Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 1: Ông Dương Văn Minh và con đường công danh, binh nghiệp

Vũ Trung Kiên18/04/2025 12:00
Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 1: Ông Dương Văn Minh và con đường công danh, binh nghiệp

Nhân ngày kỷ niệm trọng đại, Một Thế Giới giới thiệu loạt bài của TS Vũ Trung Kiên về những con người liên quan đến sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc diễn ra 50 năm trước.

Ngày 30.4.1975, Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng miền Nam Việt Nam, đặt dấu chấm kết thúc cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước 21 năm dài gian khổ. Những sự kiện lịch sử quan trọng trên thế giới, nhất là sự kiện liên quan đến việc mở đầu và kết thúc, bao giờ cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Việc Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng cũng nằm trong số đó.

Các nghiên cứu, đánh giá có thể ở những góc độ khác nhau nên cũng có những đánh giá khác nhau về ông Dương Văn Minh và nội các của ông; nhất là những hoạt động, hành động của ông Dương Văn Minh và chính phủ ông trong chuỗi sự kiện chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước.

Trong loạt bài này, từ các công trình xuất bản chính thức ở Việt Nam (chúng tôi nhấn mạnh, tất cả tài liệu được trích dẫn sử dụng trong bài đều lấy từ các công trình xuất bản chính thức ở Việt Nam), người viết sẽ tổng hợp, khái quát lại một lát cắt trong sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc diễn ra 50 năm trước.

Ông Dương Văn Minh và con đường công danh, binh nghiệp

Bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris trong hồi ký Gia đình, bạn bè và đất nước đã viết: “Một văn bản của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đánh giá “mặc dù ông Dương Văn Minh chưa đáp ứng được yêu cầu của ta, nhưng tuyên bố của ông và nhật lệnh của ông Nguyễn Hữu Hạnh cũng đã có tác dụng nhất định, làm giảm ý chí đề kháng của đại bộ phận quân đội Sài Gòn vào những giờ chót của chiến tranh, tạo điều kiện cho quân ta tiến nhanh giải phóng Sài Gòn1”.

Về sự tác động để ông Dương Văn Minh đầu hàng, cuốn Lịch sử Đảng bộ TP. HCM đã ghi: “Lúc đó mặc dầu ông Dương Văn Minh chưa đáp ứng được yêu cầu của ta là sớm đầu hàng không điều kiện, nhưng tuyên bố của Dương Văn Minh và nhất là nhật lệnh của Nguyễn Hữu Hạnh cũng đã có tác dụng nhất định làm giảm ý chí đề kháng của đại bộ phận quân ngụy vào những giờ chót của chiến tranh, tạo thuận lợi để đại quân ta tiến nhanh vào giải phóng Sài Gòn. Việc thúc đẩy Dương Văn Minh ra lệnh ngưng bắn thức thời là một thành công của công tác binh vận đã biết chọn đúng đối tượng để tác động vào đúng thời điểm2”.

Bình luận những nội dung đánh giá về sự kiện ông Dương Văn Minh đầu hàng trưa 30.4.1975, bà Nguyễn Thị Bình đã viết: “Đánh giá như thế là thỏa đáng, nhưng nếu nghiên cứu thêm lý lịch của ông Dương Văn Minh và nghe thêm một số câu chuyện về ông qua lời kể của những người tiến bộ xung quanh ông thì hành động của ông Dương Văn Minh là thức thời và thể hiện ông là người có lòng yêu nước3”.

anh-man-hinh-2025-04-09-luc-11.50.51.png
Ông Dương Văn Minh sinh năm 1916 tại Mỹ Tho, trong một gia đình gia giáo có 7 anh chị em - Ảnh: Life

Ông Dương Văn Minh sinh ngày 19.2.1916 tại Mỹ Tho nhưng quê quán xa đời của ông là Thừa Thiên (nay là TP.Huế). Tổ tiên ông vào lập nghiệp tại Tân An, Long An. Cha ông Dương Văn Minh là Dương Văn Huề (tức Dương Văn Mau). Ông Dương Văn Huề đậu tú tài Pháp và sau đó “làm việc cho Pháp tại Sài Gòn, sau lên tri huyện, rồi tri phủ, chuyển ra làm quận trưởng Cap Saint Jacques4” (nay là TP.Vũng Tàu) và có hàm Đốc phủ sứ.

