Tựa Việt: "Cách Netflix Xây Dựng Con Người: Sức Mạnh Của Văn Hóa Tự Do Và Trách Nhiệm", Tác giả: Patty McCord
Nhắc đến Netflix, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bộ phim truyền hình nổi tiếng "House of Cards" (Sóng gió chính trường). Năm 2018, giá trị thị trường của Netflix ở tuổi 21 đã vượt qua Disney, người tiền bối 90 tuổi của mình, đạt 150 tỷ USD. Ngoài ra, Netflix cũng giành được 112 đề cử giải Emmy, khiến ông chủ cũ HBO đánh mất vị thế thống trị suốt 18 năm.
Vậy thì, sự khai sáng mà Netflix dành cho dân công sở là gì?
Cuốn sách được chắp bút bởi Patty McCord, cựu giám đốc tài năng của Netflix, bà đã tóm tắt bản chất của văn hóa Netflix thành 8 nguyên tắc văn hóa, trong đó bao gồm 3 điều nổi bật:
1. Chúng tôi chỉ tuyển "người lớn". "Thanh thiếu niên" hay mất bình tĩnh, trong khi điều một người trưởng thành phải làm không phải là phàn nàn mà là tự giải quyết vấn đề.
2. Trung thực tuyệt đối và thứ bạn nhận được sẽ là phản hồi hiệu quả. Bất kể là đối với nhân viên cấp cơ sở hay quản lý cấp cao, Netflix luôn yêu cầu thảo luận cởi mở về các vấn đề để giúp nhân viên hiểu rõ bản thân, cải thiện bản thân và loại bỏ thành kiến cũng như sự khác biệt.
3. Nhân viên và chức vụ cần có sự phù hợp cao độ. Những công ty tốt nhất liên tục tuyển dụng những người mới; những tài năng tốt nhất luôn tìm kiếm những cơ hội đầy thách thức. Hạnh phúc trong công việc nên đến từ việc giải quyết các vấn đề với những đồng nghiệp xuất sắc, rồi cùng tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ làm hài lòng người dùng.
Tựa Việt: "12 quy tắc cuộc sống", Tác giả: Jordan Peterson
Adam Smith đã viết trong cuốn "The Theory of Moral Sentiments" rằng: "Không ai trên thế giới này có thể thực sự cảm nhận được nỗi đau của người khác. Bạn bị mũi tên đâm xuyên qua, bạn đau đớn tột cùng, nhưng đó cũng chỉ là việc của riêng bạn".
Khi gặp khó khăn, chúng ta luôn hy vọng rằng sẽ có một anh hùng nào đó xuất hiện giúp ta giải quyết vấn đề. Nhưng thực tế là mặc dù đường xuống dốc dễ đi hơn đường lên dốc, nhưng sẽ vẫn luôn có một người đi lên và người còn lại đi xuống.
Giáo sư Jordan Peterson, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Toronto, đã tóm tắt "12 quy tắc của cuộc sống" giúp đưa bạn thoát khỏi tuyệt vọng và có được sức mạnh để không ngừng đi lên dốc. Trong đó bao gồm:
1. Khi bạn đau tới nỗi đủ để nguyền rủa mọi thứ: Hãy dọn dẹp căn phòng của mình trước khi chỉ trích thiên hạ. "Không quét nổi một căn phòng thì làm sao "quét" được cả thế giới?" Trước khi phàn nàn, tốt hơn là bạn nên tự hỏi bản thân:
Quan sát môi trường xung quanh và bắt đầu từ những việc nhỏ. Bạn đã tận dụng tất cả các cơ hội chưa?
Bạn đã chủ động gánh vác trách nhiệm chưa?
Bạn đã làm những gì bạn có thể làm để khiến cuộc sống của bạn tốt hơn chưa?
2. Giả sử rằng người mà bạn lắng nghe biết những điều mà bạn không biết. Rất nhiều khó khăn, sở dĩ bạn giải quyết không được đó là bởi vì bạn chưa biết đủ. Vì vậy, bạn cần lắng nghe những điều chưa biết, với một tâm lý trống rỗng, đi từ "Tôi biết" đến "Tôi chưa biết".
3. Khi bạn gặp một con mèo trên phố, hãy vuốt ve nó: hãy chú ý đến sự tốt đẹp của sự tồn tại. Những căng thẳng trong cuộc sống sẽ không ngừng xuất hiện chỉ vì bạn gặp bất hạnh. Khi bạn cảm thấy hụt hẫng, hãy đi dạo. Có thể bạn sẽ nhìn thấy một con mèo, rồi trong 15 giây tới bạn có thể nghĩ: vẻ đẹp của sự tồn tại có thể cân bằng nỗi đau không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
Tựa Việt: "Cơ hội chuyển mình", Tác giả: Sarah Robb O'Hagan
Sara Robb O'Hagan, 40 tuổi, cô có một sự nghiệp suôn sẻ ở nơi làm việc, từng là tổng giám đốc của Nike và chủ tịch toàn cầu của Gatorade, được Forbes vinh danh là một trong những phụ nữ có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực thể thao. Nhưng đằng sau ánh hào quang ấy lại là vô số những vất vả. Ở độ tuổi 20, Sara từng bị sa thải hai lần trong ba năm, cô không có việc làm và thu nhập, suýt bị trục xuất đến New Zealand vì không có thị thực lao động.
