Hành trình “chạy trốn đại dịch” căng thẳng của nữ du học sinh Đức

20/03/2020 09:48
Hành trình “chạy trốn đại dịch” căng thẳng của nữ du học sinh Đức

Cảm thấy bất an trước tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Đức, nữ du học sinh quyết định bắt chuyến bay để hồi hương. “Ở Việt Nam, mình cảm thấy an toàn” - nữ du học sinh nói.

Hành trình “chạy trốn đại dịch” căng thẳng của nữ du học sinh Đức - 1

Khu cách ly tập trung trong Trường Quân sự Quân khu 7.

Trở về hay ở lại?

Sau nhiều ngày được cách ly tập trung ở Trường Quân sự Quân khu 7, thuộc phường Trung Mỹ Tây (quận 12, TPHCM), Hoàng Lương Mai Hương (SN 1992, quê Nha Trang) vẫn chưa thôi "ám ảnh" khi nhớ lại hành trình trở về Việt Nam tránh dịch Covid-19 đang bùng phát tại châu Âu.

Mai Hương hiện đang du học tại Đức, lớp đào tạo thạc sĩ, sống tại thành phố Duisburg cùng với 5 người bạn trong kí túc xá.

Hồi đầu tháng 3/2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Đức, thành phố nơi Mai Hương đang sinh sống bỗng trở thành “tâm dịch”.

“Mình theo dõi từ hồi dịch bệnh xuất hiện ở Trung Quốc, rồi qua Hàn Quốc. Lúc đó mình không lo lắm. Khi bắt đầu bùng lên ở Ý, rồi đến Đức khiến mình cảm thấy bất an” - nữ du học sinh kể.

Rồi sau đó, lần lượt 5 người bạn cùng phòng với Mai Hương trở về nước, hoặc đi đến ở với người thân tại Đức, chỉ còn lại một mình cô.

Trong khi đó, Mai Hương chưa thể nói thạo tiếng Đức, cũng chưa quen với môi trường sinh sống bên này. Ở Đức, người nào có triệu chứng của bệnh cúm như ho, sốt… sẽ không uống thuốc mà bổ sung vitamin kết hợp với tập thể dục để tự khỏi bệnh.

Hành trình “chạy trốn đại dịch” căng thẳng của nữ du học sinh Đức - 2

Hình ảnh nữ du học sinh chụp lưu niệm khi ở nước Đức hồi tháng 10/2019 (Ảnh do nhân vật cung cấp).

“Người châu Á lo xa, còn người Đức cảm thấy bình thường trước dịch bệnh. Họ khá là tự tin vào y tế của nước mình và họ nghĩ họ khỏe, sẽ vượt qua được dịch bệnh.

Với mình thì đây là loại virus mới, mình không đủ tự tin có sức đề kháng như họ. Nếu bị cách ly bên này, mình không tự xoay sở được” - Mai Hương nói và cho biết, lúc đó cô bắt đầu cảm thấy lo lắng.

Ý nghĩ trở về Việt Nam xuất hiện trong cô. Mới đầu, khi nghe tin Mai Hương muốn trở về, chính người thân trong gia đình đã thuyết phục cô ở lại vì tin tưởng nền y tế ở đây.

Trước lời khuyên từ gia đình cùng nỗi lo có thể mang bệnh dịch về nhà, Mai Hương đã quyết định ở lại Đức. Nhưng bất ngờ, ngày 13/3, bố mẹ Mai Hương hối thúc cô về nước. 

2 ngày trước khi bay, Mai Hương đi mua bình xịt khuẩn, khăn giấy cùng những trang bị bảo vệ bản thân trên máy bay. Riêng khẩu trang thì không thể mua được.

“Tất cả khẩu trang ở Đức được ưu tiên cho y tế. Mình lên trường gặp 1 bạn nữ người Trung Quốc. Cô ấy cũng chỉ còn 1 chiếc khẩu trang duy nhất. Sau đó, cô ấy đã xin được 1 chiếc khẩu trang cho mình” - Mai Hương kể.

Thay đổi lộ trình ở phút chót

Khoảng 11h sáng 15/3, nữ du học sinh có mặt tại sân bay ở Đức, bắt đầu hành trình hồi hương giữa đại dịch.

Hành trình “chạy trốn đại dịch” căng thẳng của nữ du học sinh Đức - 3

Nữ du học sinh (thứ 2, bên trái) chụp hình cùng nhóm bạn tại Đức (Ảnh do nhân vật cung cấp).

Theo lộ trình dự kiến, cô sẽ bay từ Đức, quá cảnh tại Singapore sau đó bay thẳng về Việt Nam, xuống Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM).

Nhưng tại sân bay, khi trao đổi với một nam nhân viên ở quầy làm thủ tục, cô nhận được thông báo, hết ngày 15/3, mọi chuyến bay từ Singapore đến Việt Nam đều sẽ tạm dừng. Nếu tiếp tục bay đến Singapore, cô sợ sẽ mắc kẹt lại đó.

Nam nhân viên này hướng dẫn cô quay trở lại kí túc xá hoặc tìm gặp nhân viên khác để được tư vấn nếu vẫn muốn rời khỏi Đức.