Gia đình ông Dương Văn Minh có 7 anh chị em. Cha ông mất sớm, mẹ ông là bà Nguyễn Thị Kỷ ở vậy tiếp tục nuôi các con thành đạt. Ông Dương Văn Minh là con trai trưởng, em kế tên Dương Thanh Nhựt (hay còn gọi là Dương Văn Nhật) tham các hoạt động yêu nước theo con đường Việt Minh từ trước năm 1945. Năm 1954, sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, ông Nhựt trong số những người kháng chiến ở miền Nam tập kết ra miền Bắc. Sau này, ông trở thành đầu mối liên lạc giữa những người kháng chiến Việt Nam với anh trai Dương Văn Minh của mình. Ông mang quân hàm trung tá (có tài liệu nói là khi nghỉ hưu ông là đại tá quân đội nhân dân Việt Nam). Em trai thứ 5 của ông Dương Văn Minh là Dương Thanh Sơn, sĩ quan quân đội Sài Gòn.

Gia đình ông Dương Văn Minh là một gia đình gia giáo, sùng đạo Phật và bản thân ông cũng “theo đạo Phật, nhân từ, thương người. Sợ sát sinh, sợ phải giết người. Thấy ai bị nạn thì ra tay cứu5”. Ông Dương Văn Minh được hầu hết những người quen biết, thân cận đánh giá là người khiêm tốn, trong sạch trong chính quyền; gương mẫu, mẫu mực, chung thủy trong cuộc sống gia đình. Bà Bùi Thị Mè, một cơ sở dân vận của Việt Minh ở Trà Vinh, sau này là Thứ trưởng Bộ Y tế - Xã hội - Thương binh của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, là người có quan hệ thân thiết với ông Dương Văn Minh và gia đình ông, đánh giá ông Dương Văn Minh “sống rất tình nghĩa, có tâm, sống bình dị và theo đạo Phật6”.

Vợ ông Dương Văn Minh là bà Nguyễn Thị Lang. Hai ông bà có 3 người con: 1 gái, 2 trai. Sau này 2 con trai ông sống ở Pháp, con gái sống ở Mỹ. Cuối đời, ông Dương Văn Minh sang Mỹ sống cùng con gái và qua đời tại tại Sky Rose Chapel-Rose Hills Memorial Park, Whittier, California, Mỹ ngày 9.8.2001.

Ông Dương Văn Minh khởi đầu sự nghiệp của mình bằng việc làm thư ký tại Soái phủ Nam Kỳ của chính quyền đô hộ Pháp vào năm 1939. Tại đây, ông coi về công văn từ các ty, sở gửi về. Ông Vương Hồng Sển, nguyên Quản thủ (Giám đốc) Bảo tàng Sài Gòn, người từng làm việc dưới quyền ông Dương Văn Minh những năm ấy, đánh giá ông Dương Văn Minh “là người rất dễ thương và vốn dòng lễ giáo nho phong7”.

Cũng theo Vương Hồng Sển, năm 1940, khi đang làm làm thư ký ở Soái phủ Nam Kỳ, ông Dương Văn Minh phải đi quân dịch để rồi từ đó: “Công danh đắc lộ, đi học trường thiếu sinh (escole des cadres) vì có tú tài Pháp văn, dự trận chiến Thái Miên vùng Battambang, trở về đóng lon quan hai (trung úy), rồi lần lần lên tột bậc làm đại tướng8”.

Ngày 9.3.1945, quân đội Nhật Bản làm đảo chính tước vũ khí của quân đội Pháp ở Đông Dương, ông Dương Văn Minh bị Nhật bắt. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ông tham gia tổ chức yêu nước tập hợp xung quanh Mặt trận Việt Minh chống lại người Pháp xâm lược. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, gia đình ông Minh tản cư về Chợ Đệm (Tân An): “Lần đó, ông về thăm nhà, đơn vị rút đi, ông bị kẹt lại chưa tìm được đơn vị thì bị Tây bắt, buộc ông trở lại làm việc cho quân đội Pháp9”.

