Ông trùm dầu mỏ Rockefeller từng nói: Nếu giao tiếp là một loại hàng hóa, tôi sẽ trả nhiều tiền cho nó hơn bất cứ thứ gì khác. Những người không thể giao tiếp luôn xây dựng những bức tường vô hình cho mình. Một cái miệng biết ăn biết nói thường mang lại cho chúng ta những may mắn trong cuộc sống và khiến chúng ta cảm thấy mình như cá gặp nước.
Nói là bản năng, nhưng kĩ năng nói là một quá trình đòi hỏi phải học hỏi, rèn luyện không ngừng. Người khéo ăn khéo nói là người biết cách kiểm soát thái độ của mình khi nói và sự phù hợp trong lời nói của mình.
Có một câu chuyện được ghi lại trong cuốn "Sử ký" của Trung Quốc như sau: Sở Trang Vương có một con ngựa yêu quý chết vì bệnh tật, ông quyết định chôn cất con ngựa theo một nghi thức trang trọng. Động thái này đã bị các quan trong triều phản đối kịch liệt vì cho rằng nó không phù hợp với lễ nghi.
Dù bị nhiều quan đại thần cật lực phản đối, Sở Trang Vương vẫn quyết làm theo ý mình. Ngay lúc các quan đại thần đang lắc đầu thở dài thì cận thần Ưu Mạnh đột nhiên bật khóc.
Sở Trang Vương ngạc nhiên: "Ái khanh, sao ngươi lại khóc?"
Ưu Mạnh lau nước mắt và nói: " Có điều gì mà nước Sở vĩ đại không thể làm được? Nhà vua chôn cất con ngựa yêu quý của mình theo nghi lễ cho một sĩ phu, không những không quá đáng mà còn có ý khinh thường. Xin Người hãy chôn cất con ngựa theo nghi lễ cho một vị vua, để các chư hầu biết được sức mạnh của nước Sở ta."
Các quan đại thần sau khi nghe lời của Ưu Mạnh liền trở nên xôn xao. Sở Trang Vương im lặng một lúc lâu mới nói: "Là ta suy nghĩ chưa kĩ, chuyện chôn cất ngựa, dừng lại tại đây."
Ưu Mạnh hiểu rõ tính khí của Sở Trang Vương, và biết rằng việc nói nặng sẽ chỉ phản tác dụng. Vì vậy, ông xuôi theo ý Vua, ngầm khuyên bảo và đã thành công.
Có người từng nói: "Khi khuyên người khác, không nên chỉ ra khuyết điểm mà trước tiên hãy khen ngợi điểm mạnh của họ, con người ta khi vui mọi chuyện sẽ dễ nói, nhưng khi tức giận thì khó mà nghe được lời nào vào tai."
Khi giao tiếp với người khác, lời nói quá thẳng thắn dễ dàng khơi dậy sự oán giận của đối phương. Nó thậm chí có thể dẫn đến tranh cãi và xung đột. Ngược lại, nếu bạn ăn nói khéo léo, đối phương sẽ có tâm trạng vui vẻ và họ sẽ dễ dàng lắng nghe ý kiến của bạn hơn. Những lời nói khó chịu hoàn toàn có thể được nói một cách uyển chuyển.
Khiến cho người khác cảm thấy thoải má, bạn cũng không rơi vào tình huống khó xử, đạt được kết quả gấp đôi với một nửa công sức.
Nhà tâm lý học người Mỹ, Marshall nói: Có thể chúng ta không cho rằng cách nói chuyện của bản thân cũng là một hình thức bạo lực; nhưng ngôn ngữ thường gây tổn thương cho bản thân và người khác.
Cư dân mạng H đã chia sẻ trải nghiệm của mình khi còn đi học. Khi còn nhỏ, cha anh rất nghiêm khắc với anh và phương pháp giáo dục của anh rất đơn giản và có phần thô bạo. Nếu thi trượt hoặc vô tình mắc lỗi, anh ấy sẽ bị mắng: "Còn không đạt nữa, xem tao có tha cho mày không!"' "Lần sau còn dám làm như vậy thì cút ra ngoài."
Bất cứ khi nào bị ba mắng, anh sẽ rất ghen tị với cậu bạn hàng xóm tên Kiệt. Điểm số của Kiệt cũng không ổn định, nhưng dù điểm thi của cậu có tệ đến đâu, dù cha cậu có tức giận đến đâu, ông vẫn luôn rất nhẹ nhàng.
Điều ông thường nói là: "Con đã hơn một lần làm bố thất vọng, lần sau con phải cố gắng hơn nữa đấy nhé".
Sau đó, H., người luôn cảm thấy không vui vì bị ba mắng, không chú ý trong giờ học, điểm số cũng không được cải thiện. Về phần Kiệt, vì trong lòng không có gánh nặng nên điểm số của cậu ấy tiến bộ nhanh chóng.
Khi có chuyện xảy ra, nói ra những lời cay nghiệt chẳng khác nào đẩy người khác vào hầm băng, để lại sự lạnh lẽo trong lòng họ. Lời nói nhẹ nhàng như gió xuân luôn dễ khiến người ta tiếp nhận hơn.
Tôi có một người em họ mới vào dạy tại một trường tiểu học năm ngoái, vì mới làm quen với môi trường mới và chưa thích nghi tốt nên thành tích không cao. Sau giờ học, em ấy được gọi lên phòng hiệu trưởng. Vốn dĩ đã chuẩn bị tinh thần để bị phê bình, nhưng không ngờ hiệu trưởng chỉ nói câu này: "Nhìn vào tình hình trước mắt, các phụ huynh sẽ không thể yên tâm nếu gửi con vào lớp của em, em phải nhanh chóng thay đổi nhé."
