Tài năng và nhân cách của ông khiến giới báo chí quốc tế phải bày tỏ sự kính trọng, cho rằng trong lịch sử tình báo chiến tranh, ít ai thành công như ông.
"Điệp viên hoàn hảo X6" và "Một người Việt trầm lặng" được viết từ góc nhìn của hai người ở hai đất nước khác, nhưng đều khắc họa cuộc đời phi thường và tinh thần yêu nước sâu sắc của Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn - điệp viên huyền thoại của cách mạng Việt Nam.
Khi viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Giáo sư, nhà sử học Larry Berman đã hứa không sử dụng những thông tin có thể làm tổn thương đến nhiều người. Sau gần 20 năm, lời hứa đó vẫn còn.
Vì tính chất bí mật của hoạt động tình báo mà các nhà tình báo Việt Nam ngay cả khi đã hoàn thành nhiệm vụ và về hưu thì phần lớn họ vẫn chọn một cuộc sống hết sức thầm lặng, thậm chí không muốn tiết lộ bất cứ điều gì về nghiệp vụ của mình.
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thập kỷ nhưng đến nay, cái tên Phạm Xuân Ẩn vẫn còn gây nhiều tò mò, không chỉ với người Việt Nam, mà còn đối với nhiều chính khách lẫn báo chí thế giới, đặc biệt là báo chí Mỹ.
Nhân dịp kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023), Dân Trí xin giới thiệu đến bạn đọc bộ sách “Phía sau người lính” do First News tuyển chọn.
Giáo sư Larry Berman, tác giả cuốn X6 - Điệp viên hoàn hảo (Perfect Spy), xác nhận với Tuổi Trẻ Online việc đạo diễn Charlie Nguyễn sẽ làm phim điện ảnh về cuộc đời nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn dựa theo sách của ông.
Style giới thiệu 3 cuốn sách dưới đây, có thể là món quà tri thức đầy trân trọng và ý nghĩa dành cho độc giả nhân dịp kỷ niệm sự kiện lịch sử 30-4 năm nay.
Larry Berman đã thực hiện đúng ba điều căn dặn của Phạm Xuân Ẩn: “Chỉ được xuất bản khi tôi đã chết, in đúng những gì tôi kể và gia đình tôi không liên can gì đến cuốn sách này”.
Nhân dịp kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30/4, chân dung nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn với đầy những giằng xé nội tâm, lòng khát khao yêu nước được dựng lại qua lời kể của nhà báo Nguyễn Đại Phượng.
Tôi đã biết rằng người Mỹ không bao giờ ra đi. Sau này tôi mới biết nhiều người ở Hà Nội nghĩ khác, nhưng hồi đó tôi không hay biết về suy nghĩ của họ. Tôi chỉ đưa cho họ sự phân tích chân xác của mình và sau đó mới hay tôi được trao huân chương.
“Có cả tỉ đôla cũng không thể mua được những tài liệu như vậy. Việc hiểu địch đã giúp ta có kế hoạch chủ động đối phó, các đợt càn quét dữ dội của quân ngụy sau đó hầu hết chỉ nhằm vào chỗ trống… Thất bại hoàn toàn trong trận Ấp Bắc đã buộc Mỹ phải chấm dứt theo đuổi kế hoạch chiến tranh đặc biệt và tìm kiếm một chiến lược mới”.
“Điệp viên là người cô đơn. Tính chất hoạt động không cho phép anh ta tiết lộ thân phận, bởi làm thế thì anh ta có thể gián tiếp tiết lộ ý đồ của mình… Anh ta phải hoàn toàn kiểm soát bản thân mình cũng như đặt các bản năng và phản ứng của mình theo một nguyên tắc nghiêm ngặt.”