★ Nếu cha mẹ của bạn nói, bổn phận của bạn là trở thành một luật sư, để có điều kiện phụng dưỡng họ, và bạn thì thực sự muốn làm sannyasi [nhà tu hành khất thực], vậy bạn sẽ làm gì?
★ Ở Ấn Độ, làm một sannyasi là an toàn và được kính trọng, cha bạn có thể đồng ý. Khi bạn khoác lên mình tấm áo khất sĩ là bạn đã trở thành một con người vĩ đại rồi, và cha bạn có thể lợi dụng điều đó.
★ Nhưng nếu bạn muốn làm việc chân tay, nếu bạn đơn giản muốn làm một người thợ mộc hay một người nặn tượng đất sét làm đẹp cho đời, vậy thì bổn phận của bạn nằm ở đâu? Có ai nói cho bạn biết được không?
★ Chẳng phải bạn cần tự mình suy ngẫm cẩn thận về điều đó sao, thấy hết những ý nghĩa hàm chứa trong đó, để bạn có thể nói rằng: “Đây đúng là việc mà tôi muốn làm và tôi sẽ dứt khoát làm điều đó dù cha mẹ tôi có đồng ý hay không”?
★ Không đơn thuần thuận theo ý muốn của cha mẹ và xã hội, mà phải thực sự khám phá ý nghĩa hàm chứa trong bổn phận; thấy thật rõ ràng cái gì là chân thực và gắn bó với nó suốt cuộc đời, cho dù nó có thể mang nghĩa là đói khát, khốn cùng, chết chóc - để làm được điều đó, bạn cần phải có thật nhiều trí tuệ, phải nhận thức, thông hiểu thật sâu sắc, và cả một tình yêu mênh mông.
★ Bạn thấy đó, nếu bạn phụng dưỡng cha mẹ chỉ vì bạn nghĩ đó là bổn phận của bạn, thì bấy giờ sự phụng dưỡng chẳng khác nào một thứ hàng hóa được mua bán ở chợ, không hề có ý nghĩa gì sâu sắc, bởi vì trong đó không có tình yêu…
Mời bạn lắng nghe thêm những kiến giải đột phá về các vấn đề tuổi trẻ qua “Đôi điều cần suy ngẫm” - một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của J. Krishnamurti.