Tác gia chuyên viết về tài chính nổi tiếng của Trung Quốc, Zhang Boxin từng chia sẻ rằng: "Nghèo một thời gian không đáng sợ. Điều đáng sợ là có tư duy và tính cách của người nghèo." Cũng giống như một số người, họ không giỏi xử lý việc lớn, quá để tâm tới những việc nhỏ nhặt và chỉ biết cái lợi cho mình. Dù thu được lợi ích trong một thời gian nhưng cuối cùng vẫn là không giữ được đồng tiền.
"Định luật bảo toàn của cải" tiết lộ rằng khi "đức hạnh" bên trong của một người không đủ thì sẽ khó hỗ trợ cho "cái được" bên ngoài. Nghèo đói không bao giờ là số phận, tính cách và tư duy kiểu nghèo đói mới là nguyên nhân sâu xa cái nghèo.
01
Vào thời nhà Đường tại Trung Quốc, có một thương gia buôn gạo tên là "Tiền Cửu Lương". Để kiếm lời, ông đã bí mật chỉnh cân 1kg thành 9 lạng, và rất tự hào về điều đó. Ban đầu, mọi người không để ý tới thủ đoạn của ông và mua gạo như thường lệ. Nhưng thời gian trôi qua, có người nhận thấy có điều gì đó không ổn và đến chất vấn ông.
Tiền Cửu Lương tất nhiên đã chối bỏ, đồng thời yêu cầu hai con trai của mình đổi 1kg thành 8 lạng. Kết quả là chỉ chưa đầy một năm, quán bán gạo vốn đông đúc khách hàng bỗng trở nên vắng tanh.
Hình thức "ăn gian" này có thể gặp ở khắp nơi trong đời thực. Một blogger cũng từng gặp trường hợp như vậy, đó là trải nghiệm của anh ở chợ hải sản cách đây không lâu. Trước một quầy bán hải sản, blogger này thắc mắc về cân nặng của người bán hàng thì bị mắng và đuổi đi. Trong lúc tranh chấp, người bán hàng biết mình sai nên đã đập vỡ cân điện tử và giật điện thoại di động của blogger.
Ngay khi video xuất hiện, toàn bộ mạng xã hội bùng nổ. Các bộ phận liên quan nhanh chóng can thiệp và cuối cùng phát hiện ra rằng người bán quả thực có vấn đề. Hiện tại, không kể chủ quán hải sản này, thậm chí cả khu chợ cũng ít người ghé qua.
Tham lam lợi nhuận nhỏ, sau này sẽ mất uy tín; nếu kiếm tiền mà không có lương tâm thì chắc chắn sau này bạn sẽ phải trả giá gấp đôi. Điều ngốc nghếch nhất trên đời là tham cái lợi nhỏ mà chịu cái thiệt lớn. Gieo nhân nào ắt sẽ gặp quả đó, lợi bất chính sẽ dẫn đến tai họa, làm ăn bất chính sau cùng sẽ tự chuốc lấy tổn thất.
02
Trong cuốn sách có tên "Nhân tình thế sự", tôi đọc được một câu chuyện về một nhân vật có tên Từ. Sau khi tốt nghiệp đại học, Từ làm nhân viên bán hàng cho một công ty. Khi cô mới bước chân vào ngành, công việc không có gì đặc biệt quan trọng nên lãnh đạo đã sắp xếp để cô và những người mới khác hỗ trợ người giám sát trong việc phân loại hồ sơ dự thầu.
Trong quá trình này, vì làm việc nhóm tốt, chỉ trong vài ngày, một hồ sơ đấu thầu tốt đã được hoàn thành. Tuy nhiên, điều đáng bức xúc là khi báo cáo với cấp trên, Từ coi đó là công lao của mình và không đề cập đến đóng góp của người khác. Kết quả là sau khi công bố thành tích vào cuối tháng, Từ nghiễm nhiên bỏ túi toàn bộ tiền thưởng của đội. Các đồng nghiệp bất bình nhưng vì thể diện nên chỉ đành ngậm ngùi nhìn Từ nhận thưởng một mình.
Ngay sau đó, bộ phận bán hàng đã phân lại nhóm, nhưng không ai muốn ở chung nhóm với Từ. Cứ như vậy, Từ chỉ có thể làm việc một mình và hoàn toàn không thể hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Ngay sau đó, cô đã chủ động xin nghỉ việc vì nghĩ rằng có thể tìm được công việc khác nhưng không ngờ câu chuyện của cô đã bị lan truyền rộng rãi.
Có người từng nói: Lợi ích có thể được chia sẻ nhưng không phải một mình. Ở ngoài xã hội, điều quan trọng nhất là tránh độc chiếm lợi ích của mình và không chia miếng bánh cho người khác. Nếu bạn lừa dối ai đó một lần, họ sẽ nhớ điều này mãi mãi; nếu bạn đoạt lợi ích của ai, bạn sẽ là mục tiêu chỉ trích của dư luận.
Khi đi qua chỗ hẹp thì chừa một khoảng cho người khác. Khi tìm kiếm sự giàu có, người ta chú trọng đến kết quả đôi bên cùng có lợi, và trong kinh doanh, sự hợp tác rất quan trọng. Chỉ khi chúng ta sẵn sàng từ bỏ việc độc chiếm lợi nhuận, chúng ta mới có thể tồn tại lâu dài trên con đường kiếm tiền.
▽
Có một bà lão "khôn ngoan", mỗi lần đi siêu thị đều thử đồ ăn thử và thường xuyên no bụng mà không tốn một xu. Có một đứa trẻ muốn bắt chước người phụ nữ, nhưng được những người lớn xung quanh răn dạy: "Đừng bắt chước, nếu con có suy nghĩ đó, con sẽ khó xoay chuyển được cuộc sống."
Cái gọi là nghèo đói, theo nhà văn Mader, là sự tự ti của bản chất con người đã hình thành thành thói quen trong cuộc sống. Tại sao một số người vẫn ở dưới tầng lớp kém hơn dù làm việc chăm chỉ? Đó chính là do thói quen của họ. Chỉ bằng cách xóa bỏ tận gốc tư duy của người nghèo, chúng ta mới có thể đảo ngược tình thế hiện tại và bước vào con đường kiếm tiền bền vững.
Đừng tham lam những lợi ích nhỏ nhặt, đừng vội kiếm tiền nhanh chóng, không ngừng nâng cao kiến thức và quan tâm đến người khác nhiều hơn trong mọi việc, con đường sự nghiệp của bạn sẽ ngày càng rộng mở hơn.