Đầu xuân nhớ quê nhà nội ngoại

Nguyễn Đức Huy12/02/2021 17:30
Đầu xuân nhớ quê nhà nội ngoại

Ai cũng có một quê hương với nội ngoại riêng của mình để về và để nhớ. Tết này COVID-19 lộng hành nên không thể về quê. Đành ở lại Sài Gòn và hoài niệm.

Quê nội tôi là miền "Gió như Phan, nắng như Rang"

Bình Thuận - vùng đất nước mắm, nơi “văn chương không bằng xương cá mòi” và những resort ở Mũi Né hay Coco Beach ở La Gi; bạt ngàn thanh long, là ngư trường lớn thứ II Việt Nam… Nhưng nhà nội tôi trong bán kính vài km thì chả thấy những thứ trên. Thứ xác định dễ dàng là Ngã Hai, thật ra là Ngã Ba từ quốc lộ 1 đi ga Mương Mán. Đây là Ngã Hai duy nhất ở Việt Nam. Tới giờ tôi vẫn không hiểu sao ngã ba mà lại gọi là ngã hai?

Cách thành phố Phan Thiết về hướng Nam khoảng 8 km là một ngôi nhà 2 xiệc huyện Hàm Thuận Nam. Hồi đó, đường xấu lắm - đường vào nhà nội toàn đất đỏ, đi bộ mà lấm lem quần áo. Tôi, cậu thiếu gia Sài Gòn, mỗi mùa hè bố lại gửi nhà nội “tu nghiệp và học hè” 1 - 2 tháng. Hoặc về chúc Tết ông bà. Lúc đó, tôi không thích chút nào phần vì sợ ma và phần vì nắng nóng.

Tôi cứ rú nhà nội và đợi cậu Thủy về đón lên Phan Thiết chơi. Cuối tuần xin ra Mũi Né với du khách công ty của bố. Gia đình chú Diện hồi đó mở một tiệm tạp hóa nhỏ và tôi là khách “ăn chùa” của chú từ bánh kẹo đến yaourt. Giờ chú chuyển hẳn sang bán phân bón và vật tư nông nghiệp. Gia đình chú Trị ở kế bên, nên sáng từ nhà nội đi đường tắt thông qua nhà thờ, ra tiệm chú Diện ăn bánh, trưa thì sang nhà chú Trị uống nước dừa rồi ăn cơm trưa.

Nhà nội hồi đó chỉ là căn nhà quê nhỏ, bên cạnh là chuồng heo, chuồng bò và giếng nước. Sát kho đựng thóc là nhà bếp, chuồng gà và nhà vệ sinh đèn tờ mờ (sợ ma chết được). Tôi còn nhỏ nên đâu hiểu những hình ảnh đó là tuổi thơ của ba và các cô chú của mình. Sau ngày ông mất, mỗi tối cô chú lại quây quần đọc kinh cầu nguyện cho ông. Tôi dù không hiểu gì nhưng cũng lẩm bẩm theo. Nhà nội không được tiện nghi như nhà tôi. Và tôi mong đếm từng ngày để theo xe về Sài Gòn.

hoathanhlong1.jpg
Mùa hoa thanh long ở Bình Thuận - Ảnh: Chu du 24

Thời gian cứ lững thững trôi cho đến khi tôi ra trường và đi làm. Tôi không còn phải ở nhà nội trong những ngày hè và chỉ về dịp Tết. Nhà nội đã khang trang và hiện đại hơn. Ngoại trừ gian nhà chính, mọi thứ xung quanh đã nhường lại cho ngôi nhà của chú Diện phía sau. Đường vào nhà nội được trải nhựa, đường làng tráng xi măng. Vài năm gần đây, tôi cảm thấy thiếu một thứ gì đó.

Tôi không còn muốn lên Phan Thiết hay Mũi Né chơi. Dù có ở ít ngày nhưng tôi chỉ mong đi đâu thì cũng được về ăn tối và ngủ chung với nội. Căn phòng dù được lát lớp gạch men mới những mái ngói vẫn in dấu thời gian và hình ảnh tôi của chục năm trước. Bữa cơm của nội dù chỉ là cá chiên, thịt kho, vài miếng khổ qua làm canh nhưng vẫn ngon hơn những dĩa hải sản đề huề ở trung tâm phố thị. Giờ thì tôi lại mong đếm từng ngày để được ở cùng với nội.