Năm 1946, Dương Văn Minh là thiếu úy, đại đội phó quân đội Pháp, lần lượt lên đến cấp tá, rồi qua Pháp học trường võ bị, là một trong những sĩ quan đầu tiên của quân đội Quốc gia Việt Nam, sau là quân đội của chính quyền Sài Gòn. Như vậy, bản thân ông Dương Văn Minh đã từng tham gia Việt Minh, có quan hệ thân thiết với nhiều người sau này thuộc phía quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Từ trước năm 1954, ông đã có quan hệ và cứu giúp nhiều người phía Việt Minh. Chính vì đặc điểm này của ông nên phía những người kháng chiến Việt Nam đã tìm cách để móc nối và vận động.

Năm 1960, Ban Binh vận Xứ ủy Nam Bộ đã móc nối và giao cho Dương Thanh Nhựt, em ruột ông Minh về miền Nam vận động ông. Cuối năm 1960, ông Dương Thanh Nhựt với bí danh Mười Ty đã lên đường vào miền Nam và đến tháng 8.1962, ông Nhựt đã móc nối được với gia đình và đã gặp em trai là Dương Thanh Sơn, sĩ quan quân đội Sài Gòn. Thấy tình hình thuận lợi, phía quân giải phóng đã đem “ý kiến của lãnh đạo trao đổi với Dương Văn Minh về việc đảo chính chính phủ Ngô Đình Diệm10”.

Ngày 1.11.1963, trung tướng Dương Văn Minh nhân danh Chủ tịch Hội đồng Quân nhân cách mạng phát lệnh đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm và lên làm Quốc trưởng chính quyền Sài Gòn. Trong thời gian ngắn trên cương vị quốc trưởng, ông đã có những bước đi có ý nghĩa nhằm hạn chế đổ máu cho cả hai bên, cho người dân Việt Nam như: Quyết định hủy bỏ 16.000 ấp chiến lược; không đồng ý để cho quân đội Mỹ ném bom miền Bắc phá hủy đê điều; không trả lời ý kiến của Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Cabot Lodge về việc thực hiện kế hoạch 34A (hoạt động gián điệp, biệt kích chống miền Bắc).

Giải thích với Đại sứ Cabot Lodge về việc phá ấp chiến lược, ông Minh nói: “Người Việt Nam có phong tục tập quán riêng, không người nào muốn xa rời mảnh đất đã gắn bó đời mình và mồ mả ông cha. Dồn dân vào ấp chiến lược là chủ trương sai, vì lẽ đó, tôi giải tán ấp chiến lược để người dân trở về quê cũ của mình11".

Sau này, Nguyễn Hữu Hạnh, một người thân cận của ông Minh cuối tháng 4.1975 cho biết ông Dương Văn Minh có nói với Nguyễn Hữu Hạnh rằng Mỹ không thích Dương Văn Minh vì lý do McNamara gặp ông yêu cầu bỏ bom mấy cơ sở miền Bắc nhưng ông không đồng ý; Mỹ yêu cầu phá đê sông Hồng, ông cũng trả lời không thể làm được. Ông Minh ra lệnh phá bỏ ấp chiến lược và từ đó “Đại sứ Mỹ Martin gặp Minh và cho biết có lẽ “khó hợp tác12”. Ông Dương Văn Minh còn tỏ ý muốn thương lượng để tuyển cử tự do, thực hiện một chế độ trung lập, lập chính phủ liên hiệp theo chủ trương của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

anh-man-hinh-2025-04-09-luc-11.54.03.png
Đường binh nghiệp của tướng Dương Văn Minh bắt đầu vào những năm 1940 và sau đó lên rất nhanh - Ảnh: Internet

Khi nhận thấy ông Dương Văn Minh không theo ý đồ của người Mỹ, nhất là “Bắc tiến”, nên phía Mỹ đã bật đèn xanh để tướng Nguyễn Khánh làm đảo chính truất quyền Dương Văn Minh, đưa Nguyễn Khánh lên làm Quốc trưởng kiêm Thủ tướng chính quyền Sài Gòn. Nhóm đảo chính của Nguyễn Khánh tố cáo nhóm Dương Văn Minh thân Pháp và có âm mưu đưa miền Nam Việt Nam vào con đường trung lập do Tổng thống Pháp De Gaulle chủ xướng. Tuy nhiên sau đó, Nguyễn Khánh đã nói toẹt lý do “đảo chánh Dương Văn Minh để cứu đất nước này khỏi rơi vào tay cộng sản13”. Ngày 7.11.1964, ông Dương Văn Minh được cử làm phái viên của Quốc trưởng chính quyền Sài Gòn Phan Khắc Sửu ở nước ngoài.

