Năm rồng kể về ‘long kỵ binh’: Từ chân đất nhảy lên lưng ngựa tạo oai hùng

Anh Tú12/02/2024 13:00
Năm rồng kể về ‘long kỵ binh’: Từ chân đất nhảy lên lưng ngựa tạo oai hùng

Long kỵ binh là lực lượng xuất hiện trong lúc giao thời chiến tranh cổ điển và chiến tranh hiện đại. Dù vai trò lịch sử khá ngắn nhưng long kỵ binh vẫn tồn tại đến ngày nay.

long-ky.jpg
Một chỉ huy long kỵ binh - Ảnh: Internet

Chúng ta thường nghe về lực lượng kỵ binh trong lịch sử và quân đội Mỹ thời hiện đại còn có sư đoàn kỵ binh bay. Nhưng long kỵ binh thì chắc ít người biết đến. Nhân dịp Tết con Rồng, xin kể lại về chuyện lực lượng xuất hiện trong lúc giao thời chiến tranh cổ điển và chiến tranh hiện đại.

Người Việt Nam gọi lính này là lính đầu rồng và có mô tả về chúng cách đây 100 năm. Nhân chuyến đi Pháp năm 1922 thì Phạm Quỳnh đã mô tả lính đầu rồng như sau: “Lính này mặc áo dạ đen nẹp đỏ, đầu đội cái mũ đồng bóng nhoáng có đuôi dài rủ xuống sau lưng, một tay cầm gươm vác vai, một tay cầm vỏ gươm kéo xuống đất, mà người nào cũng lực lưỡng cao lớn... Thứ lính này chỉ dùng về nghi vệ mà thôi”.

Nhưng thực tế long kỵ binh hay lính đầu rồng có phải thứ lính này chỉ để “làm kiểng” hay không? Hãy đọc lại lịch sử về binh chủng đặc biệt.

Các đơn vị long kỵ binh ban đầu là một lớp bộ binh cưỡi ngựa, sử dụng ngựa để di chuyển, nhưng khi chiến đấu thì xuống ngựa như bộ binh. Từ đầu thế kỷ 17 trở đi, long kỵ binh ngày càng được sử dụng như kỵ binh thông thường và được huấn luyện để chiến đấu bằng kiếm và súng cầm tay trên lưng ngựa. Vậy tại sao lại dùng loại đơn vị lai giữa bộ binh hay kỵ binh. Ấy là vì long kỵ binh mang lại khả năng cơ động cao hơn bộ binh thông thường nhưng lại chi phí rẻ hơn nhiều so với kỵ binh. Nên nhớ ngựa chiến dùng cho kỵ binh rất đắt trong khi ngựa thồ dùng cho lực lượng long kỵ binh lại dễ mua hơn nhiều.

Những đơn vị long kỵ binh đầu tiên không được tổ chức theo các phi đội như kỵ binh mà theo các đại đội như bộ binh. Các chỉ huy của họ mang hàm cấp bậc bộ binh, trong khi họ sử dụng người đánh trống (dùng để truyền hiệu lệnh trong bộ binh) chứ không phải người thổi kèn (dùng để truyền hiệu lệnh trong kỵ binh) để truyền đạt mệnh lệnh trên chiến trường. Được trang bị tính linh hoạt của bộ binh đã khiến long kỵ binh trở thành một đạo quân hữu ích, cơ động, càng dùng càng thấy tiện lợi.

Ở Anh, các đại đội long kỵ binh đầu tiên được nuôi dưỡng trong Chiến tranh Ba Vương quốc và trước năm 1645, họ phục vụ như những đội quân độc lập hoặc trực thuộc các đơn vị kỵ binh. Khi cải cách quân đội lần đầu tiên được Quốc hội Anh phê chuẩn vào tháng 1.1645, quân lực Hoàng gia có mười trung đoàn kỵ binh và trong mỗi trung đoàn kỵ binh lại có một đại đội long kỵ binh trực thuộc. Theo sự hối thúc của hiệp sĩ Thomas Fairfax, vào ngày tháng 3 năm đó, long kỵ binh được thành lập thành một đơn vị riêng biệt gồm 1.000 người, do Đại tá John Okey chỉ huy và ngay tháng 6 cùng năm, họ đã gây tiếng vang trong trận Naseby.