Hồi nhỏ, ta thích những gì xô bồ và náo nhiệt. Tháng ngày trôi qua, khi lớn lên, ta chỉ mong những phút giây bình yên bên vài thứ giản đơn, chân quê mộc mạc như quê nội tôi.

Quê ngoại tôi, thủ phủ hoa cả nước...

Sa Đéc – thủ đô hoa trồng tự nhiên rộng hơn 650 ha với trên 2.000 loại hoa, kiểng; nơi cung cấp hoa Tết chủ yếu cho Sài Thành. Ai ăn bánh phồng tôm, hủ tíu bà Xẩm tô chỉ 7.000 đồng, nem Lai Vung và “Sóc tràm quay núi lửa” (thịt chuột nướng lu) thì ghé quê ngoại tôi. Nhà ngoại nằm bên cạnh dòng kênh nhỏ và bên kia cầu với vài bước chân là chùa Kim Huê.

Là bối cảnh của bộ phim Người tình (L'Amant), một trong những thị phố nhộn nhịp của đồng bằng sông Cửu Long, cách cầu Mỹ Thuận tầm 20km trên đường về An Giang. Đó là con đường chạy dọc Sa Giang, chi lưu của sông Mekong, trong thủy trình Cần Thơ – Phnôm Pênh. Bên kia sông là những lò gạch hoang đẹp như tháp cổ. Là phố thị nhưng chẳng xô bồ và đắt đỏ như Tây đô Cần Thơ; Sa Đéc yên bình và những tô hủ tiếu rẻ hơn ly co ca ở thành phố.

Vì những lý do riêng, thủa nhỏ, tôi chỉ về ngoại đúng một lần khi ông ngoại mất nên cũng chẳng có kỷ niệm gì nhiều. Theo lời mẹ kể, nhà ông bà cố ngoại là một trong những đại gia Sa thị, bạn láng giềng của Huỳnh Thủy Lê. Nhưng rồi do con người, do chiến tranh nên sau 1975 của cải không còn. Chỉ còn nhà sàn bên ông ngoại và khu đất hiện nay. Vì khánh kiệt, nhà sàn đẹp nhất thị xã xuống cấp, đành dỡ bỏ, thay bằng nhà lai.

Sau khi bà ngoại mất, tôi chăm về quê hơn. Mộ ông bà nép sâu trong ngôi làng đúng chất miền Tây với con đường uốn cong theo dòng sông rợp nắng, ngợp mùi dừa và hương cây trái. Nhà ngoại ngay trung tâm nên đi đâu cũng dễ. Nhà bán đồ chay, thêm vài bước thì có bún thịt nướng, cá lóc nướng trui và món khoái khẩu bánh tằm bì (ăn 2 dĩa như chưa ăn dĩa nào)…

Theo hồi ký của mẹ, tôi hay ra khu chợ đêm nhìn ra khu Cầu Sắt để quay lại thập niên 60 - 70 về trước của mẹ. Hình ảnh Sa Đéc yên bình và hài hòa đến lạ. Rồi mỗi sáng, thong dong ra chùa Kim Huê, thắp hương cho ông bà và dung dăng dung dẻ đi ăn hủ tíu Sa Đéc mà mẹ tôi rất thích.

langhosadec.jpg
Trồng hoa ở Sa Đéc - Ảnh: Du lịch Đồng Tháp

Sa Đéc đẹp nhất khoảng một tháng trước Tết, khi những nụ hoa bắt đầu chớm nở, chuẩn bị lên Sài phố để hòa trộn vào màu sắc của bánh tét xanh, dưa hấu đỏ và mai vàng đón Xuân. Tôi chạy xe thong dong khắp làng hoa kiểng Tân Qui Đông, vào vườn hồng Tư Tôn và tự đánh đố với hằng trăm loại hoa đủ màu sắc, hương thơm, kích cỡ. Con đường chỉ đủ 2 chiếc xe máy tránh nhau nhưng là kho bút chì màu vô tận trong ánh mắt của người cháu Sa Đéc.

Có những thứ ta biết muộn nhưng đúng thời điểm, sẽ cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời. Nếu có dịp sao chưa về Sa Đéc để thưởng hoa, bình ẩm thực và được hiểu thêm về cuộc sống của "Người tình" năm xưa...


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Nghệ thuật An Nam qua góc nhìn của học giả nước ngoài

"Tiểu luận về nghệ thuật An Nam" là tập tư liệu quý giá phác họa một bức tranh tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam qua góc nhìn của học giả Louis Bezacier.
2

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?

