1.
Bởi vì khác đi là mất đi (và mất đi là khác đi), cách chúng ta đối mặt với sự mất mát dễ dàng trở thành cuộc đời chúng ta đang phải sống. Giống như nếu bạn dành cả đời để chiến đấu vì cái gì đó, cuộc chiến đó sẽ quay lại trở thành thứ định nghĩa cuộc đời bạn. Bạn thương nhớ những cuộc đời mình đã bỏ lỡ, và cuộc đời đang có bỏ lỡ bạn.
Sống trong hối tiếc dần trở thành sống trong hối hận: Khi phải phân vân giữa việc lựa chọn một trong hai, thực ra bạn đang chẳng có gì. Nhưng đôi khi "không có gì, nên không mất gì" còn dễ chịu hơn là "có gì đó, nhưng phải nghĩ mãi về những thứ mình không có được".
Bi kịch không chỉ là "không có được thứ mình muốn", mà là "không còn muốn thứ mình đã hằng mong có": rằng bạn đã sai về nhu cầu của mình.
Thử" (Nếm thử, dùng thử, sống thử...) không chỉ để xem bạn đã đúng đến đâu, mà để nhận ra bạn có thể sai tới mức nào. Chúng ta dè chừng trong mọi thứ, nhưng luôn quên kiểm tra về sự chắc chắc trong ham muốn của mình. (Đời tớ đảm bảo sẽ thay đổi, nếu tớ có được X).
2.
"Sau này, cái gì chúng ta cũng có, chỉ là không có chúng ta", đó là bài học mà bạn của 30 năm nữa có thể sẽ dạy cho bạn của bây giờ. Suy cho cùng, thanh xuân là tuổi của mơ mộng và những gì có thể xảy ra; tuổi trẻ là lúc nỗ lực để biến điều chưa thể thành có thể, và tuổi già lúc nghĩ lại về những điều ta chưa bao giờ.
Rằng bạn tuổi 50 sẽ coi nhẹ những gì mình từng sống chết để phấn đấu (tiền, chức vụ, nhà...) và coi nặng những gì mình đã chưa làm được hay chưa dám làm. Cuộc đời bạn chưa có sẽ bạn che lấp bởi những gì bạn đang có: Thứ bạn không có sẽ luôn phủ định, chất vấn giá trị của thứ bạn đang sở hữu. Bàn tay buông luôn hỏi bàn tay nắm: Tại sao mày chưa buông?
Câu hỏi không phải là "Làm sao để sống một cuộc đời không nuối tiếc, làm sao để bạn của ngày sau không trách móc bạn của ngày nay", mà mà là "Sống sao để chịu được những tiếc nuối ấy?". Vì mọi lựa chọn đều khiến chúng ta phải đánh đổi, và mọi cuộc trao đổi đều khiến bạn phải bỏ đi thứ gì đó. Sống không tiếc nuối là cuộc đời không đáng sống, vì bạn không chịu hy sinh thứ gì để có được thứ gì.
3.
Vì vậy, nếu chúng ta còn mưu cầu hạnh phúc (có được thứ mình muốn), thì chúng ta sẽ luôn bất hạnh. Không chỉ bởi bạn sẽ không bao giờ có được mọi thứ (Dù bạn có tin mình "có thể" tới đâu), mà bởi khi có được gì, bạn sẽ luôn phải mất gì.
Nhưng nếu theo đuổi "the bearable life" thay vì "the good life", câu hỏi bạn sẽ phải nghĩ là "Mình có thể chịu được gì? Và làm sao để chịu đựng tốt hơn để cuộc đời không trở nên "unbearable", để nó không tới điểm bùng phát và bùng nổ." Suy cho cùng, người hạnh phúc không phải là không có đau khổ, chỉ là họ chịu đựng nó giỏi hơn và vẫn có thể sống ổn, bất chấp nó.
Nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO) không phải là vấn đề cần phải giải quyết, nó là vấn đề bạn cần phải tăng sức chịu đựng, vì ai rồi cũng sẽ lỡ. Câu hỏi không phải là làm sao để hết sợ, mà dù vẫn sợ, nhưng tôi vẫn có thể sống tiếp.
Bạn đọc quan tâm cuốn sách Đừng sợ lỡ cuộc chơi (FOMO) của tác giả Patrick J.McGINNIS do First News phát hành, có thể đặt mua tại: http://ldp.to/dungsolocuocchoi . Nhập mã TRAMDOC0421 để được giảm thêm 10% khi mua sách do Tiki Trading phân phối. Thời hạn sử dụng đến 30/4/2021.