọng người khác chính là thể hiện ở mối quan hệ tốt đẹp, ấm áp giữa người với người”. Có bao nhiêu người có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mà suy nghĩ, yêu thương người khác hơn cả yêu thương người thân của mình, hơn cả bản thân mình?

Người giúp đỡ mình, người đồng cam cộng khổ hay mình mang ơn, đừng bao giờ làm tổn hại đến họ - Ảnh mang tính minh họa

Ngạn ngữ cũng có câu: “Lãng phí thời gian của người khác chẳng khác nào mưu tài hại mệnh người khác”. Cho nên, quý trọng người khác tối thiểu thể hiện ở việc quý trọng thời gian của người khác, tôn trọng việc làm và sự cố gắng của người khác, tôn trọng sự lựa chọn và con đường đi của người khác.

Người hiểu được tôn trọng và trân quý người khác cũng là người hiểu được rằng đối đãi với nhau có ân có nghĩa. Trong lịch sử có rất nhiều điển tích xưa về ơn nghĩa và báo đền ơn nghĩa.

Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi kết nghĩa anh em, một lòng vì nhau là một ví dụ điển hình về chữ “nghĩa”. Khi quân của Lưu Bị bị quân Tào Tháo đánh bại, Lưu Bị bỏ chạy sang Hà Bắc theo Viên Thiệu, Trương Phi trốn về Nhữ Nam, gia quyến Lưu Bị đều bị bắt. Quan Vũ vì bảo vệ gia quyến của Lưu Bị đã bị ép phải đầu hàng Tào Tháo.

Tào Tháo vì mến mộ tài năng của Quan Vũ nên đối xử với Quan Vũ hết sức trọng vọng. Về sau, cũng chính vì cái “nghĩa” mà Tào Tháo đã để Quan Vũ rời đi. Nhưng sau này ở hẻm Hoa Dung, Quan Vũ đã tha cho Tào Tháo, cũng đồng dạng là “nghĩa trọng như núi”.

Thuở thiếu niên, vị tướng nổi tiếng thời nhà Hán là Hàn Tín sống một cuộc sống vô cùng nghèo khổ cơ cực. Một ngày nọ, Hàn Tín không còn gì để ăn, ông không còn cách nào khác là ngồi ở bờ sông ngoại thành Hoài Dương và câu cá. Lúc ấy, có nhiều phụ nữ đang giặt giũ bên bờ sông. Trong số ấy, có một người phụ nữ để ý thấy rằng Hàn Tín trông có vẻ đói và xanh xao, dường như đã lâu lắm rồi không được ăn gì.

Bà liền chủ động mang thức ăn của mình tặng cho Hàn Tín. Cứ như thế, Hàn Tín đã được người phụ nữ kia tặng cho thức ăn trong suốt hơn 10 ngày liền. Lòng tốt của người phụ nữ ấy đã khiến Hàn Tín vô cùng cảm kích và xúc động sâu sắc.

Sau khi đã công thành danh toại, Hàn Tín trở lại quê hương. Việc đầu tiên mà ông làm là đi tìm người phụ nữ mà ông đã gặp trong thời trai trẻ và báo ơn bà bằng một lượng tiền vàng rất lớn.

Bên Phật gia có giảng “duyên”, con người gặp nhau đều là nhờ “duyên”. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời chúng ta đều không phải vô duyên vô cớ mà đều là vì có nhân duyên với nhau. Hãy tôn trọng hết thảy, trân quý hết thảy đó chính là cách hóa giải oán duyên, kết thiện duyên và tích phúc báo cho bản thân mình.

Theo Kienthuc

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 08/12/2024