Ngày 24.11.1964, ông Dương Văn Minh và tướng Nguyễn Khánh được Quốc trưởng chính quyền Sài Gòn Phan Khắc Sửu ký quyết định thăng quân hàm đại tướng. Ngày 21.3.1965, ông Minh chính thức bị tước hết binh quyền khi bị cho xuất ngũ để hồi hưu theo thâm niên, và ngày 15.2.1966 ông bị ép ra khỏi đất nước, lưu vong tại Thái Lan với chức trách “đại sứ lưu động”. Trên chức trách mới này, Dương Văn Minh thuộc biên chế của Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn và trở thành “quân bài dự trữ" của người Mỹ.

Sau thời điểm này, Ban Binh vận của Trung ương Cục miền Nam, của phía quân qiải phóng đã nhiều lần cử ông Dương Thanh Nhựt gặp anh trai để tác động nhằm lôi kéo Dương Văn Minh ngả về phe trung lập. Năm 1967, khi còn đang là “đại sứ lưu động” ở Thái Lan, ông Dương Văn Minh nộp đơn ra tranh cử Tổng thống chính quyền Sài Gòn nhưng đã bị bác đơn. Ngày 5.10.1968, ông Dương Văn Minh được phép về nước, để rồi từ năm 1970, ông trở thành lãnh tụ đối lập, nghiêng về phía lực lượng thứ ba (tức những người không phải cộng sản nhưng chống chính sách chiến tranh, hiếu chiến của các lãnh đạo chính quyền Sài Gòn khi ấy; họ đấu tranh cho hòa bình, hợp hợp, hòa giải dân tộc).

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, một số thế lực hiếu chiến trong chính quyền Sài Gòn vẫn tìm cách lấn đất, lấn dân và vi phạm các điều khoản Hiệp định Paris. Trước tình cảnh chiến sự không những không chấm dứt mà còn có lúc ác liệt hơn, ngày 16.1.1974, tức ngày 24 tháng chạp năm Quý Sửu (1973), trước thềm năm mới của người Việt Nam, đại tướng Dương Văn Minh đã có lời tuyên bố nhân dịp họp bạn tất niên và nhân kỷ niệm một năm ký kết Hiệp định Paris.

Tại buổi họp mặt này, tướng Dương Văn Minh chính thức lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình và khẳng định nếu như Hiệp định Paris đã được thi hành với thiện chí “thì hôm nay, tiếng súng đã im hẳn trên toàn lãnh thổ miền Nam, các tù nhân quân sự, dân sự và chính trị đã đoàn tụ với gia đình, nhân dân miền Nam đã được hưởng các quyền tự do căn bản và một nếp sinh hoạt mới đã khởi diễn trên phần đất này, tạo điều kiện cho cuộc hòa giải giữa các thành phần dân tộc (…). Nhưng trọn năm qua, tiếng súng chưa im được một ngày nào14”.

Trong lời tuyên bố này, đại tướng Dương Văn Minh lên án các thế lực hiếu chiến đã ngăn chặn và phá hoại Hiệp định Paris và khẳng định “nếu hòa giải vẫn là con đường duy nhứt đưa tới hòa bình, thì dầu có ương ngạnh đến đâu, cuối cùng họ cũng phải chấp nhận con đường đó, nếu không muốn bị sụp đổ15”. Thông qua tuyên bố này, ông cũng lên tiếng chính thức về việc nhóm của ông không chống đối và cũng không hỗ trợ có hệ thống cho bất kỳ bên nào, “chỉ chống đối những chánh sách, lập trường, hành động có hại cho hòa bình; và hỗ trợ những chánh sách, lập trường, hành động có lợi cho hòa bình16”; kêu gọi mọi người cùng phấn đấu cho hòa giải và tin tưởng vào tất thắng của hòa bình: “Bằng lời nói, bằng hành động, chúng ta phải gây nơi mọi người dân miền Nam niềm tin sắt đá, nơi thế tất thắng của chánh nghĩa hòa bình17”.