Vậy điều gì thúc đẩy Sarah biến khủng hoảng thành bước ngoặt, từ một người bình thường trở thành một nhân tài nổi bật?
1. Suy nghĩ về những gì sếp thực sự cần bạn làm. Trước đó, Sara phụ trách mảng marketing trong nhiều năm nên sở trường của cô là hoạch định chiến lược và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, siêu thị Virgin nơi Sarah làm việc là một nhà bán lẻ, nó cần các kỹ năng bán lẻ chi tiết và mang tính chiến thuật hơn. Do đó, bạn không thể chỉ làm những gì bạn giỏi mà phải làm những gì công ty cần.
2. Điều tồi tệ nhất không phải là thất bại, mà là sự sợ hãi. Sau khi thất nghiệp, một số người đâm đầu vào nộp hồ sơ xin việc và phỏng vấn nhiều công ty nhưng không tìm được công ty phù hợp. Kết quả là, dù một công ty có tuyển một chức vụ không hề hợp với mình, họ vẫn vui vẻ nhận công việc đó. Họ lo lắng rằng nếu tôi không nhận nó, sau này không tìm được việc thì làm sao? Đây chính là khi nỗi sợ hãi đang tác oai tác quái. Nếu bạn bước vào một công việc nào đó một cách vội vàng, bạn cũng sẽ ra đi một cách vội vàng y như vậy. Chỉ khi suy nghĩ rõ ràng - bạn có thể mang lại giá trị gì cho công ty và những việc công ty đã làm có nằm trong khả năng của bạn hay không, thì bạn mới có thể tìm được công việc phù hợp hơn. Chỉ có sự lựa chọn được suy nghĩ thấu đáo mới có khả năng tìm ra hướng đi đúng đắn nhất.
Tựa Việt: "Công thức: luật thành công", Tác giả: Albert-László Barabási
Einstein đã nói thế này: "Một người không đạt được thành tựu khoa học vĩ đại nhất trước 30 tuổi, thì sẽ không bao giờ có (ngày này)."
Năm 2020, thế hệ 9X đầu tiên đã chính thức bước sang tuổi 30. Điều này có nghĩa là khi mọi người đến tuổi trung niên, cuộc sống của mọi người phần lớn đã được xác định và họ có thể lựa chọn không nỗ lực nữa?
Câu trả lời là: Không
Chủ nhiệm Trung tâm CCNR của Đại học Northeastern, giáo sư thỉnh giảng của Đại học Harvard, Giáo sư Albert-László Barabási và nhóm của ông phát hiện ra rằng, thứ quyết định thành công, không phải tuổi tác mà là ba yếu tố sau:
Thứ nhất: Kết nối ưu tiên
Ở nơi làm việc ngày nay, không thiếu những người làm việc chăm chỉ, và những người có thể mang lại "tài nguyên" cho công ty. Hai luật điều chỉnh mạng thực - cơ chế tăng trưởng và kết nối ưu tiên cho thấy rằng các nút mạng mới có xu hướng kết nối với những nút mạng có khả năng kết nối cao. Do đó, những người có nhiều nguồn lực sẽ thu hút được nhiều nguồn lực hơn, điều này giải thích tại sao một số người dường như luôn tìm thấy bất kỳ nguồn lực nào họ muốn ở nơi làm việc và có người quen trong bất kỳ lĩnh vực nào. Khi công việc cần tìm đối tác, anh ta luôn có thể huy động nhiều nguồn lực và tìm ra những mối liên hệ mấu chốt.
Thứ hai: Khả năng thích ứng với xã hội
Bất cứ một công ty ưu tú, một sản phẩm xuất sắc hay một cá nhân tài giỏi nào cũng đều có một tố chất tự nhiên: họ tràn đầy năng lượng hơn, có thể thích nghi tốt hơn với những thách thức hiện tại và có thể kịp thời điều chỉnh chiến lược của mình để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác.
Thứ ba: Thành công trong tương lai = thành công ban đầu + khả năng thích ứng với xã hội
Ý tưởng tốt không đáng tiền, thực hiện ý tưởng và biến nó thành một sản phẩm hữu ích mới là quan trọng. Mặt khác, nếu việc thực hiện khó thực tế, trong khi vẫn muốn đạt được thành công, điều duy nhất có thể thay đổi là giá trị của ý tưởng.
Tựa Việt: "Sổ tay nâng cấp não bộ", Tác giả: Jeffrey Brown and Mark J. Fenske
Liệu bạn có gặp phải những vấn đề sau ở nơi làm việc:
Bạn đã làm việc chăm chỉ để thiết kế kế hoạch hoạt động tuyên truyền, nhưng sau khi sự kiện bắt đầu, lượng người dùng tham gia lại vô cùng lẹt đẹt?
