Chủ tiệm ô mai cổ truyền phố Hàng Da, và lời đồn về món ô mai đặc biệt chỉ được bán đúng 7 ngày giáp Tết

12/02/2021 16:30
Chủ tiệm ô mai cổ truyền phố Hàng Da, và lời đồn về món ô mai đặc biệt chỉ được bán đúng 7 ngày giáp Tết

Người Hà Nội dù ở phố cổ hay xa tận ngoại thành cũng biết tiếng ô mai Vạn Lợi, và cứ đến dịp cuối năm là cửa tiệm nhỏ này lại đông nghịt khách chen nhau trả tiền để mua bằng được vài lạng ô mai.

"Em về Hà Nội cùng anh

Bên nhau dạo phố, nếm mùi ô mai"

(Nguyễn Thị Hoài Thu)

Hà Nội có 12 mùa hoa, và 4 mùa cũng có đủ món ngon lành để tiếp đãi những vị khách phương xa, nhưng có lẽ ô mai sẽ là thứ đầu tiên mà nhiều người nghĩ tới khi muốn chọn làm quà. Ô mai không đắt đỏ, cũng chẳng hề xa hoa, nhưng lại được lòng từ người già đến trẻ nhỏ, dễ mua, dễ thưởng thức, dễ mang đi xa.

Nơi nổi tiếng bán ô mai ngon ở Hà Nội là phố Hàng Đường, với vô số cửa tiệm san sát nhau thơm nức, quanh năm hút khách tứ phương đến thăm thú. Tuy nhiên, nói đến ô mai cổ truyền lâu đời thì đến nay còn rất ít thương hiệu tồn tại trong lòng phố cổ. Một trong số đó là tiệm ô mai Vạn Lợi số 24 Hàng Da - nổi tiếng nhờ chất lượng ô mai rất ngon và giá cả cũng "được tiếng" là cao hơn hẳn so với những tiệm kinh doanh cùng mặt hàng. Song, đắt đến mấy đi chăng nữa thì cứ gần Tết là khách khứa xếp hàng đông nghịt trước cửa tiệm, chen nhau mua bằng được dù chỉ là vài lạng ô mai.

Hàng ô mai nổi tiếng lâu đời với gần 70 loại hương vị cổ truyền, bán cả nghìn hộp mỗi ngày dịp giáp Tết

Có lẽ ai cũng thắc mắc lý do khiến ô mai Vạn Lợi đắt hàng đến thế. Phải đến nơi cầm hộp ô mai tận tay, nhìn ngắm tận mắt và nếm thử tận miệng mới hiểu rõ vì sao giới thượng lưu Hà thành cũng say mê ô mai Vạn Lợi. Chưa bao giờ bỏ tiền ra đăng quảng cáo, cũng chưa từng có bài báo nào phỏng vấn được người sở hữu tiệm ô mai này, nhưng danh tiếng của Vạn Lợi đã sớm được xếp vào hàng "kinh điển", khách cứ kéo qua nườm nượp mỗi ngày.

Ô mai ở đây rất dày thịt, dù là mơ, mận, đào hay khế, xoài thì cũng được cắt miếng to hoặc chọn quả to, tẩm ướp gia vị vừa vặn, không quá ngọt như xí muội Sài Gòn và cũng không cay nồng như sấu giòn xứ Huế. Đã trót nếm thử một miếng thì sẽ khó có thể dừng lại, nói không ngoa rằng người có khẩu vị khó tính cũng hiếm khi chê.

Người "sành" ô mai là người biết cách thưởng thức theo lối cũ, nhấm nháp từng chút một để cảm nhận vị chua cay mặn ngọt thấm vào tận cuống lưỡi trên những quả ô mai phủ đầy phấn trắng, nhai hết phần thịt thì giữ hạt ô mai nơi đầu lưỡi để ngậm cho hết vị ngọt thơm của cam thảo, sau đó lại cắn vỡ hạt ra để thấy được vị bùi bùi, đăng đắng của hạt mơ, mận ở lớp tận cùng. Ai quen ăn ô mai một cách sơ sài thì quả là lãng phí, chưa biết cách trân quý công sức người thợ làm ô mai và tinh túy ẩn chứa bên trong thức quà giản dị này.