Một năm sau tuyên bố này của đại tướng Dương Văn Minh, chiến sự ở miền Nam Việt Nam càng ngày càng khốc liệt, giới cầm quyền chính quyền Sài Gòn đứng đầu là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ngày một hung hăng hơn. Thậm chí, ngày 12.11.1974, phát biểu tại khóa hội thảo và học tập về Hiệp định Paris của chính quyền Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu lên tiếng bác bỏ luôn cả vai trò của các tổ chức quốc tế, của Liên Hợp Quốc về vấn đề thi hành Hiệp định Paris khi phát biểu: “Quốc tế nói ông Thiệu không thi hành Hiệp định Paris, quốc tế dẹp, chuyện nầy không phải mấy người. Tôi biết tôi phải làm cái gì (…). Ôi đồ ba cái thứ là quốc tế nầy, quốc tế kia đánh điện tôi xé tôi vứt giỏ rác, kể cả Liên Hợp Quốc chẳng làm cái trò trống gì cho nên hình18”.

Kể từ khi về nước, nhất là sau Hiệp định Paris năm 1973, uy tín của ông Dương Văn Minh lên cao trong xã hội. Ông đã tập hợp được một nhóm đông đảo gồm những người thuộc “lực lượng thứ ba”. Nhiều người trong số này sau đó đã tham gia chính phủ cuối cùng do ông đứng đầu. Các nhân vật mà ông Dương Văn Minh tập hợp thường được gọi là người “Nhóm Dương Văn Minh”, đó là các nhân vật nổi tiếng trong chính giới Nam Việt Nam khi ấy như: Vũ Văn Mẫu, Lý Chánh Trung, Hồ Văn Minh, Hồ Ngọc Nhuận, linh mục Nguyễn Ngọc Lan, Dương Văn Ba…

Ngày 9.3.1974, ông Dương Văn Minh gửi thư ngỏ cho giới chức trách hai bên miền Nam Việt Nam về vấn đề tù nhân và tù binh: “Lực lượng thứ ba sẵn sàng tiếp nhận các tù binh này19”. Ngày 3.10.1974, 165 dân biểu, nghị sĩ đối lập và ông Dương Văn Minh ra tuyên bố đòi Nguyễn Văn Thiệu từ chức.

Trước đó, vào tháng 9.1972, Ban An ninh T4 (TP.Sài Gòn - Gia Định) của quân giải phóng thành lập cụm điệp báo mới có bí số A10 với nhiệm vụ xây dựng lực lượng điệp báo bí mật trong một số đối tượng, trong đó có “lực lượng thứ ba”, đặc biệt là “Nhóm Dương Văn Minh”.

Đến đầu năm 1975, ông Trần Quốc Hương (Mười Hương), Trưởng Ban An ninh T4, chỉ đạo A10 tìm cách thâm nhập vào lực lượng thứ ba và nhóm Dương Văn Minh để vận động lực lượng này chống đối, cô lập, chia rẽ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Nhiều tháng trước khi kết thúc chiến tranh, nhóm Dương Văn Minh đã có một buổi sinh hoạt, trong buổi sinh hoạt này, đã có ý kiến của nhóm Dương Văn Minh cho rằng nếu “sau khi ông Thiệu bị lật đổ và ông Minh lên nắm quyền thì không còn thời gian để thương lượng một giải pháp chính trị và thay thế Thiệu, lúc đó chỉ là thay chính quyền Thiệu để cầm cờ đầu hàng20”.

-------------------------

Tài liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Thị Bình (2012), Gia đình, bạn bè, đất nước, NXB Tri thức, tr. 208

[2] Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh (2014), Lịch sử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (1930-1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 919

[3] Nguyễn Thị Bình, sđd, tr. 208

[4] Trương Võ Anh Giang (2016), Viết tiếp bài ông Dương Văn Minh và tôi”, in trong sách Máu chảy về tim: Thanh Nga và những câu chuyện khác, NXB. Trẻ, tr. 297

[5] Phạm Văn Hùng “Hồ sơ tướng Dương Văn Minh”, Tạp chí Hồn Việt, số 23, tháng 5.2009, tr. 8

[6] Thiên Thanh-Bích Đào “Về hành động của ông Dương Văn Minh ngày 30.4.1975”, Tạp chí Hồn Việt, số 11, tháng 5.2008, tr. 20

[7] Vương Hồng Sển (1992), Hơn nửa đời hư, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 312

[8] Vương Hồng Sển (1992), Sđd, tr. 313-314

[9] Phạm Văn Hùng, tlđd, tr. 8

[10] Phạm Văn Hùng, tlđd, tr. 23

[11] Phạm Văn Hùng, tlđd, tr. 23

[12] Trần Bạch Đằng (chủ biên, 1993), Chung một bóng cờ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 829-830

