Kỷ luật không nước mắt – Làm sao đối phó cơn giận dỗi của trẻ?

07/07/2019 11:56
Kỷ luật không nước mắt – Làm sao đối phó cơn giận dỗi của trẻ?

Trẻ chưa biết dùng ngôn từ để mô tả cảm xúc của chúng khi gặp phải những tình huống bực bội hoặc điên tiết, vì vậy chúng hành động thay vì dùng lời nói.

Hành động đó có thể dao động theo mức độ từ một cơn giông gió đến một trận cuồng phong, tùy theo hoàn cảnh và tính cách của trẻ.

Khi bắt đầu cơn giận, trẻ sẽ thu hút được sự chú ý của bạn. Vì vậy, cho dù mức độ nghiêm trọng của cơn giận dỗi đến đâu thì mục tiêu của bạn là phải làm trẻ hiểu hành vi làm mình làm mẩy sẽ hoàn toàn không đem lại lợi ích gì và chẳng dẫn đến đâu cả. Thay vì la hét hay có hành vi xấu, trẻ cần nói ra được cảm xúc của chúng. Việc của bạn là dạy trẻ cách làm được điều đó, đồng thời bạn phải nhận thức được rằng quá trình học kỹ năng này của trẻ cần có thời gian và sự lặp đi lặp lại liên tục.

Áp dụng Chiến lược Toàn diện - Làm mẫu cho hành vi tốt để đặt nền tảng cho việc đối phó với cơn giận dỗi của con. Trẻ sẽ học được cách quản lý cảm xúc thông qua việc quan sát cách xử lý của người lớn (đầu tiên là cha mẹ). Vì vậy, trước khi bạn bắt đầu dạy con cách thể hiện cảm xúc bằng lời nói thay vì tức giận, hãy nhìn chăm chú vào gương và, nếu cần, hãy điều chỉnh bản thân bạn trước đã.

Các cơn giận dỗi là hành vi hoàn toàn bình thường đối với một đứa trẻ, nhưng tất nhiên là dù có như vậy, bạn cũng không dễ dàng hơn trong việc xử lý chúng. Bạn hãy cố gắng giải quyết mà không giận dữ hay bị khuất phục. Đây là những lời khuyên của chúng tôi:

• Giữ bình tĩnh. Sẽ hữu ích nếu bạn tự nhắc nhở mình rằng cơn giận dỗi của con là tự nhiên và đó không phải là phản ứng xấu. Áp dụng chiến lược Vờ không quan tâm (trong Chiến lược Toàn diện ở Chương 2) đối với tiếng ồn; tiếp tục làm việc của mình nếu bạn có thể và chờ đợi cơn bão lòng của con đi qua. Nếu bạn đang ở nơi công cộng, hãy đưa trẻ đến nơi vắng vẻ nhất có thể và chỉ cần ở lại với bé cho đến khi cơn ăn vạ lắng xuống.

• Không tỏ ra tức giận hay chán ghét. Con của bạn đang trải qua một chuyện khá là thách thức. Vì vậy, đừng làm cho tình hình tồi tệ hơn bởi vì bạn sẽ không thể bắt con dừng lại bằng cách làm bé xấu hổ.

• Đừng chiều chuộng. Đừng để con có được bất cứ điều gì mà con đang vòi vĩnh. Xoa dịu hay chiều ý con sẽ chỉ khuyến khích hành vi xấu này và làm tăng khả năng tái diễn mà thôi.

• Đừng cố nói lý trong lúc con đang bùng nổ. Lúc này, con đang là một đại dương sôi sục cảm xúc và không còn tâm trí nào để nghe bạn nói về logic hay lý lẽ.

• Không đe dọa trừng phạt. Nói với con những câu đại loại như: “Nếu con không thôi đi thì ba sẽ cho con khóc đã luôn”, cũng giống như đổ thêm dầu vào lửa vậy.

• Gọi tên và thừa nhận cảm xúc của con. Khi con giận dỗi và mất kiểm soát, hãy nói với con rằng: “Mẹ hiểu con đang tức điên lên”. Một sự đồng cảm đơn giản như vậy cũng đủ để bé hiểu cảm giác tức giận không phải là điều xấu xa, con chỉ cần học cách thể hiện nó tốt hơn.

• Hãy để cơn thịnh nộ tự chuyển biến. Áp dụng chiến lược Rút lui và Phớt lờ sẽ phù hợp nhất cho bạn. Nếu bé còn quá nhỏ, bạn chỉ cần ngồi bên cạnh và tự giữ bình tĩnh là đủ. Với bé lớn hơn, bạn có thể nói với con: “Ba biết con đang tức giận nhưng con sẽ phải vào phòng để khóc”. Hoặc bạn chỉ cần nói nhẹ nhàng nhưng dứt khoát: “Con vào phòng để bình tĩnh lại đi”.

• Giảm thiểu tương tác vật lý. Nếu cơn giận của trẻ đang chuyển sang hướng động tay động chân thì hãy đưa bé đến nơi an toàn, ít nguy cơ trẻ tự làm hại mình. Bạn cũng có thể dùng các rào cản vật lý để ngăn bé khỏi kích động tay chân. Đừng để con tấn công bạn hay bất cứ ai khác, hoặc tự làm tổn thương chính mình, hủy hoại tài sản của bé hay người khác.