Tiệm Vạn Lợi có tận gần 70 loại ô mai với hương vị cực kỳ phong phú như mơ mận xào, khế xào, cà chua bi, hồng sấy, táo dẻo, chanh xào mật ong, me ngũ vị, sấu bao tử xào gừng v.v... được chế biến theo nhiều công thức bí truyền khác nhau. Cùng một loại nguyên liệu như mơ hoặc mận, bạn có thể thoải mái chọn lựa cả chục loại ô mai với độ chua cay mặn ngọt khác nhau khá tinh tế. Thêm một chút gừng sợi, giảm một chút cam thảo đi, đổi từ xào ướt sang viên khô… vậy cũng đủ tạo nên những hương vị hoàn toàn khác biệt.

Tuy hiện tại cửa hàng đã được xây thành ngôi biệt thự cao tầng hiện đại, nhưng bên trong quầy vẫn giữ nguyên nếp cũ xưa với cách bài trí theo kiểu mộc mạc. Ô mai được đựng trong những hũ thủy tinh lớn, xếp sát nhau trong tủ kính và nóc kệ gỗ, hũ nào cũng có tên và giá tính theo lạng viết bằng tay. Các loại ô mai đại trà thì phân chia rõ ràng theo từng dòng riêng, đóng khay hộp đơn giản, vỏ trong suốt dễ quan sát. Ngoài ô mai, tiệm còn bán những món đặc sản miền Bắc như chè mạn, bánh khảo, bột sắn, bánh cốm… với bao gói đậm chất truyền thống.

Loại ô mai đắt nhất ở Vạn Lợi là mơ không hạt khoảng 135.000 đồng/hộp 350g, còn các loại khác giá trung bình từ 72.000 – 85.000 đồng/hộp 350g. Nếu mua theo cân thì trung bình từ 170.000 đồng cho đến hơn 400.000 đồng cũng có. Loại nào cũng được chế biến theo cách truyền thống từ cả trăm năm trước, nhiều loại ô mai cũ đã không còn bày bán nữa, chỉ còn trong ký ức của các cụ già sống trong khu phố cổ.

Một số món còn duy trì đến tận bây giờ như ô mai trám chua mặn thì được liệt vào hàng quý hiếm, độc đáo, chỉ những ai sành ăn mới biết đến. Những dịp đặc biệt như lễ Tết, nếu không nhanh chân thì sẽ rất tiếc nuối khi tiệm hết hàng, mấy loại quý hiếm ấy chẳng bao giờ được làm dư nhiều để sẵn trong tiệm. Khách mua lẻ thường chọn 2-3 hộp mang đi, còn khách thuộc giới đại gia Hà thành thì lái ô tô đến xếp hàng dài từ đầu phố, mang về vài thùng một lúc, cầm cả cọc tiền thanh toán không mặc cả nửa lời.

Dãy lọ đựng toàn ô mai quý hiếm, lạ miệng và lâu đời được đặt ở trên nóc kệ. Có một vài dòng ô mai ít khi sản xuất lại, nếu hết sạch thì rất lâu mới có thể thưởng thức lại lần nữa.

Loại ô mai đắt nhất ở tiệm là mơ gừng không hạt đặc biệt 40.000 đồng/lạng, nghe thì bình thường nhưng chất lượng không hề tầm thường.

Càng gần Tết, khách càng đến mua ô mai chật kín cả cửa hàng nhỏ số 24 Hàng Da. Khách nào mua ít thì vài trăm nghìn, còn không thì vài triệu tiền ô mai ăn Tết là chuyện quá bình thường ở tiệm!

