Nắng nóng khắc nghiệt đang đẩy giới hạn chịu đựng của con người tới mức nào?

Đan Thùy15/08/2023 10:00
Nắng nóng khắc nghiệt đang đẩy giới hạn chịu đựng của con người tới mức nào?

Đêm nóng hơn và sóng nhiệt ẩm ướt hơn đang thách thức sức chịu đựng của cơ thể con người.

Tháng 7.2023 là tháng nóng nhất từng được ghi nhận. Nó thậm chí có thể là tháng nóng nhất trong lịch sử nhân loại. Đó chỉ là một trong chuỗi các kỷ lục về nhiệt bị phá vỡ. Đợt nắng nóng kỷ lục vẫn đang kéo dài ở Tây Nam nước Mỹ. Vào năm 2020, nhiệt độ đã tăng lên 38 độ C ở Siberia, đánh dấu mức cao nhất từng được ghi nhận ở Vòng Bắc Cực. 

Sức nóng đã thử thách giới hạn của chính cơ thể con người dẫn đến những hậu quả bi thảm. Năm 2003, ước tính có khoảng 70.000 người chết vì một đợt nắng nóng ở châu Âu. Vào năm 2022, một đợt nắng nóng khác đã khiến khoảng 62.000 người thiệt mạng. 

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể con người có thể thích nghi với nhiệt độ nhưng chỉ đến một mức độ nhất định. 

Kristie Ebi, người nghiên cứu về biến đổi khí hậu và sức khoẻ tại Đại học Washington (Mỹ), cho biết: "Cơ thể hoạt động khá vất vả để giữ nhiệt độ cốt lõi trong một phạm vi khá hẹp. Nếu bạn không thể hạ nhiệt độ cơ thể cốt lõi đó thì các tế bào và cơ quan nội tạng sẽ bắt đầu bị ảnh hưởng". 

merlin_208377918_89d48486-e167-4f51-991c-06c4b21f6bed-superjumbo.jpg

Ebi và các đồng nghiệp đã viết trong một bài đánh giá trên tạp chí Lancet vào năm 2021 rằng các đợt nắng nóng kéo dài khiến cơ thể chúng ta bị căng thẳng, có thể gây ra một loạt tác động dẫn đến thương tích vĩnh viễn hoặc tử vong. Các đợt nắng nóng cũng trở nên ẩm ướt hơn, hạn chế khả năng hạ nhiệt của cơ thể và ban đêm ngày càng nóng hơn, làm giảm thời gian con người có thể nghỉ ngơi và hồi phục. Cả 2 xu hướng này đều làm giảm khả năng thích ứng với nhiệt độ tăng cao của con người. 

Cơ thể con người có 2 con đường chính để giữ mát. Đầu tiên là đổ mồ hôi. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, các tuyến mồ hôi trên da giải phóng nước ra khỏi lỗ chân lông. Nước đó hấp thụ nhiệt khi nó bay hơi, từ đó giúp làm làm mát cơ thể. Đồng thời, cơ thể chuyển hướng máu lên bề mặt da bằng cách làm giãn các mạch máu ngay dưới da và tim bơm máu mạnh hơn, đó là lý do tại sao nhiều người trông đỏ bừng khi nóng. Điều này cho phép máu phân tán nhiệt tốt hơn ra không khí xung quanh.

Trong một phạm vi nhất định, các hệ thống này hoạt động phối hợp với nhau để giữ cho nhiệt độ bên trong cơ thể ở mức an toàn, thường là khoảng 37 độ C. Thật không may, Trái đất không chỉ trở nên nóng hơn mà nó còn trở nên nóng hơn theo những cách khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi hơn.

Biến đổi khí hậu đang thúc đẩy các đợt nắng nóng không chỉ nóng hơn và kéo dài hơn mà đặc biệt là ẩm ướt hơn. Rachel Cottle, người nghiên cứu về điều chỉnh nhiệt độ tại Penn State, cho biết: "Điều đó đang trở nên nguy hiểm hơn vì độ ẩm đóng vai trò là rào cản đối với quá trình cơ thể tự làm mát. Vì không khí ẩm chứa đầy nước nên mồ hôi không bay hơi như ở vùng khí hậu khô".

pakistan-heat-wave_asim-afeez-bloomberg-getty-scaled.jpg

Ngay cả ban đêm cũng không mang lại nhiều thời gian nghỉ ngơi. Thông thường, ban đêm mát hơn nhiều so với ban ngày, giúp cơ thể toả nhiệt vào ban đêm. Song nhiệt độ toàn cầu vào ban đêm đang tăng nhanh hơn nhiệt độ ban ngày và khi ban đêm trở nên ấm hơn, trái tim phải làm việc nhiều hơn. 