• Nhớ rằng con của bạn không phải là kẻ thù. Hãy luôn nhớ rằng con trẻ cần bạn giúp học cách cư xử chín chắn. Bé cần biết khi chúng mất khả năng tự kiểm soát thì sẽ có cha mẹ ở cạnh bên để giúp chúng lấy lại bình tĩnh. Nếu bạn đáp trả sự bùng nổ của con bằng tiếng quát tháo hay đòn roi thì bạn đã vuột mất cơ hội trở thành hình mẫu cho con trong cách xử lý những cảm xúc khó chịu. Khi con bình tĩnh trở lại và cơn giận đã qua đi, đó chính là thời điểm thích hợp để bắt đầu hàn gắn và vỗ về, an ủi tinh thần con. Hãy lau mặt con, cho bé uống nước, để những gì đã qua thuộc về quá khứ và quay trở lại với mối quan hệ gia đình tốt đẹp của bạn.

Một cuộc trò chuyện ngắn để tái khẳng định với con rằng việc có cảm xúc tức giận không phải là chuyện sai trái hay xấu xa, nhưng con phải nói ra điều đó thay vì vật vã giận dỗi. Đừng kéo con trở lại với cảnh tượng đã kết thúc khi mà con vừa bình tâm lại. Sau đó, bạn có thể vận dụng phương pháp Huấn luyện và Thực hành để con thực tập lại tình huống đã khiến con nổi giận.

Với trẻ lớn hơn, bạn có thể thảo luận về nguyên nhân gây ra sự bùng nổ cảm xúc của con và cách giải quyết vấn đề đó. Nếu hợp tác cùng nhau, bạn và con có thể truy được đến gốc rễ của vấn đề và giúp con tìm được cách bộc lộ cảm xúc tức giận của mình hiệu quả hơn trong tương lai. Nhưng một lần nữa, đây cũng nên là cuộc trò chuyện rất ngắn chứ không nên dài dòng thuyết giáo.

Những mục tiêu chính bạn cần đạt được trong cơn cáu giận của con là tránh tăng cường hành vi xấu này, giúp con nói ra cảm xúc và hướng dẫn con một hành vi thay thế hợp lý hơn, còn việc lấy lại bình tĩnh là nhiệm vụ của con. Bạn can thiệp để giáo dục con và giúp con vượt qua cơn cáu giận, nhưng bạn không cần gánh lấy trách nhiệm giải quyết những cảm xúc của con mỗi lần bé phiền muộn. Trẻ cần phải trải nghiệm chu kỳ bình tĩnh - khó chịu - bình tĩnh để học cách tự quản lý bản thân và cảm xúc của mình. Hãy luôn hành xử nhất quán với con để bé biết mình có thể mong đợi gì từ bạn vào những lúc tinh thần bất ổn vì trẻ rất dễ hiểu sai và nhầm lẫn trong những tình huống đó.

Bạn cần lưu ý rằng Chiến lược Toàn diện - Sử dụng phần thưởng và các yếu tố khích lệ không thích hợp khi con đang giận dỗi. Bất kỳ phần thưởng nào, cho dù có thể ngăn được cơn cáu giận, thì cũng sẽ củng cố hành vi xấu kia và về lâu dài, bạn sẽ cần ngày càng nhiều phần thưởng hơn. Thay vào đó, hãy khen ngợi ngay khi thấy con bắt đầu dịu lại. Bạn thậm chí có thể làm điều này ngay khi bé ngừng khóc hoặc la hét để thở lấy hơi.

Tranh thủ những khoảng lặng này để dịu dàng nói với con những câu như: “Ồ, tốt rồi, con bắt đầu bình tĩnh lại rồi đó”. Cách làm này có thể hạ nhiệt cơn giận của bé ngay lúc ấy. Sau đó, khen ngợi con vì cuối cùng con đã bình tâm trở lại. Sau tất cả, khi con bắt đầu lắng xuống thì đừng chấp nhất sự bực tức nào còn sót lại, bất kể bạn cảm thấy phiền lòng thế nào, có như vậy thì bạn mới không làm nó tái phát lần nữa.

Theo Kỷ luật không nước mắt


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Học cách 'Chăm sóc bản thân thật sự” trong năm mới

Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang thực sự chăm sóc bản thân đúng cách, hay chỉ đang chạy theo những buổi spa xa xỉ và các liệu trình thời thượng mà không biết chúng có thực sự mang lại hiệu quả?
2

Biến tiềm năng thành tài năng - Học cách khai phá tiềm năng để có một năm trọn vẹn

Tiềm năng không liên quan tới điểm xuất phát mà nằm ở việc bạn đi được quãng đường bao xa. Với cơ hội và động lực học tập thích đáng, bất kỳ ai cũng có thể khai phá tiềm năng của mình để đạt được những thành tựu lớn lao hơn. 
3