“Cảm giác lúc đó rất hụt hẫng vì mình không chắc bay sang Singapore có kịp làm thủ tục để về Việt Nam không? Mình vừa lo lắng, vừa thất vọng, sợ không còn cơ hội để về nước” - du học sinh nhớ lại.

Sau đó Mai Hương tự trấn an bản thân, đi tìm sự giúp đỡ. Một nhân viên khác cho biết sẽ giúp được cô trở về Việt Nam nhưng lộ trình di chuyển của cô sẽ thay đổi. Theo đó Hương phải bay qua Amsterdam (Hà Lan), bay tiếp sang Bangkok (Thái Lan) rồi từ đây sẽ bay về TPHCM.

Chưa từng đi Amsterdam, sợ khi đến Hà Lan có thể gặp tình huống tương tự ở Đức hoặc Singapore,... bao nhiêu nỗi lo bủa vây nhưng Hương “phó mặc cho số phận”, tin tưởng vào lời tư vấn.

“Con bắt đầu di chuyển rồi nhé. Con sẽ bay qua Hà Lan, đến Thái Lan rồi về Việt Nam. Nếu điện thoại kết nối được mạng ở các sân bay kế tiếp, con sẽ nhắn tin” - Mai Hương nhắn về cho gia đình trước khi lên chuyến bay tới Amsterdam.

Bay đến Hà Lan, cô không bị kiểm tra sức khỏe. Sân bay rất đông người nhưng chỉ có một số ít người đeo khẩu trang.

Ngày 16/3, Mai Hương đáp chuyến bay xuống Bangkok. Khi nhập cảnh vào Thái Lan, cô được đo thân nhiệt và tiến hành khai báo y tế…

Trước khuyến cáo của chuyên gia y tế về nguy cơ lây nhiễm virus ở sân bay cùng những thủ tục kiểm tra sức khỏe tại Thái Lan khiến Mai Hương thấy yên tâm hơn.

Khi lên máy bay của hãng hàng không Thái, Mai Hương cùng các hành khách được tổ bay hướng dẫn ngồi cách xa nhau, yêu cầu hạn chế tiếp xúc và luôn luôn đeo khẩu trang.

“Cả tổ bay đều đeo khẩu trang. Trước khi lên máy bay, mọi người đều phải rửa tay bằng nước sát trùng. Những việc này chưa xuất hiện ở sân bay các nước châu Âu” - cô cho hay.

Cuối cùng, sau hơn 30 giờ đồng hồ di chuyển, "chạy dịch" đầy căng thẳng, nữ du học sinh đã đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất vào lúc 19h ngày 16/3.

“Kết thúc hành trình về nước đầy gian khó, về đến Việt Nam mình thở phào nhẹ nhõm. Trong bối cảnh dịch bệnh, được trở về an toàn với quê hương là một điều may mắn” - Mai Hương chia sẻ.

Hành trình “chạy trốn đại dịch” căng thẳng của nữ du học sinh Đức - 4

Mai Hương cùng nhân viên y tế tại khu cách ly (Ảnh do nhân vật cung cấp).

“Ở Việt Nam, mình cảm thấy an toàn”

Mai Hương được tổ bay thông báo tất cả những người mới nhập cảnh sẽ phải cách ly tập trung trong 14 ngày. Tại sân bay Tân Sơn Nhất, nhân viên hải quan sẽ thu lại hộ chiếu và tờ khai y tế của tất cả mọi người.

Sau đó, cả đoàn ra lấy hành lý ký gửi và tập trung tại 1 chỗ, chờ lên xe ô tô đến khu cách ly. Trong lúc chờ lên xe, mọi người được nhận lại giấy tờ.

“Các anh chị ở sân bay đã có sẵn một danh sách. Những ai cùng trở về từ châu Âu được tập hợp lại để cùng đưa đi cách ly” - Mai Hương tiếp tục kể.

Tối muộn ngày 16/3, nữ du học sinh có mặt tại Trường Quân sự Quân khu 7. Sau khi được phổ biến về nội quy trong khu cách ly, cô được các chiến sĩ bộ đội phụ bê hành lý, chỉ dẫn về phòng.

Cô ở cùng 2 bạn nữ, 1 người vừa trở về từ Đức, người còn lại ở Anh. Ngay sau đó Mai Hương nhắn tin thông báo tin mừng cho gia đình.

Hành trình “chạy trốn đại dịch” căng thẳng của nữ du học sinh Đức - 5

Bữa cơm trong khu cách ly (Ảnh do nhân vật cung cấp).

Hàng ngày, trong khu cách ly, Mai Hương cũng như tất cả mọi người được kiểm tra sức khỏe, đo nhiệt độ 2 lần, được cấp phát 2 chiếc khẩu trang y tế để thay.

“Những ngày vừa qua, mình thấy dễ chịu khi sống và sinh hoạt tại đây. Mình thấy vui vì về được Việt Nam, cảm giác an toàn. Mấy anh, chị ở đây rất tốt, rất quan tâm mọi người. Họ còn hỏi có ai đang ăn chay không để làm riêng đồ chay. Nghe câu đó khiến mình cảm động vì họ đang lo cho tất cả mọi người đã rất vất vả, nhưng vẫn để ý đến những điều nhỏ nhặt nhất” - Mai Hương tâm sự.