Những bài báo bạn viết thâu đêm, vắt óc ra để viết, bạn vô cùng tâm đắc với nó, nhưng sau khi được xuất bản lại rất ít người đọc?
Bạn đã tổ chức vô số cuộc họp và sáng tạo ra vô số sản phẩm, nhưng sau khi ra mắt, người dùng vẫn có trải nghiệm không tốt?
Lúc này, bạn cần xem những người thành công làm như thế nào.
Jeffrey Brown, một nhà tâm lý học tại Đại học Harvard và Mark Fenske, một phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Guelph ở Canada, đã tìm đến hàng chục người thành công trong các lĩnh vực khác nhau và nhận thấy rằng bộ não của những người thành công có những đặc điểm sau:
1. Tốt hơn trong việc duy trì sự tập trung: tập trung và chú tâm, rèn luyện chánh niệm. Thực hành một cách có chủ ý các bước của một nhiệm vụ tới mức mà bộ não sau đó có thể tự động thực hiện, để bộ não không cần phải lãng phí nguồn lực duy trì sự chú tâm để suy nghĩ về từng bước một cách kĩ càng.
2. Chú ý đến chất lượng bộ nhớ: hãy thử những điều mới, để não lưu trữ thông tin liên quan và tích hợp với thông tin hiện có, rồi trích xuất nó khi cần thiết.
06
Success and Luck: Good Fortune and the Myth of Meritocracy
Tựa Việt: "Thành công và may mắn"
Tác giả: Robert H. Frank
Tôi tin rằng khi chúng ta còn nhỏ, thầy cô thường dùng công thức thành công = 99% (mồ hôi) + 1% (may mắn) để khuyến khích chúng ta chăm chỉ học tập và tiến bộ mỗi ngày. Nhưng liệu nó có đúng không?
Jack Ma nói: "Thành công của Alibaba là nhờ vào vận may chứ không phải chỉ riêng nỗ lực."
Pony Ma, người sáng lập, chủ tịch và giám đốc điều hành của Tencent, công ty có giá trị nhất châu Á, một trong 5 tập đoàn lớn nhất thế giới nói: "Giai đoạn đầu của khởi nghiệp, 70% là dựa vào may mắn."
Một Youtuber thành công khác nói: "Thành công 90% dựa vào vận may, 10% còn lại là sự nỗ lực."
Điều này cho thấy chăm chỉ là quan trọng, nhưng may mắn cũng là một nhân tố không thể bỏ qua. Về vấn đề này, Robert Frank đã đưa ra ba gợi ý trong cuốn "Thành công và may mắn", cho chúng ta biết cách đối mặt và nắm bắt cơ hội. Mặc dù không thể kiểm soát vận may, nhưng chúng ta có thể chọn cách đối xử với vận may:
1. Thừa nhận tầm quan trọng may mắn, nhưng cũng không phủ nhận sự nỗ lực.
2. Biết ơn, là một loại tiền tệ mà chúng ta có thể tiêu xài thoải mái mà không lo phá sản.
3. Thành công nhất thời nhờ vào vận may, thành công cả đời nhờ vào trí tuệ và nhận thức.
Tựa Việt: "Sức mạnh của tự chữa lành", Tác giả: Jo Marchant
Theo thống kê, 1/3 trường hợp ung thư chết vì sợ hãi, 1/3 chết vì điều trị quá mức, 1/3 chết vì bệnh tật. Vì vậy, can thiệp bằng cảm xúc đôi khi hiệu quả hơn cả công nghệ y tế. Nhà báo khoa học nổi tiếng Joe Marchant đã đến thăm gần 30 trường đại học nổi tiếng thế giới như Đại học Harvard, Đại học Oxford, Đại học Cambridge và phỏng vấn các chuyên gia thế giới trong hơn 20 lĩnh vực, bao gồm cả những người đoạt giải Nobel, và cho ra kết quả nghiên cứu tiết lộ 10 năng lực tự chữa bệnh hàng đầu, chống lại bệnh tật thông qua việc tự chữa lành.
Trong đó bao gồm:
1. Tránh xa các cảm xúc tiêu cực – giúp người bệnh tránh khỏi việc "càng nghĩ càng bệnh".
2. Bộ não ngăn chặn sự mệt mỏi – nó có tầm nhìn xa hơn cả chính bệnh nhân.
3. Can thiệp của cảm xúc – đôi khi hiệu quả hơn cả công nghệ y học.
4. Đánh lạc hướng căng thẳng – tránh cho hệ thống miễn dịch và khả năng tự chữa lành chịu tổn hại.
5. Những mối quan hệ tốt đẹp – giúp sửa chữa các khiếm khuyết trên cơ thể.
Nội tâm suy nghĩ cái gì, sự chú tâm sẽ tập trung vào cái đó. Bạn có tư tưởng ra sao, bạn có cuộc đời như vậy.
Theo Trí Thức Trẻ