Chủ tiệm ô mai cổ truyền phố Hàng Da, và lời đồn về món ô mai đặc biệt chỉ được bán đúng 7 ngày giáp Tết

Người Hà Nội dù ở phố cổ hay xa tận ngoại thành cũng biết tiếng ô mai Vạn Lợi, và cứ đến dịp cuối năm là cửa tiệm nhỏ này lại đông nghịt khách chen nhau trả tiền để mua bằng được vài lạng ô mai.

Tết xa quê thời Covid

Ngoài trời mùa đông nhiệt độ xuống dưới không, trong cái chiều tối chập choạng, có người thì vẫn đang tất bật nơi công sở, người may mắn hơn được tan ca thì hối hả trở về nhà cho kịp thắp nén hương hướng về tổ tiên chứ cũng chẳng có thời gian đâu bày mâm cao cỗ đầy.

Hoa thủy tiên - thú chơi hoa cực tao nhã ngày Tết của người Hà Nội mà gần như sắp thất truyền

Có một loài hoa đã từng là đỉnh cao của thú chơi ngày Tết của người Hà Nội nhưng vì nhiều lý do mà bị mai một. Cho đến nay, với sự yêu thích của nhiều người hoa đã dần quay trở lại và thậm chí còn tỏa sáng hơn xưa.

Hướng xuất hành đẹp và chọn tuổi đẹp để xông đất đầu năm Tân Sửu

Xem ngày giờ tốt, hướng xuất hành đầu năm là một phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên đán với mong muốn năm mới gặp nhiều thuận lợi may mắn.

Tống cựu nghinh tân - tản văn của nhạc sĩ Trần Tiến

Cuộc đời mà lại xấu xa / Thì sao cây táo nở hoa / Sao rãnh nước trong veo đến thế... Nhớ Lưu Quang Vũ quá. Tôi đã hát câu thơ này của anh trong bài Con chim sẻ tóc xù của tôi, ngày anh ra đi, bỏ cuộc rượu dở dang với bạn bè...

Độc đáo 'bánh lựu cầu duyên' truyền thống của người Hoa ở Sài Gòn: Chỉ bán duy nhất một lần trong năm

Bánh lựu thường được các gia đình người Hoa mua về để cúng cuối năm, cúng ông Táo hoặc cúng Giao thừa.

Tết là điều tuyệt vời nhất con ơi !

Bố yêu Tết bởi Tết là khoảnh khắc kỳ diệu nhất trong năm. Nơi giao thoa cũ- mới. Nơi trở về của mọi cánh chim đã bạt gió quanh năm. Nơi ta biết mình có chốn gọi là Nhà.

Tết Tân Sửu - Người Châu Á đón Tết năm nay rất khác...

Tết Tân Sửu đã trở thành một thách thức đối với người dân Châu Á, giữa bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa thể khống chế, những thói quen từ bao đời gắn liền với Tết bỗng phải thay đổi để thích ứng.

'Từ bỏ' để thành công

Từ bỏ - một ai đó, một điều gì đó, một thương hiệu đã dày công xây dựng, một doanh nghiệp đã miệt mài vun đắp, một danh tiếng đã kỳ công tạo dựng… luôn là một quyết định rất khó khăn, thậm chí cực kỳ khó khăn, của nhiều người.

Kỹ nghệ phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/04/2024 13:00
Kĩ nghệ phần mềm là bộ môn mà trong đó các kĩ sư tuân theo một qui trình xác định rõ để làm công việc của họ.

Cô gái học hết tiểu học được mời về làm việc vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao

Phong cách sống - Minh Hằng - 19/04/2024 12:00
Dù chỉ mới học hết tiểu học, nhưng cô gái này khiến nhiều người khâm phục khi vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao và là tỷ phú sở hữu khối tài sản hơn 42.000 tỷ đồng.

Kịch ‘Tiếng chim vườn ngọc’: Áp lực trên vai diễn viên trẻ

Giải trí - Nguyễn Huy - 19/04/2024 11:00
"Tiếng chim vườn ngọc" là tên mới của vở "Tiếng chim vườn ngọc lan" - vở kịch từng thành công vang dội tại sân khấu 5B Võ Văn Tần (TP.HCM) cách đây 25 năm.

