Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Đào thoát khỏi mê cung - Cứ bám vào niềm tin cũ sẽ không thể tới đích

14/03/2021 08:30
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Đào thoát khỏi mê cung - Cứ bám vào niềm tin cũ sẽ không thể tới đích

Mark Twain đã nói: Điều khiến ta gặp rắc rối không phải là điều ta không biết, mà chính là điều ta nghĩ mình biết nhưng hóa ra lại không đúng.

 

Bằng những chân lý giản dị nhưng rất mới mẻ và thực tế, chúng hướng bạn đến thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

- Cứ bám vào những niềm tin cũ sẽ không thể nào dẫn chúng ta tới được đích. Ta thử thay đổi niềm tin đi. Ta hãy thử tin vào một điều mới.

- Mọi thứ sẽ chẳng bao giờ quay lại như cũ. Nhưng mọi thứ có thể trở nên tốt hơn trước nhiều.

- Niềm tin là một ý nghĩ ta cho là đúng, là thật. Một số niềm tin lôi ta xuống. Một số khác lại nâng ta lên cao. Nếu ta thử tin một điều mới thì sao? Biết đâu ta có thể thay đổi một niềm tin cũ và chọn tin vào một điều mới.

- Điều ta tin không tạo nên con người ta. Ta mới là người chọn điều mình tin. Không có giới hạn nào cho những điều ta có thể tin vào. Phải làm cái gì đó khác hẳn đi. Phải nhìn mọi thứ từ một góc nhìn khác hẳn. Phải thay đổi cách nghĩ và chọn tin vào những điều mới.

- Đôi khi ta phải tin trước cả khi ta nhìn thấy. Đôi khi sự thật chỉ là cách ta nhìn sự việc. Bỏ lại những điều không có ích. Không có giới hạn cho niềm tin.

- Không thể bắt đầu nhiệm vụ mới với hành lý cũ. Ta có thể làm, trải nghiệm và tận hưởng nhiều hơn ta nghĩ.

- Niềm tin rất quyền năng. Chỉ cần một niềm tin cố chấp cũng có thể kéo đổ cả một doanh nghiệp. Người ta tin rằng ngày trước mọi sự thế nào thì về sau sẽ vẫn như thế, nhưng điều đó chẳng bao giờ đúng.

Ông ấy tin rằng báo giấy mới thu được lợi nhuận, ngay cả khi những đối tác lớn nhất của chúng tôi chuyển sang quảng cáo trên mạng.- Khi tôi mới tốt nghiệp trường báo chí, tôi đến làm việc tại một tòa soạn tỉnh. Không ai thuyết phục được nhà xuất bản mở rộng hoạt động trên mạng.

Dù càng lúc càng nhiều độc giả rời bỏ chúng tôi để chuyển sang báo mạng, nhưng ông ấy vẫn quả quyết rằng chúng tôi sẽ lại phất lên. Và chỉ một năm sau khi tôi vào làm, cả tòa soạn phá sản.

- Mark Twain đã nói: Điều khiến ta gặp rắc rối không phải là điều ta không biết, mà chính là điều ta nghĩ mình biết nhưng hóa ra lại không đúng.

- Trong chuyến ra khơi đầu tiên của tàu Titanic vào năm 1912, mọi người đều nhận xét về con tàu đó bằng một câu: Con tàu không thể chìm!. Vì họ tin như thế nên bỏ qua việc chuẩn bị đủ số bè cứu hộ và đã có tới hơn 1500 người tử nạn khi con tàu bị chìm trên biển.

- Mọi niềm tin đều cần được phân tích. Mấu chốt ở đây là ta cần nhận ra chúng và thử thách chúng, thay vì gạt chúng sang một bên. Một số niềm tin sẽ ngăn ta phát triển đến mức tối ưu. Thậm chí chúng có thể chia rẽ ta. Nhưng một số khác lại là những sự thực quyền năng, chắp cánh cho ta và đẩy ta tiến tới ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất.

- Niềm tin rằng ta tồn tại là có lý do rằng ta có giá trị đặc biệt đối với thế giới. Ví dụ tại sao bạn trở thành bác sĩ? Niềm khát khao được cứu chữa chính là cốt lõi. Đó là những điều chỉ đơn giản là đúng và không bao giờ thay đổi.

- Nhưng tình hình thay đổi, thế giới xoay chuyển và những thứ hôm qua là đúng bỗng hôm nay không đúng nữa, Công ty băng đĩa Blockbuster Video đã chắc chắn rằng thế giới sẽ xem phim bằng video mãi mãi.