[13] Phạm Văn Hùng, tlđd, tr. 09

[14] Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh (2013), Nhân sĩ trí thức Sài Gòn - Gia Định đồng hành cùng dân tộc (1954-1975), tập 1, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh xuất bản, tr. 409

[15] Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh (2013), sđd, tr. 410

[16] Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh (2013), sđd, tr. 411

[17] Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh (2013), sđd, tr. 411

[18] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (2012), Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, tập 2, NXBChính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 380

[19] Trương Võ Anh Giang, sđd, tr. 301

[20] Lý Quý Chung (2004), Hồi ký không tên, NXB Trẻ, tr. 270-271


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phim 50 Flashes lan tỏa cảm hứng khám phá TP.HCM dịp 30.4

50 Flashes là bộ phim du lịch đầu tiên tại Việt Nam kết hợp điện ảnh sáng tạo, cảm xúc đã mở ra một góc nhìn hoàn toàn mới về TP.HCM.
2

TP.HCM: Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc lần 4-2025, khánh thành Đường sách Bình Tân

Lễ khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc lần thứ 4-2025 đã chính thức diễn ra tại Đường sách Bình Tân, TP.HCM.
3

Chi tiết 21 điểm đặt màn hình LED xem trực tiếp diễu binh, diễu hành ở TP.HCM

TP.HCM lắp đặt 21 màn hình LED để người dân có thể theo dõi trực tiếp, đồng thời đảm bảo tốt công tác an ninh, trật tự và an toàn cho người xem diễu binh, diễu hành.

Chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ VH-TT-DL tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc trên cả nước.

Thông tin cần biết khi xem diễu binh, diễu hành tại TP.HCM ngày 30-4

Lễ diễu binh, diễu hành mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước sẽ diễn ra từ 6h30 ngày 30-4 trên đường Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) và tại lễ đài chính phía trước Hội trường Thống Nhất, cùng thời điểm chương trình lễ kỷ niệm.

Hợp luyện diễu binh, diễu hành phục vụ lễ 30-4 tại sân bay Biên Hòa

Sáng 11.4, tại sân bay Biên Hòa, Tiểu ban diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã tổ chức chương trình hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ nhất với sự tham gia của các khối quân đội, công an.

TP.HCM bắn pháo hoa tại 30 điểm đêm 30.4

Ngoài 2 điểm tầm cao tại khu vực đường hầm sông Sài Gòn và Đền Bến Dược, TP.HCM còn tổ chức bắn pháo hoa tại 28 điểm khắp các quận, huyện trong đêm 30.4.

Nhạc Trịnh Công Sơn: Khi ca từ không chỉ để hát mà còn là triết lý sống

Nhạc Trịnh Công Sơn không chỉ để hát để nghe mà còn là một cách sống, một hành trình tâm tưởng, nơi ca từ có thể đọc như thơ, nghĩ như triết và thấm như đời.

Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng

Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Xem Sex Education, một câu thoại khiến tôi nhận ra mình đối xử tệ đến mức nào với con cái

Điện ảnh - Thanh Hương - 05/05/2025 13:00
Gia đình tôi đã thấu hiểu nhau hơn sau sự cố này.

Cách kiểm tra ngay tài khoản Zalo, Facebook của bạn có đang bị đọc trộm tin nhắn hay không

Kỹ năng - Nhật Hạ - 05/05/2025 12:00
Thử kiểm tra xem Zalo, Facebook của bạn có bị đọc trộm tin nhắn không bằng những cách sau.

Cuộc chiến ngầm của Meta: Email nội bộ hé lộ căng thẳng giữa Facebook và Instagram

Thư giãn - Sơn Vân - 05/05/2025 11:00
Gia đình nào cũng có một số chuyện rắc rối, và vấn đề nội bộ của Meta Platforms đã bị đưa ra ánh sáng khi tòa án công bố các tài liệu những ngày gần đây.

Hiểu 3 quy luật đổi vận mệnh, kiếm tiền trong tầm tay

Suy ngẫm - Như Nguyễn - 05/05/2025 10:00
"Của cải trung bình 7 năm chuyển giao một lần, đằng sau mỗi một lần chuyển giao là sự điều khiển của công nghệ”, Founder một công ty lớn khẳng định.