Con đường chính trực – Bốn giai đoạn để có một cuộc đời đầy ý nghĩa và niềm vui

Con đường chính trực là “sự chính trực” hay “sự toàn vẹn”, tức là trạng thái khi con người sống đúng với tiếng nói và cảm xúc chân thật bên trong mình.
4

Con đường chính trực - Khi cuộc sống mất phương hướng và cách tìm lại chính mình

Đôi khi, bạn có thể rời xa con đường đúng đắn mà không hề nhận ra, nhưng hậu quả sẽ dần trở nên tồi tệ. Nếu không điều chỉnh, những triệu chứng đặc thù sẽ xuất hiện - tôi gọi đó là “hội chứng khu rừng tối lầm lạc.”
5

Cung bậc tình yêu 1 - Ngày đùa

San có điện thoại. Chẳng sung sướng gì khi phải chạy cồng cộc qua hai mươi tư bậc thang lên tầng hai, mở cánh cửa kiếng mới vào được văn phòng nhà văn hóa huyện.

Bí quyết dạy con với kỷ luật không nước mắt

Giúp trẻ nhận ra lỗi lầm nhưng không làm tổn thương con cái là mục đích mà GS.TS Peter L. Stavinoha cùng nhà báo Sara Au gửi gắm qua cuốn sách ‘Kỷ luật không nước mắt’.

Kỷ luật không nước mắt: Phương pháp giáo dục dựa trên sự yêu thương và thấu hiểu

Kỷ luật và yêu thương sẽ tạo nên nền tảng vững chắc giúp trẻ vươn lên mạnh mẽ và không bị khuất phục trước những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc sống sau này, đây là triết lý sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm trong cuốn cẩm nang Kỷ Luật Không Nước Mắt.

Kỷ luật không nước mắt

Giống như mỗi cái cây khác nhau cần được chăm sóc trong điều kiện đất và ánh sáng khác nhau, mỗi đứa con của bạn cũng cần kiểu kỷ luật phù hợp với riêng bé.

Osho: Can đảm - Làm thế nào để biến thách thức thành sức mạnh?

Trong cuốn sách “Can đảm: Biến thách thức thành sức mạnh”, triết gia Osho cho rằng con người nên có cái nhìn phóng khoáng về nỗi sợ,mạnh mẽ đón nhận và vượt qua tất cả.

Osho: Thân mật – Bí quyết cởi trói trái tim để tìm về cội nguồn hạnh phúc

Cuốn sách “Thân mật – Cội nguồn của hạnh phúc” của Osho không chỉ đề cao hạnh phúc thật sự mà còn cổ vũ con người sống thật với bản thân và yêu thương người khác.

TS Nguyễn Hữu Liêm-Triết gia nhà quê và 'Cám dỗ Việt Nam'

Nhà xuất bản Hội Nhà Văn vừa cho ra mắt tác phẩm “Cám dỗ Việt Nam” của giáo sư triết học, TS Nguyễn Hữu Liêm, hiện đang giảng dạy Đại học tại Mỹ.

Những cuốn sách kinh điển mà doanh nhân, chủ doanh nghiệp nên nằm lòng

9 đầu sách này là gợi ý của cựu quản lý cấp cao của KPMG - Gene Marks. Với 25 năm kinh nghiệp điều hành doanh nghiệp và đọc rất nhiều cuốn sách kinh doanh tuyệt vời, ông cho rằng, độc giả rất nên đọc chúng.

Chicken Soup - Điều không thể chỉ cần thêm một ít thời gian

Tôi giật bắn mình tỉnh giấc bởi tiếng kim loại bị nghiền nát và tiếng những mảnh kính vỡ. Mọi thứ lại đột ngột chìm vào im lặng, cũng nhanh như lúc nó xảy ra. Khi mở mắt ra, tôi thấy mọi thứ xung quanh đều tối sầm lại...

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.

Tự do - Như chim tung cánh: Con đường đi đến tự do đích thực

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 20/02/2025 10:00
Con đường đi đến tự do không phải là "tự do khỏi" một điều gì đó hay "tự do làm bất cứ điều gì mình muốn", mà là tự do được là chính mình.

Con đường chính trực - Hóa giải ý nghĩ địa ngục của bạn

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 20/02/2025 09:00
Một khi niềm mong mỏi được thoát khỏi nỗi đau khổ, lấn át nỗi sợ tiến về phía trước của bạn, hãy đi theo con đường chính trực qua những bước sau đây.

Tối ưu hóa tiềm lực cho những mục tiêu mới

Tủ sách - Đan Thanh - 20/02/2025 08:00
"Đắc nhân tâm", "Quẳng gánh lo đi và vui sống", "Kích hoạt tiềm năng" và "Biến tiềm năng thành tài năng" là những cuốn sách kinh điển, mang đến những lời khuyên bổ ích và bài học ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh cho người đọc chinh phục những mục tiêu mới.

Học kỹ nghệ phần mềm mất bao lâu?

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/02/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm Trung Quốc tháng trước, một giáo sư toán học đã hỏi tôi: “Học kĩ nghệ phần mềm phải mất bao lâu?”
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 22/02/2025