Kelton Minor, một nhà khoa học dữ liệu tại Đại học Columbia (Mỹ), người nghiên cứu về rủi ro khí hậu, cho biết những đêm nóng hơn cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người. 

Trong một nghiên cứu năm 2022 về hành vi giấc ngủ toàn cầu, Minor và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng vào những đêm nóng bức con người thường ngủ ít hơn, mất nhiều thời gian hơn để chìm vào giấc ngủ và thức dậy sớm hơn với những đêm mát mẻ. 

Một nghiên cứu khác đã liên kết giấc ngủ kém với việc giảm sức khoẻ tim mạch và tăng nguy cơ chấn thương, lo lắng, trầm cảm hoặc thậm chí là bạo lực súng đạn và tự sát. 

Sự kết hợp giữa nhiệt độ tăng, độ ẩm cao và đêm nóng hơn ảnh hưởng lớn đến hệ thống làm mát cơ thể. Khi trời quá nóng trong thời gian quá dài, mọi thứ có thể bắt đầu trở nên tồi tệ. 

Việc đẩy lượng máu về phía da buộc tim phải làm việc nhiều hơn đồng thời làm giảm lượng máu giàu oxy cung cấp cho tim. Trong vài giờ, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong tim và cuối cùng là suy tim.

Ebi cho biết điều này giúp giải thích tại sao suy tim mạch là nguyên nhân gây ra khoảng một nửa số ca tử vong ở người lớn tuổi trong các đợt nắng nóng. Nửa còn lại xảy ra khi các cơ quan khác, đặc biệt là phổi, không hoạt động dưới áp lực xử lý nhiệt, một phần là do thiếu oxy. Thông thường, những rủi ro này xuất hiện ở những người mắc các bệnh từ trước như bệnh tiểu đường hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Những rủi ro này đặc biệt cao nếu cơ thể không thể giữ nhiệt độ ổn định. Trong trường hợp đó, nhiệt độ cốt lõi của cơ thể bắt đầu tăng lên đến mức nguy hiểm. Khi nhiệt độ bên trong của một người lên đến khoảng 38 độ C, họ có thể bị kiệt sức vì nóng, dẫn đến ngất xỉu, nhức đầu, chóng mặt và đổ mồ hôi nhiều.

Nếu không được kiểm soát, tình trạng kiệt sức vì nóng có thể tiến triển thành say nắng. Ở đây, nhiệt độ cơ thể vượt quá 40 độ C. Nhiệt có thể giết chết các tế bào và cản trở chức năng của các cơ quan nội tạng. Các triệu chứng bao gồm da nóng và khô, mê sảng và thậm chí co giật. Nếu không can thiệp ngay lập tức, sốc nhiệt có thể dẫn đến suy nội tạng, thương tật vĩnh viễn và tử vong.

Ngay cả việc đổ mồ hôi cũng có thể tiềm ẩn rủi ro. Nếu không uống đủ nước khi đổ mồ hôi nhiều, cơ thể bắt đầu bị mất nước. Mất nước có thể làm máu đặc lại, gây thêm căng thẳng cho tim. Nó cũng gây áp lực lên thận, cơ quan cần nước để lọc chất độc và chất thải ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp mất nước mãn tính, như với một số người làm việc ngoài trời, nó có thể dẫn đến bệnh thận.

Mặc dù những triệu chứng này và hậu quả của chúng có vẻ nghiêm trọng, nhưng "các cơ chế này diễn ra trong nhiều giờ. Chúng không xảy ra tức thời". Ebi cho biết mọi người thường bắt đầu cảm thấy rõ các triệu chứng trước khi họ phải đi cấp cứu. Điều này đồng nghĩa là thường có đủ thời gian để hành động và giúp ngăn chặn những kết quả tồi tệ nhất.

Mọi người nên cung cấp đủ nước trong các đợt nắng nóng khắc nghiệt. Bên cạnh đó, cũng nên bật điều hòa nhiệt độ nếu có thể. Nên ở trong nhà và tránh hoạt động mạnh vào những giờ nắng nóng nhất trong ngày. Việc đắp một chiếc khăn mát lên cổ, sử dụng quạt ở nhiệt độ ẩm hoặc nhúng tay hoặc chân vào bồn nước lạnh cũng có thể giúp làm mát cơ thể.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Trước khi qua đời, con người có nghe được lời người thân nói không?