"Huyền thoại" về chủ nhân bí ẩn chưa từng lộ diện của tiệm ô mai và món ô mai đặc biệt cả năm mới xuất hiện vào đúng 7 ngày trước Tết

Ít ai biết rằng, người ta đồn ông chủ của ô mai Vạn Lợi là anh em ruột với chủ tiệm Gia Lợi trứ danh phố Hàng Đường. Nhiều thập kỷ trước, tiệm Vạn Lợi cũng được mở ra ở Hàng Đường, cũng làm ô mai thủ công và phơi trên đê gần bờ sông Hồng như bao tiệm khác, nhưng sau đó chuyển về phố Hàng Da rồi kinh doanh phát đạt hơn, lấn át cả những thương hiệu ô mai có tuổi đời lâu năm khác tại Hà Nội. Tương truyền rằng Vạn Lợi là hậu duệ của gia tộc đã 3-4 đời có nghề làm ô mai, các con cháu của thế hệ đầu tiên cứ chia nhau nối nghiệp, mỗi người mở 1 tiệm quanh phố cổ và giữ gìn bản sắc của mình theo cách riêng.

Hàng chục năm nay có vô số người tò mò về chủ nhân của hàng ô mai Vạn Lợi. Giàu có nổi tiếng là thế, nhưng gần như chẳng mấy ai biết ông chủ là ai. Thậm chí người dân sống trên phố Hàng Da lâu năm cũng hiếm khi thấy mặt ông chủ. Qua lời của một vài người ở gần xung quanh thì Vạn Lợi chính là tên ông chủ khai sinh ra tiệm, nay đã cao tuổi và truyền lại cho một người con trai kế thừa.

Muốn gặp gỡ ông chủ bí ẩn quả thực không dễ, đến chính nhân viên trong tiệm cũng im lặng né tránh khi được hỏi về chủ nhân hàng ô mai này. Có vẻ như cha con ông chủ cũng khá khó tính, chưa từng nhận lời phỏng vấn cho bất kỳ bài báo nào dù biết bao người tò mò đã tìm đến đây suốt mấy chục năm qua. Ai cũng ra về tay không với sự thất vọng, bởi gia tộc sở hữu tiệm ô mai Vạn Lợi quá kín tiếng. May ra chỉ những khách hàng thân thiết mới có cơ hội gặp gỡ gia đình ông chủ Vạn Lợi, phải chăng vì họ muốn bảo vệ bí quyết gia truyền và không muốn bị người đời chú ý Dù sao thì họ cũng chẳng cần phải quảng bá rầm rộ thêm nữa, sản phẩm mang tên gia đình này cũng đã quá đắt khách rồi.

Thêm một điều thú vị gây tò mò khác về cửa tiệm ô mai đông khách nhất phố Hàng Da, đó là lời đồn đại về món quất xào chỉ được bán duy nhất 1 lần trong năm, khoảng 1 tuần cuối cùng của tháng Chạp. Phía Vạn Lợi không tiết lộ rõ điều này, song đúng là dịp cận tết thì trên quầy hàng đựng hàng nghìn hộp ô mai đã xuất hiện sắc vàng tươi của những hộp quất xào, với hình dáng đặc trưng như bông mai.

Mứt quất xào - món đặc biệt được đồn rằng 1 năm mới được bày bán 1 lần, chỉ trong vòng 1 tuần.

Quất được chọn lọc rất tỉ mỉ nên quả nào quả nấy đều to tròn, mặc dù đã qua tẩm ướp gia công nhưng vẫn giữ được vẻ tươi mới, vị chua ngọt căng mọng, tròn đầy. Vỏ quất trong suốt như thạch, thơm mùi dịu nhẹ thơm thơm vấn vương nơi khứu giác. Có 2 loại hộp quất xào nhỏ và to, tiện cho thực khách chọn ăn thử hoặc mua làm quà biếu, 3 lạng giá 105.000 đồng, còn nửa cân là 160.000 đồng. Chẳng biết có đúng là Tết mới mua được mứt quất xào ở đây hay không, nhưng nhìn "hoa quất" đẹp rực rỡ trên kệ thì ai cũng nao nức thấy đúng là xuân đã về.

