Từ 0 giờ ngày 23.2, người sử dụng internet tại Việt Nam khi truy cập vào trang tìm kiếm Google Việt Nam sẽ thấy ngay một Doodle mới với hình ảnh ba nghệ nhân ngồi trên một chiếc chiếu, ở giữa là một ca nương với chiếc mõ, bên phải là kép nam với cây đàn đáy, bên trái là nghệ nhân ngồi gõ trống chầu (con gọi là quan viên). Đây là hình ảnh đặc trưng của một chầu hát ca trù – nghệ thuật dân gian truyền thống của Việt Nam.
Khi người dùng truy cập vào địa chỉ Google.com,vn ngay lập tức nhiều kết quả có liên quan đến ca trù xuất hiện. Các liên kết dẫn đến nhiều bài viết đặc sắc giới thiệu về ca trù Việt Nam sẽ giúp cho người đọc hiểu sâu hơn về loại hình nghệ thuật độc đáo này...
Doodle Google trên trang chủ Google Việt Nam vinh danh ca trù
Trong phần giới thiệu (bằng tiếng Anh) về Doodles mới, Google viết: “Doodle của ngày hôm nay, được minh họa bởi hoạ sĩ Xuân Lê – người đến từ TP.HCM nhân ngày tưởng niệm những người sáng lập ca trù nhằm tôn vinh thể loại âm âm nhạc truyền thống được tôn sùng nhất của Việt Nam”.
Google giới thiệu về Doodle
“Một phong cách phù hợp với một nơi nào đó giữa các nghi lễ geisha của Nhật Bản và các buổi biểu diễn opera đầy kịch tính, âm thanh độc đáo của ca trù có nguồn gốc từ thế kỷ 11. Đầu tiên trở nên phổ biến như là trò giải trí cho giới quý tộc của các cung điện hoàng gia Việt Nam, sau đó nó đã đi vào các không gian ở Hà Nội và trong đời sống của người Việt khắp nơi.
Đoàn gồm có ít nhất ba nghệ sĩ biểu diễn, trong đó có một nữ hát thơ phức tạp trong khi gõ một phach (một hộp tre nhỏ), hai nhạc sĩ chơi nhạc cụ truyền thống và đôi khi là vũ công. Ca trù hiện được tìm thấy ở các thành phố trên khắp Việt Nam.
Được biểu diễn trong các câu lạc bộ ca trù được chỉ định và tại các lễ hội hàng năm, thể loại này đã chứng kiến sự hồi sinh gần đây do nỗ lực tập trung từ các tổ chức nhà nước và các cơ quan quốc tế. Bảo tồn ca trù là khó nắm bắt do một phần là truyền thống truyền miệng nghiêm ngặt chỉ được truyền qua một học viên ưu tú cho thế hệ tiếp theo sau nhiều năm nghiên cứu
Do tính chất quý giá của một di tích lịch sử cũng như việc bảo vệ loại hình nghệ thuật này rất khó khăn nên UNESCO đã ghi ca trù vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể năm 2009”, Google viết.
Một buổi hội diễn ca trù: bà Phó Thị Kim Đức - ca nương hát chính gõ phách, kép bên tay phải chơi đàn đáy, quan viên bên trái đánh trống chầu
Về ý nghĩa của Doodle vinh danh ca trù, hoạ sĩ Xuân Lê người sáng tạo ra Doodle này cho biết: “Ngày nay, nhiều loại âm nhạc đã được hình thành và phát triển để phù hợp với thị hiếu của một lượng lớn khán giả. Họ tiếp cận và phổ biến đến mọi người nhanh hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Do đó âm nhạc dân gian truyền thống và đương đại có thể dần bị lãng quên vì thế cần phải bảo tồn. Thật tuyệt vời khi có cơ hội truyền tải hình ảnh của những người biểu diễn ca trù - một trong những thể loại âm nhạc truyền thống ở nước ta. Nó đã có từ thế kỷ 15 và được duy trì cho đến ngày nay”.
Các bản phác thảo Doodle vinh danh ca trù của hoạ sĩ Xuân Lê trước khi hoàn chỉnh
Được biết để sáng tạo ra Doodle này, hoạ sĩ Xuân Lê đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về ca trù, xem các video biểu diễn ca trù truyền thống để thẩm thấu và hoạ sĩ đã nhận được rất nhiều nguồn cảm hứng sáng tạo khi tiếp cận loại hình âm nhạc truyền thống này.
“Ca trù đã được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO cần được bảo vệ khẩn cấp và có nguy cơ biến mất trong tương lai. Tôi hy vọng Doodle này sẽ khiến mọi người cố gắng tìm hiểu thêm về loại hình nghệ thuật độc đáo này”, hoạ sĩ Xuân Lê nói thêm.
Ca trù còn gọ Hát cô đầu, Hát nhà trò là loại hình diễn xướng bằng âm giai nhạc thính phòng rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc.
Ngày1.10 2009, ca trù được ghi danh là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi tới 16 tỉnh phía Bắc gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Tiểu Vũ