Chia sẻ về hành động trở về Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát kinh hoàng tại Đức và châu Âu, Mai Hương cho rằng “mình đã làm đúng”. Cô thấy yên tâm vì đã được ở gần gia đình.

“Khi trở về, mình cũng không muốn sẽ trở thành gánh nặng cho đất nước. Hiện tại sức khỏe của mình vẫn rất ổn. Nhưng nếu mắc bệnh ở đây, mình sẽ được đưa vào bệnh viện chữa trị, được chăm sóc tốt. Chuyến bay về nước vừa rồi của mình thật sự căng thẳng nhưng là một chuyến bay may mắn” - nữ du học sinh thổ lộ.

Nguyễn Trường


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách khám phá thế giới bằng công nghệ

Trong thời đại số như hiện nay, du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới. Họ sử dụng AI để lên kế hoạch cho chuyến đi, tìm kiếm các tiện ích và dịch vụ công nghệ tại nơi lưu trú.
2

Chàng trai gốc Việt tạo ra nền tảng công nghệ khiến giới giáo sư, tiến sĩ Mỹ cực ưa chuộng: Afforai

"Tôi cho rằng, một công ty, dù thứ mà bạn cung cấp là gì, sản phẩm hay dịch vụ, nó cũng đều cần phải mang một giá trị nào đó”, Alec Nguyen nói.
3

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.
4

Cầu thủ vừa về nước đã trích tiền thưởng tặng bệnh nhân nghèo

Tiền đạo Tiến Linh có nhiều đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, được nhiều tổ chức, tập thể ghi nhận, cảm ơn.
5

Chàng trai thổi hồn tre thành sản phẩm tinh xảo lên đến chục triệu đồng

Dựa trên những chất liệu tre, trúc, anh Lê Ngọc Dư cho ra đời nhiều tác phẩm cầu kỳ, tinh xảo có giá trị cao.

Vị thuyền trưởng của con tàu “ác mộng” Covid-19: Người cuối cùng rời khỏi ổ dịch và hình ảnh truyền cảm hứng cho nhân loại

Vị thuyền trưởng ấy đã thắp sáng lên niềm tin lạc quan và hy vọng ở nơi mà người ta ví đó là địa ngục có thể chôn sống tất cả vì virus mang tên Covid-19.

Mẹ 'giải cứu' con trước giờ Pháp đóng cửa

9h sáng 17-3 nhận tin nhắn của con trai: 'Tổng thống nói hôm nay cấm bay'. Từ lúc đó tất cả hoạt động của chị Nga chỉ là trên màn hình điện thoại tìm cách giải cứu con.

Xúc động bức ảnh người cha nghèo nhường khẩu trang cho con gái giữa đại dịch Covid-19

Bức ảnh được vô tình chụp trên đường phố Manila, Philippines đã gây ấn tượng mạnh với cư dân mạng.

Bị kẹt trong vùng dịch Covid-19 ở Italy , cựu sinh viên NEU: "Đứng trước dịch bệnh, mọi người trở nên nhỏ bé và vô vọng"

Với cô gái này, tình người ấm áp trong cơn hoạn nạn đã giúp cô cảm thấy được tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống.

Nếu chẳng may bị thất nghiệp, bạn sẽ làm gì?

Thực tế đã chứng minh không có cái gọi là công việc ổn định. Con người nên sinh tồn như một chiếc USB cắm vào máy tính nào cũng được, nghĩa là có thể ngay lập tức bước vào trạng thái làm việc mới. Đó mới là sự ổn định. Và bài này sẽ đề cập đến những điều bạn cần làm nếu ngày mai có bị thất nghiệp.

Quy tắc giao tiếp sandwich: Kẹp Chỉ trích vào giữa Khen ngợi và Kỳ vọng, không một ai nỡ từ chối bạn

Giao tiếp đúng cách và đúng thời điểm, một lời nói có tác dụng bằng triệu hành động, nhưng ngược lại, cách đặt vấn đề sai lầm sẽ đem tới tâm lý phản nghịch và hậu quả phản tác dụng không ngờ.

Chủ tịch FPT Software, ông Hoàng Nam Tiến gửi lời khuyên cho thế hệ Z: “Muốn sống sót, bắt buộc các bạn phải TỰ HỌC kiến thức mới!”

Trước khi rời khỏi ghế Chủ tịch FPT Software, ông Hoàng Nam Tiến gửi lời khuyên cho thế hệ Z: “Muốn sống sót, bắt buộc các bạn phải TỰ HỌC kiến thức mới!”

Tình yêu của vợ chồng 'lính chì dũng cảm': Hơn cả một câu chuyện tình

Họ đều không may mất đi đôi chân lành lặn, đều trải qua những ngày tháng tăm tối của cuộc đời và rồi vươn lên thành những biểu tượng sống đẹp trong xã hội. Và rồi họ đến với nhau, có nhau trong đời.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025