Mứt quất xào vừa dẻo vừa thơm, ngọt chua thanh dịu rất vừa vặn, màu sắc đẹp đẽ, được ví như "hoa khôi" làng mứt Tết.

Trải qua hàng trăm năm đúc kết kinh nghiệm và thay đổi cho phù hợp khẩu vị người ăn, ô mai đã phát triển thành tinh hoa ẩm thực Hà thành, với vô vàn loại khác nhau chứ không chỉ gói gọn trong 2 loại nguyên liệu truyền thống là mơ và mận nữa. Là một trong số ít những hàng ô mai lâu đời còn duy trì cách làm ô mai theo kiểu cổ, tuy không còn gói trong giấy xi măng buộc dây gai nhỏ như ngày xưa nữa song Vạn Lợi vẫn giữ nguyên sức hút từ những món ô mai cao cấp, khiến người Hà Nội tự hào khi giới thiệu với bạn bè bốn phương.

Ô mai không chỉ là thức quà ngon lành, đặc sản của đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, nó còn là một vị thuốc quý có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là ho, viêm phổi trong mùa lạnh. Xét theo đúng nghĩa gốc thì "ô mai" có nghĩa là "quả mơ đen", miêu tả theo đúng cách ông cha ta đã làm để cho ra đời những mẻ ô mai đầu tiên. Đó là đem quả mơ xanh hong qua nắng, để lên giàn bếp 6 tháng thì mơ đen. Hoặc cầu kỳ hơn là những lứa mơ chín vàng được chọn lọc, thu hái rồi phơi trong bóng mát cho đến khi héo, đem chưng theo phương pháp "cửu sái" – phơi khô, ngâm muối rồi lặp đi lặp lại đủ 9 lần. Tới khi thịt quả săn lại chuyển sang màu đen hoặc có lớp muối trắng mịn kết tinh trên bề mặt là thành công.

Một ấm trà mạn nhỏ, thêm một khay mứt, ô mai để mọi người khoan thai bên nhau chuyện trò đầu xuân, còn gì tuyệt vời hơn cho một cái Tết đúng phong vị truyền thống!

Pháp luật & Bạn đọc


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Tết xa quê thời Covid

Ngoài trời mùa đông nhiệt độ xuống dưới không, trong cái chiều tối chập choạng, có người thì vẫn đang tất bật nơi công sở, người may mắn hơn được tan ca thì hối hả trở về nhà cho kịp thắp nén hương hướng về tổ tiên chứ cũng chẳng có thời gian đâu bày mâm cao cỗ đầy.

Hoa thủy tiên - thú chơi hoa cực tao nhã ngày Tết của người Hà Nội mà gần như sắp thất truyền

Có một loài hoa đã từng là đỉnh cao của thú chơi ngày Tết của người Hà Nội nhưng vì nhiều lý do mà bị mai một. Cho đến nay, với sự yêu thích của nhiều người hoa đã dần quay trở lại và thậm chí còn tỏa sáng hơn xưa.

Hướng xuất hành đẹp và chọn tuổi đẹp để xông đất đầu năm Tân Sửu

Xem ngày giờ tốt, hướng xuất hành đầu năm là một phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên đán với mong muốn năm mới gặp nhiều thuận lợi may mắn.

Tống cựu nghinh tân - tản văn của nhạc sĩ Trần Tiến

Cuộc đời mà lại xấu xa / Thì sao cây táo nở hoa / Sao rãnh nước trong veo đến thế... Nhớ Lưu Quang Vũ quá. Tôi đã hát câu thơ này của anh trong bài Con chim sẻ tóc xù của tôi, ngày anh ra đi, bỏ cuộc rượu dở dang với bạn bè...

Độc đáo 'bánh lựu cầu duyên' truyền thống của người Hoa ở Sài Gòn: Chỉ bán duy nhất một lần trong năm

Bánh lựu thường được các gia đình người Hoa mua về để cúng cuối năm, cúng ông Táo hoặc cúng Giao thừa.

Tết là điều tuyệt vời nhất con ơi !