Được cung cấp ngựa kém hơn và trang bị đơn giản hơn, việc nuôi các trung đoàn long kỵ binh luôn rẻ hơn so với các trung đoàn kỵ binh đắt tiền. Vào thế kỷ 17, vua Gustav II Adolf đưa long kỵ binh vào quân đội Thụy Điển. Ông chỉ cung cấp cho mỗi người lính thuộc đơn vị này một thanh kiếm, một chiếc rìu và một khẩu súng hỏa mai, coi họ như "những nhân công trên lưng ngựa" chứ không phải là quân nhân chuyên nghiệp vốn được trang bị và đãi ngộ cực tốt. Nhiều quân đội châu Âu từ đó đã bắt chước và thành lập đơn vị vũ trang đa năng này. Long kỵ binh vào cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với bộ binh về ngoại hình và trang bị, khác biệt chủ yếu ở việc thay giày bằng ủng cưỡi ngựa và sử dụng mũ lưỡi trai thay vì mũ rộng vành để có thể đeo súng hỏa mai mà không bị vướng víu.

Khi đánh trận giáp lá cà, lực lượng long kỵ thường gặp bất lợi khi chống lại kỵ binh chính hiệu. Ngồi trên ngựa thì họ không thạo mà nhảy xuống đất thì bộ binh bao giờ cũng bị kỵ binh “bón hành”. Cũng dễ hiểu vì điều này giống như những cầu thủ đá sân nhỏ lại bắt sang sân lớn so tài với cầu thủ đá chuyên nghiệp. Do vậy, lực lượng long kỵ trong lịch sử đã không ngừng tìm cách cải thiện khả năng cưỡi ngựa, sử dụng vũ khí và cả địa vị xã hội của mình. Đến Chiến tranh Bảy năm năm 1756, vai trò chính của họ trong hầu hết quân đội châu Âu đã chuyển từ chức năng bộ binh được trang bị sang thiết kỵ. Đôi khi họ được mô tả là kỵ binh 'trung tính', với chức năng nằm giữa các trung đoàn thiết kỵ và khinh kỵ, mặc dù đây là cách phân loại hiếm khi được sử dụng vào thời điểm đó.

Chức năng ban đầu của long kỵ binh là thực hiện nhiệm vụ trinh sát và cảnh giới về sau đã được chuyển cho kỵ binh hay khinh kỵ trong quân đội Pháp, Áo, Phổ và các quân đội khác. Chỉ riêng quân đội Đế quốc Nga, do có sẵn quân Cossack, long kỵ binh được giữ lại vai trò ban đầu lâu hơn.

Một ngoại lệ đối với quy tắc này là Quân đội Anh, từ năm 1746 trở đi đã dần dần định danh lại tất cả các trung đoàn "Horse" (kỵ binh) thành "Dragoons" (long kỵ binh) để tiết kiệm tiền lương. Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1756, bảy trung đoàn khinh kỵ đã được huấn luyện về trinh sát, giao tranh và các công việc khác đòi hỏi sức bền theo các tiêu chuẩn của kỵ binh đương thời. Sự thành công của lớp kỵ binh mới này khiến tám trung đoàn long kỵ khác cũng được chuyển đổi sang thành kỵ binh từ năm 1768 đến năm 1783. Khi việc tái tổ chức này hoàn thành vào năm 1788, lực lượng kỵ binh Hoàng gia Anh có thêm bảy đơn vị Vệ binh long kỵ. Đó có thể coi là sự thừa nhận cho đẳng cấp của long kỵ binh tại Anh.

my.jpg
Long kỵ binh ở Mỹ - Ảnh: Internet

Vào cuối năm 1776, người khai sinh ra nước Mỹ George Washington nhận ra sự cần thiết của một nhánh quân đội Mỹ giúp gắn kết các lực lượng. Vào tháng 1.1777, bốn trung đoàn long kỵ binh trang bị nhẹ đã được thành lập. Họ tham gia vào hầu hết các trận đánh lớn trong Chiến tranh giành độc lập của Hoa Kỳ, bao gồm trận chiến ở White Plains, Trenton, Princeton, Brandywine, Germantown, Saratoga, Cowpens và Monmouth, cũng như chiến dịch Yorktown.