Nghiên cứu của một ĐH tại Canada đã tìm giải mã những phản ứng khi nghe thấy giọng người thân của bệnh nhân sắp qua đời.
2

Câu nói "Núi cao có đường chở khách, sông sâu có người lái đò" trong Tây Du Ký nghĩa là gì?

81 kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng đều đúc kết trong 4 câu nói kinh điển.
3

Có gì đặc biệt trong video "hút" 1,4 tỷ lượt xem sau 24 giờ đăng Youtube?

Một đoạn video ngắn đã đạt được hơn 1,4 tỷ lượt xem chỉ sau 24 giờ được đăng lên Youtube. Đoạn video này có gì đặc biệt mà lại thu hút lượt xem "kinh khủng" đến như vậy?
4

Dung nhan các thí sinh tại cuộc cuộc thi hoa hậu AI chưa từng có trong lịch sử ra sao?

Với khả năng của mình, AI sẽ tạo ra một hoa hậu trong trí tưởng tượng như thế nào?
5

Ca sĩ Bùi Anh Tuấn ‘Vẽ lại bức tranh của mẹ’

Sau nhiều năm vắng bóng, ca sĩ Bùi Anh Tuấn đã trở lại với ca khúc “Vẽ lại bức tranh” trong OST “Lật mặt 7” của Lý Hải.

Có khi nào cá voi tiến hóa để lên cạn săn mồi một lần nữa?

Theo một nghiên cứu mới điều tra hơn 5.000 loài động vật có vú chuyển từ môi trường trên cạn xuống nước, sự thích nghi với cuộc sống dưới nước của chúng có thể sẽ không bao giờ đảo ngược.

Mối nguy từ ứng dụng bạn gái AI

Trang The Guardian dẫn lời một số chuyên gia cảnh báo các ứng dụng bạn gái trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ nuôi dưỡng nhiều quan điểm không lành mạnh về kiểm soát và bạo lực giới.

Quá trình huấn luyện chim ưng "tàn nhẫn" của dân du mục

Chim ưng có thể đi săn cùng con người là vì nó coi con người là đối tác đáng tin cậy.

Những hình ảnh gợi nhớ 'tuổi thơ dữ dội' của thế hệ 8x, 9x

Cả "bầu trời tuổi thơ" hồn nhiên, trong trẻo của thế hệ 8x, 9x bỗng ùa về khi xem những hình ảnh này.

Cuộn băng keo in ảnh chân dung trẻ em ở Hàn Quốc, tia hy vọng của các bậc cha mẹ có con mất tích

Đó là một ý tưởng sáng tạo độc đáo nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng.

Chất 'thông linh' giúp thực vật nhiều lần tiến hóa để ăn thịt động vật

Jasmonate là hormone có nguồn gốc từ phospholipid điều chỉnh sự phát triển của thực vật và phản ứng với áp lực môi trường; thúc đẩy nhiều phản ứng đối với các điều kiện khắc nghiệt.

Loài cú bị đe dọa bởi những người hâm mộ Harry Potter

Bộ phim "Harry Potter" đã thúc đẩy một làn sóng khai thác cú hoang dã để phục vụ nhu cầu tăng đột biến và điều tương tự cũng xảy ra với cá san hô sau bộ phim “Đi tìm Nemo”.

Sự tiến hóa diệu kỳ của chiếc lưỡi ở chim và bò sát

Sự tiến hóa của lưỡi đã giúp các loài bò sát và lưỡng cư bắt được con mồi là động vật. Còn ở loài chim, một số cách thích nghi kỳ lạ nhất của lưỡi phản ánh sở thích ăn thực vật.

CMMI-1

Blog GS John VU - GS John Vu - 02/05/2024 12:00
Hỏi: Tổ chức của tôi muốn bắt đầu chương trình cải tiến qui trình bằng cách dùng CMMI làm khuôn khổ.

Người cha vĩ đại của showbiz Việt: Bán nhà, bỏ việc vì con khiến nhiều người phải nể phục, rơi lệ

Truyền cảm hứng - Li La - 02/05/2024 11:00
Để con có được cuộc sống bình thường như hiện tại, nghệ sĩ Quốc Tuấn không chỉ bán nhà mà còn phải vượt qua nhiều giai đoạn đau khổ, tuyệt vọng.

9 điều tưởng ngược đời nhưng lại là chân lý, ai hiểu mới biết cách sống không thiệt thòi

Suy ngẫm - Trung Hạ - 02/05/2024 10:00
Đọc 9 điều dưới đây, bạn ngộ ra được bao nhiêu đạo lý?