4 kiểu người đừng bỏ lỡ, đồng hành với họ, sớm muộn bạn sẽ phát đạt

Suy ngẫm - Ngọc Tú - 19/04/2024 10:00
Đừng bỏ lỡ 4 kiểu người sẽ giúp bạn phát đạt khi họ xuất hiện sau đây.

'Từ bỏ' để thành công

Từ sách - Phim - Thu An - 19/04/2024 09:00
Từ bỏ - một ai đó, một điều gì đó, một thương hiệu đã dày công xây dựng, một doanh nghiệp đã miệt mài vun đắp, một danh tiếng đã kỳ công tạo dựng… luôn là một quyết định rất khó khăn, thậm chí cực kỳ khó khăn, của nhiều người.

Minh đạo nhân sinh - Luôn sẵn sàng chờ đợi và học cách xử lý bất cứ điều gì xảy ra

Từ sách - Phim - Quìn - 19/04/2024 08:00
Chúng ta không thể kiểm soát mọi việc xảy ra, nhưng chúng ta có một lựa chọn để hành động: tránh xa bức tường sắp đổ, để phản ứng với mệnh của chúng ta và định hình tương lai của chúng ta theo đó.

Top 5 vũ khí vô địch thiên hạ trong kiếm hiệp Kim Dung: Món thứ 3 là "hóa thân" của số 2

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 18/04/2024 13:00
Một trong số những món vũ khí này có quyền hiệu lệnh thiên hạ, người sở hữu là minh chủ võ lâm.

Vợ chồng son - Vì lý do này, bác sĩ pháp y người Pháp quyết tâm sang Việt Nam cưới vợ

Truyền hình - Lam Phương - 18/04/2024 12:00
Sau hơn một năm nhắn tin, Benjamin Bernardo quyết định bay từ Pháp đến Việt Nam để gặp mặt Thu Trang.

Dung nhan các thí sinh tại cuộc cuộc thi hoa hậu AI chưa từng có trong lịch sử ra sao?

Thư giãn - Băng Băng - 18/04/2024 11:00
Với khả năng của mình, AI sẽ tạo ra một hoa hậu trong trí tưởng tượng như thế nào?

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Văn hóa - Diệu Đan - 18/04/2024 10:00
Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?

Sát-na này là thiên thu - 15 kỹ năng sinh tồn giúp bạn vượt qua đau khổ (Kỳ 2)

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 18/04/2024 09:00
Khổ đau có thể được ví như trận cuồng phong, địa chấn, cơn sóng thần hay như biển lửa. Sức tàn phá bên trong của nó rất khủng khiếp. Nếu không thể quản lý khổ đau, chúng có thể phá hủy cả cuộc đời bạn và người thương của bạn.

Từ bỏ - Chúng ta thích ảo tưởng về sự tiến triển hơn là từ bỏ khi thất bại

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 18/04/2024 08:00
Trong nhiều tình huống, khi gặp một trở ngại khó giải quyết, mọi người thường có xu hướng chuyển sang một hành động dễ dàng khác và nghĩ rằng mình đang tiến triển, dù sự thật là chúng ta đang lãng phí thời gian và tiền bạc cho những nỗ lực vô ích.

Người quản lý dự án

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/04/2024 12:00
Tôi có một người bạn vừa được đề bạt làm người quản lí dự án phần mềm. Anh ấy sung sướng bởi vì sau nhiều năm làm người lập trình, cuối cùng anh ấy cũng đạt được chức vụ mà anh ấy hằng mong muốn.

Cách giải tỏa cơn giận hiệu quả

Kỹ năng - Cẩm Bình - 17/04/2024 11:00
Hãng tin AFP dẫn một nghiên cứu mới của Nhật Bản chỉ ra khi giận dữ không nên quát mắng đồng nghiệp hay hét với gối, mà hãy viết cảm xúc ra giấy rồi xé nhỏ hoặc vứt đi để bình tĩnh lại.

Những câu nói ‘để đời’ của CEO Apple Tim Cook: Nhiều khi trong cuộc sống, thà dựa vào trực giác!

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 17/04/2024 10:00
Nhiều khi trong cuộc sống, việc dựa vào trực giác sẽ phù hợp hơn. Điều thú vị là tôi thấy rằng trực giác đóng vai trò quan trọng khi đưa ra những quyết định quan trọng nhất", năm 2010, Tim Cook có bài phát biểu tốt nghiệp tại Đại học Auburn.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 19/04/2024