Ở Mỹ, những người lính đầu rồng này nhận được sự tôn trọng. Quân đội coi họ là một lực lượng chiến đấu tinh nhuệ có khả năng chiến đấu cả trên lưng ngựa và xuống ngựa. Những long kỵ binh ở Mỹ dù chủ yếu chiến đấu trên mặt đất nhưng vẫn được huấn luyện về chiến tranh trên lưng ngựa. Họ thường mang súng carbine như lính bộ binh nhưng cũng được trang bị súng lục và kiếm để cận chiến trên lưng ngựa.

Nhưng theo thời gian, với sự phát triển của lực lượng cơ giới, khi cả kỵ binh cũng hết uy lực trên chiến trường thì long kỵ binh, những chiến binh đầu rồng cũng lui vào lịch sử.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Người vợ trong “Vợ nhặt” có tên thật là gì? Số ít học sinh giỏi Văn mới trả lời được câu hỏi này

Hầu hết mọi người đều không biết tên của nhân vật chính tác phẩm này.
2

Người chơi đầu tiên phá kỷ lục 14 câu của "Ai là triệu phú" nhờ... cãi lời vợ

Anh trả lời đúng 14 câu hỏi và giành 80 triệu đồng.
4

4 kỳ nhân trong truyện Kim Dung: Sở hữu võ công tuyệt đỉnh nhưng vẫn chưa đứng đầu

Trong số các nhân vật sở hữu võ công cái thế, có 4 kỳ nhân dù được ban tặng tuyệt kỹ nhưng lại không thể trở thành thiên hạ đệ nhất.
5

Chữ "You" trong YouTube có nghĩa là gì - Vì sao người ta lại đặt tên nghe buồn cười thế?

Chữ "You" trong YouTube từng là biểu tượng của nền tảng. Nhưng giờ đây, nó đang mất dần ý nghĩa.

Trò chơi AI giúp chuẩn bị gặp họ hàng dịp tết

Mỗi năm cứ đến Tết Nguyên đán, giới trẻ Trung Quốc lại chuẩn bị tinh thần đối mặt với những câu hỏi không thể tránh được lúc về quê đoàn tụ gia đình.

Thân phận thật của Vô Danh thần tăng: Hư Trúc chỉ cần gặp là biết

Có 4 lý do để Hư Trúc có thể xác định được danh tính thực sự của Vô Danh thần tăng.

Những kiểu áo dài nữ được "săn lùng" vào dịp Tết Giáp Thìn 2024

Sự phong phú về thiết kế của áo dài nữ luôn "bùng nổ" mỗi khi Tết đến xuân về.

Những linh vật rồng hài hước khiến người xem bật cười ở Trung Quốc

2024 là năm Giáp Thìn. Không chỉ ở Việt Nam, hình tượng linh vật rồng cũng được chú ý tại một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước có cộng đồng người Hoa sinh sống.

Top 5 đại sư võ công cao nhất trong truyện của Kim Dung

Thậm chí, nhiều vị đại sư còn được công nhận là có võ công mạnh nhất trong giới võ lâm.

Đây mới là đệ nhất cao thủ của Kim Dung: 20 tuổi đã bất khả chiến bại trong toàn giới võ lâm

Hóa ra, trong các tác phẩm của Kim Dung có một cao thủ mới 20 tuổi có khả năng đánh bại nhiều nhân vật sừng sỏ trong võ lâm.

Vương Trùng Dương, Chu Bá Thông và Trương Tam Phong, ai mạnh hơn?

Vương Trùng Dương, Chu Bá Thông và Trương Tam Phong nếu đại chiến thì ai sẽ là người chiến thắng?

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024