Người đàn bà trong tôi - Hồi ký thoát khỏi “lâu đài" của công chúa nhạc pop Britney Spears

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 02/05/2024 09:00
 “Britney Spears - Người đàn bà trong tôi" chính là nguồn động viên và khích lệ cho mỗi người phụ nữ trên con đường của mình, để có thể sống một cuộc sống tự do đích thực.

Khách sạn cổ 129 năm tuổi ở miền Tây, gắn liền với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp

Từ sách - Phim - Nguyễn Phượng - 02/05/2024 08:00
Ngoài kiến trúc độc đáo, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn thu hút sự quan tâm của du khách bởi câu chuyện tình buồn của chính chủ nhà và nữ nhà văn người Pháp.

AGILE

Blog GS John VU - GS John Vu - 01/05/2024 12:00
Câu hỏi: Ý kiến của thầy về lập trình AGILE (mau lẹ) là gì? Tôi có một tổ muốn thực hiện nó, nhưng họ gần như là theo cách tiếp cận “viết mã & cho chạy”.

Bức thư trong buổi họp phụ huynh - Người yêu thương bạn nhất nhưng không bày tỏ

Truyền cảm hứng - PV - 01/05/2024 11:00
Bố không hay thể hiện tình cảm với con như mẹ, nhưng đằng sau sự im lặng dõi theo đó là cả một bầu trời yêu thương.

Không phải lười biếng, đây mới là điều khiến nhiều người nghèo khó cả đời

Suy ngẫm - Huyền Giang - 01/05/2024 10:00
Có 3 thói quen quan trọng dễ khiến bạn trở nên nghèo khó nhưng bạn không hề hay biết. Nếu muốn có cuộc sống giàu sang, khá giả, bạn cần thay đổi ngay hôm nay.

Người đàn bà trong tôi - Sự thật đằng sau tấm ảnh cạo trọc đầu của Britney Spears

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 01/05/2024 09:00
Chúng ta vẫn thường biết về Britney Spears với hình ảnh một ngôi sao trượt dốc, trở nên điên loạn và bị kiểm soát suốt nhiều năm, nhưng có lẽ ít người biết đằng sau những phản ứng bốc đồng của cô trong quá khứ là những nỗi đau giấu kín suốt nhiều năm.

Chân dung những điệp viên hoàn hảo

Tủ sách - Minh Đức - 01/05/2024 08:00
Vì tính chất bí mật của hoạt động tình báo mà các nhà tình báo Việt Nam ngay cả khi đã hoàn thành nhiệm vụ và về hưu thì phần lớn họ vẫn chọn một cuộc sống hết sức thầm lặng, thậm chí không muốn tiết lộ bất cứ điều gì về nghiệp vụ của mình.

Làm thế nào để áp dụng những gì bạn đọc vào cuộc sống?

Kỹ năng - TĐ - 30/04/2024 12:00
Dưới đây là những lời khuyên như một cách để tự thử nghiệm áp dụng những gì bạn đọc vào cuộc sống của mình, từ đó có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ca sĩ Bùi Anh Tuấn ‘Vẽ lại bức tranh của mẹ’

Thư giãn - Tiểu Vũ - 30/04/2024 11:00
Sau nhiều năm vắng bóng, ca sĩ Bùi Anh Tuấn đã trở lại với ca khúc “Vẽ lại bức tranh” trong OST “Lật mặt 7” của Lý Hải.

Trước 40 tuổi, làm 4 điều này càng sớm càng tốt để tương lai ổn định, thảnh thơi!

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 30/04/2024 10:00
Chỉ khi bạn đã làm việc chăm chỉ trong nửa đầu cuộc đời, bạn mới có thể tận hưởng một cuộc sống thoải mái trong nửa sau của cuộc đời.

Cuộc đời hai mặt bí ẩn của nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 30/04/2024 09:00
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thập kỷ nhưng đến nay, cái tên Phạm Xuân Ẩn vẫn còn gây nhiều tò mò, không chỉ với người Việt Nam, mà còn đối với nhiều chính khách lẫn báo chí thế giới, đặc biệt là báo chí Mỹ.

Minh chứng thiên đường - Thiên đường chữa lành cho những trái tim tổn thương

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 30/04/2024 08:00
“Minh chứng thiên đường” là những ghi chép của Eden Alexander về giai đoạn “cận tử”. Quyển sách đã được cả thế giới đón nhận nồng nhiệt bởi sự mới lạ, cuốn hút và hướng chúng ta đến cảm xúc an lạc.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 02/05/2024