Xu hướng sách phi hư cấu thế kỷ 21 bộc lộ bản chất con người

Từ sách - Phim - Theo Znews - 05/05/2025 09:00
Gần 1/4 thế kỷ đã qua, danh sách tác phẩm ăn khách của The Sunday Times cùng số liệu thống kê do Nielsen BookData cung cấp cho thấy văn học phi hư cấu và sở thích đọc sách của độc giả Anh phần nào đã thay đổi.

Ánh sáng trong ta - Cuốn sách thứ hai của bà Michelle Obama, top 100 sách phải đọc năm 2022

Từ sách - Phim - HỒ LAM - TTO - 05/05/2025 08:00
Ánh sáng trong ta, cuốn sách ra đời sau hồi ký bán chạy toàn cầu Chất Michelle của cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, chia sẻ những kiến thức thực tế để luôn duy trì hy vọng, sự cân bằng trong một thế giới không ngừng đổi thay.

31 câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 về tình yêu, hòa bình và lòng từ bi

Suy ngẫm - TĐ - 04/05/2025 13:00
 Đức Đạt Lai Lạt Ma là danh hiệu lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng. Trong tiếng Mông Cổ, Đạt Lai có nghĩa là “đại dương” hay “rộng lớn” và trong tiếng Tây Tạng, “Lạt Ma” có nghĩa là “bậc thầy” hoặc “đạo sư”.

Cách kiểm tra tài khoản Google có bị đăng nhập trái phép hay không

Kỹ năng - Cẩm Bình - 04/05/2025 12:00
Tài khoản Google gắn liền với công việc lẫn nhiều hoạt động trực tuyến, vì vậy ta cần định kỳ kiểm tra xem có ai ngoài bản thân đăng nhập hay không.

Vì sao Vương Trùng Dương không dám giết Âu Dương Phong?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 04/05/2025 11:00
Vương Trùng Dương, võ công cái thế, từng có cơ hội tiêu diệt Âu Dương Phong nhưng lại không ra tay.

Ông chủ KFC phá sản ở tuổi 60, trải qua 1009 lần thất bại mới nếm vị thành công

Phong cách sống - Vũ Anh - 04/05/2025 10:00
Câu chuyện thành công xây dựng từ hàng ngàn lần thất bại của "cha đẻ" KFC mãi truyền cảm hứng cho thế hệ sau.

Xem "Sex Education", tôi nhận ra 1 điều ngu ngốc khiến cuộc sống chật vật suốt 8 năm

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 04/05/2025 09:00
Sau bộ phim Sex Education đã giúp tôi chiêm nghiệm ra nhiều điều quan trọng đầy thấm thía về cuộc sống.

Tự do đầu tiên và cuối cùng - Khi hạnh phúc không còn là đích đến

Từ sách - Phim - Quìn - 04/05/2025 08:00
Giữa vô vàn thông tin, thành tựu và lựa chọn, chúng ta lẽ ra phải cảm thấy đủ đầy hơn bao giờ hết. Vậy nhưng nhiều người vẫn thấy thiếu vắng, lạc lõng.

Facebook, Instagram triển khai tài khoản cho người dùng dưới 18 tuổi

Kỹ năng - Tuấn Anh - 03/05/2025 13:00
Meta tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực bảo vệ người dùng vị thành niên bằng cách mở rộng loạt biện pháp an toàn từ Instagram sang Facebook và Messenger.

Cơn ác mộng deepfake ở Hàn Quốc: Khi hình ảnh AI giả mạo phá hủy cuộc đời thật

Suy ngẫm - Nhật Hạ (Theo CNN) - 03/05/2025 12:00
Hàn Quốc đang đối mặt với làn sóng tội phạm deepfake ngày càng gia tăng, trong đó, các công nghệ AI được sử dụng để tạo ra hình ảnh và video giả mạo, thường nhắm vào phụ nữ, bao gồm cả học sinh, giáo viên và người nổi tiếng.

Cái Bang hay Thiếu Lâm, đâu là nơi xuất phát của Hàng Long Thập Bát Chưởng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 03/05/2025 11:00
Hàng Long Thập Bát Chưởng, tuyệt kỹ võ công lừng lẫy trong thế giới võ hiệp Kim Dung, luôn là đề tài gây tranh cãi về nguồn gốc thực sự của nó.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 06/05/2025