Sự động viên nhẹ nhàng của hiệu trưởng không chỉ khiến em họ cảm thấy nhẹ nhõm mà còn giúp em ấy trút bỏ gánh nặng và tập trung vào việc tiến bộ. Chẳng bao lâu, em ấy đã giành được vị trí thứ nhất trong cuộc đánh giá thành tích lần thứ hai.
Tuân Tử nói: Lời nói làm tổn thương người khác có thể sắc hơn cả giáo mác, lời nói tử tế ấm hơn chiếc áo mùa đông. Những lời nói gay gắt, sắc bén thường gây ra những vết thương khó lành. Nhưng lời nói dịu dàng có thể làm tan chảy tảng băng trôi giữa con người.
Nói lời dịu dàng không có nghĩa là làm hài lòng mà là nghĩ đến người khác và quan tâm đến cục diện. Lời nói nhẹ nhàng, lòng người ấm áp. Khi nói, chậm lại và cố gắng sử dụng giọng điệu nhẹ nhàng để bạn có thể tương tác suôn sẻ hơn với người khác một cách tự nhiên.
Có câu nói: "Kiêu ngạo là khởi đầu của thất bại, kiêu ngạo là kết thúc của sự khôn ngoan". Nếu một người đánh giá quá cao bản thân mình, anh ta sẽ thua cuộc thảm hại.
Những người ăn không nói có hơn thường ít có tiềm năng; những người thực sự giỏi giang thường không bao giờ "cao giọng".
Khổng Tử từng kể một câu chuyện. Nước Lỗ có một vị tướng tên là Mạnh Chi Phản, khi quân bại trận, ông đã chủ động dẫn quân về hậu phương chống lại sự truy đuổi của giặc.
Sau khi trở về kinh đô an toàn, trong khi mọi người đều khen ngợi ông, ông lại đáp: "Không phải ta dũng cảm, chỉ là con ngựa của ta không chịu đi."
Sự dũng cảm của Mạnh Chi Phản thì ai cũng thấy rõ, nhưng ông không vì đó mà trở nên kiêu ngạo và phô trương về khả năng của mình. Ngược lại, ông luôn khiêm tốn và không bao giờ chiếm đoạt công lao, đó là điều khiến mọi người càng ngưỡng mộ ông hơn.
Một người thực sự mạnh mẽ không bao giờ lớn tiếng hay khoe khoang về bản thân, thay vào đó, họ không ngừng cải thiện bản thân một cách khiêm tốn. Bước đi trên đường đời, hãy thường xuyên nhìn ngẫm lại bản thân nhiều hơn và tìm xem bạn đang ở đâu. Chỉ khi khiêm tốn, bạn mới có thể không ngừng mở rộng chiều rộng của cuộc đời mình.
Sách Lễ nói: "Nước sâu nước càng chảy chậm, người cao quý ắt nghĩ kĩ trước khi nói." Nói năng quá vội vàng thường dẫn đến những tranh cãi không đáng có. Nói chậm lại là cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn và duy trì một mối quan hệ.
Hai năm trước, tôi đang làm việc ở một công ty quảng cáo và có tranh cãi với một đồng nghiệp về công việc. Vào thời điểm đó, chúng tôi cùng chịu trách nhiệm sản xuất quảng cáo sản phẩm. Tôi chịu trách nhiệm lập kế hoạch trước khi sản xuất và viết quảng cáo, còn anh ấy chịu trách nhiệm quay và chỉnh sửa. Nhưng trong quá trình quay phim, chúng tôi đã xảy ra tranh cãi về nhiều cảnh quay và thiết kế bố cục.
Có lần tôi trở nên vội vàng và nói trước mặt cả nhóm: "Trước đó trao đổi rất rõ ràng rồi, anh có hợp tác được không, không được thì để tôi thay thế anh!" Không khí ngay lập tức trở nên căng thẳng. Người đồng nghiệp này không chỉ từ chối tiếp xúc với tôi mà còn giữ khoảng cách với tôi.
Mặc dù lúc đó là do công việc không đạt được kết quả như mong đợi nên tôi rất lo lắng. Nhưng cách nói chuyện có phần gay gắt không những không giải quyết được vấn đề mà còn khiến tôi mất đi một người đồng đội sát cánh chiến đấu. Từ đó trở đi, tôi học cách xem xét tình huống trong đầu trước khi nói, loại bỏ cảm xúc trước khi nói.
Tôi rất đồng ý với điều Seneca nói: "Cách tốt nhất để chữa cơn giận là chậm lại." Một người càng thiếu kiên nhẫn thì càng dễ nói ra những lời không hay.
Nếu bạn đi quá nhanh, bạn có thể ngã xuống đất; nếu bạn nói quá nhanh, bạn có thể gặp rắc rối. Khi tương tác với người khác, hãy cho bản thân nhiều thời gian hơn để im lặng. Hãy giữ thái độ đúng mực, nói chậm rãi, dành chỗ cho suy nghĩ và giữ lại phẩm giá cho nhau.
Một nhà văn từng nói: "Một người có trình độ văn hóa tới đâu, hãy cứ quan sát cách họ nói chuyện."
Lời nói không phải là sự kết hợp đơn giản của các chữ cái hay câu từ, nó là sự biểu đạt của cảm xúc bên trong và cảnh giới sống của một người.
Để trở thành một người ăn nói khéo léo, bạn không chỉ phải dùng miệng mà còn cả trái tim.
Nói đúng còn hơn nói nhiều, nói khéo léo còn hơn nói đúng.