Công ty Polaroid đã quả quyết rằng mọi người sẽ luôn chụp hình bằng những tấm phim vuông.

Và các hiệu sách đầu những năm 1990 nghĩ rằng các hiệu sách online sẽ chẳng bao giờ làm nên trò trống gì.

Những thí dụ ấy cho thấy họ xây dựng tương lai từ những niềm tin sai lầm, khiến họ thất bại.

Nếu các bạn cảm thấy mình đã học được điều gì từ câu chuyện này, mong các bạn sẽ chia sẻ cùng người khác.- Khi ta cho phép mình tin, cả một thế giới tiềm năng mới sẽ mở cửa đón ta. Và điều đó quả thực rất tuyệt vời.

* Các con của tác giả Spencer Johnson đã viết về ông như sau: Từ khi còn nhỏ ba đã luôn tìm cách giúp đỡ người khác. Khi còn niên thiếu ba đã khởi động việc thành lập trường bơi để giúp các bạn trong khu phố được học bơi. Khi bắt đầu trưởng thành, ba học ngành phẫu thuật và sau đó phát hiện ra niềm đam mê thực thụn của mình là viết lách. Ba cảm thấy những gì mình viết có thể giúp ích cho nhiều người hơn nữa. Khi ba được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy, câu chuyện đã giúp ba nhìn căn bệnh của mình từ một hướng khác. Nó cho ba những công cụ để đón nhận sự thay đổi mình phải đối mặt bằng tình yêu thương và lòng biết ơn.

* Khi vào giai đoạn cuối của bệnh tình, tác giả Spencer Johnson đã viết bức thư đề Thư gửi khối u của tôi:

Chào khối u,

Giờ đây tôi yêu bạn lắm. Tôi từng sợ hãi và đánh đuổi bạn, chỉ muốn hạ gục bạn. Nhưng rồi tôi nhìn lại điều mình tin để xem chúng xoay quanh những điều tôi yêu hay những điều tôi sợ.

Và rõ ràng chúng đã xoay quanh những điều tôi sợ.

Bây giờ tôi vui vì tôi đã học được cách yêu bạn. Điều đó từng là một khái niệm thật xa lạ. Nhờ vậy, cuộc sống của tôi có giá trị hơn, bởi dù tôi mang bệnh và biết mình có thể sắp chết, tôi đã trở thành một người biết quý trọng và biết yêu thương hơn. Tôi gần gũi gia đình và bạn bè mình hơn, tôi sống có động lực hơn và tâm hồn tôi được nâng cấp.

Vậy nên tôi cảm ơn bạn. Cảm ơn! Cảm ơn!

*Spencer Johnson đã qua đời vào ngày 3/7/2017.

* Ken Blanchard, bạn của tác giả, đã bình luận như sau: Như các bạn đã biết, lời chẩn bệnh này thường là tin xấu, và rất ít người còn sống được lâu. Khi ông ấy nghe tin, ông đã quyết định mình có hai loại niềm tin để lựa chọn cho phần đời còn lại: những niềm tin xoay quanh nỗi sợ, và những niềm tin xoay quanh tình yêu thương.

Nếu ông chọn sợ hãi, ông sẽ chỉ biết đến bản thân. Nếu ông chọn yêu thương, sự quan tâm của ông sẽ dành cho người khác. Tôi đã vô cùng mừng vui vì bạn tôi đã chọn sống để yêu thương.

Ông không chỉ kết nối với những thành viên thân thiết trong gia đình và với bạn bè thân, mà ông còn tìm lại những người - vì nhiều lý do - ông từng mất liên lạc, trong đó có nhiều người đã hàng năm trời không trò chuyện.

Những người tôi gặp trong những chuyến viếng thăm ông ở bệnh viện đều kinh ngạc trước cái cách ông quan tâm tới họ và cảm xúc của họ, thay vì quan tâm tới bệnh tình của bản thân.

Spencer Johnson (1938-2017) là nhà văn, bác sĩ và tiến sĩ tâm lý học người Mỹ. Ông là một trong những tác giả nổi tiếng nhất với các tác phẩm khám phá cuộc sống và cách sống được hàng triệu độc giả trên toàn thế giới yêu thích, hâm mộ.

Những tác phẩm của ông đang thuộc hàng bestselling do The New York Times bình chọn như: "Quà tặng diệu kỳ", "Có nên hay không - Những quyết định thay đổi cuộc sống", "Phút nhìn lại mình", "Phút dành cho cha", "Phút dành cho mẹ", "Phút dành cho thầy", "Ai lấy miếng pho mát của tôi"…

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng


Gửi bình luận
(0) Bình luận