Bố yêu Tết bởi Tết là khoảnh khắc kỳ diệu nhất trong năm. Nơi giao thoa cũ- mới. Nơi trở về của mọi cánh chim đã bạt gió quanh năm. Nơi ta biết mình có chốn gọi là Nhà.

Tết Tân Sửu - Người Châu Á đón Tết năm nay rất khác...

Tết Tân Sửu đã trở thành một thách thức đối với người dân Châu Á, giữa bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa thể khống chế, những thói quen từ bao đời gắn liền với Tết bỗng phải thay đổi để thích ứng.

Chuyên gia Vũ Thế Thành: "Đôi khi tôi được ăn bánh chưng ngoài Bắc. Có loại ngon, có loại ngon tuyệt vời!"

Sau này khi về Đà Lạt, ông hàng xóm Tết năm nào cũng nấu bánh tét, với củi thật bự, cháy liu riu. Trời Đà Lạt về đêm lạnh, tôi mới cảm thấy cái ấm của bếp lửa, nhâm nhi ly rượu với ông bạn già, nghe kể chuyện Đà Lạt hồi xưa… Phiêu diêu như một bài thơ…

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.

Thầy giáo "Tây" đi bộ từ Hà Nội vào TPHCM gây quỹ 1 tỷ đồng cho trẻ nghèo

Truyền cảm hứng - Nguyễn Vy - DT - 22/04/2024 11:00
Bàn chân tứa máu, bầm dập, nhiều lần suýt mất mạng vì tai nạn khi đi bộ hơn 2.000 km từ Hà Nội vào TPHCM nhưng hai thầy giáo người nước ngoài đã hoàn thành hành trình, gây quỹ được gần 1 tỷ đồng.

Quan điểm ‘ngang ngược’ của người Do Thái về làm giàu: Cứ ‘bay lên’ trước, điều chỉnh tâm thái sau!

Suy ngẫm - Diệu Đan - 22/04/2024 10:00
Làm sai, tiền sẽ chảy đi nơi khác; làm đúng, tiền sẽ chảy vào túi. Đơn giản là vậy, nhưng khôg phải ai cũng kiên trì và quyết liệt hành động như người Do Thái.

Sát-na này là thiên thu - 8 hiểu biết để yêu thương không đau khổ

Từ sách - Phim - TĐ - 22/04/2024 09:00
Khi ta bắt đầu thương yêu một ai đó, hãy yêu thương như một người có trí tuệ, yêu theo cách người có trí, như thế sẽ chỉ có hạnh phúc chứ chẳng có khổ đau.

Từ bỏ - Tiêu chí khai tử giúp bạn nhận biết khi nào nên cất bước ra đi

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 22/04/2024 08:00
Trong cuốn sách "Từ bỏ", tác giả Annie Duke cho biết ưu điểm của tiêu chí khai tử là bạn luôn có cơ hội thiết lập nó bất cứ lúc nào khi đã bắt đầu một hành trình.

Tác giả Trung Nghĩa: ‘Đọc sách cũng như yêu’

Từ sách - Phim - Tiểu Vũ - 21/04/2024 12:00
Đọc sách cũng như yêu” là tác phẩm của nhà văn, nhà báo, Đại sứ văn hóa đọc Trung Nghĩa ra mắt nhân sự kiện Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại TP.HCM.

43 tuổi vẫn cô độc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 21/04/2024 11:00
Nhận nuôi một người lớn rất đơn giản, cô sẽ không cần chứng minh năng lực tài chính, môi trường nuôi dạy trẻ...mà vẫn có người chăm sóc khi về già.

Hóa ra "phong thủy" đẹp nhất của một người chính là 1 thứ này

Suy ngẫm - Trung Hạ - 21/04/2024 10:00
Hoa nở, bướm sẽ bay tới; nếu bạn ưu tú thì cuộc đời sẽ không bạc bãi.

Bộ sách 'Đủ duyên ta lại tương phùng' - Hạnh phúc, chỉ cần quay về ta sẽ thấy

Từ sách - Phim - Thu An - 21/04/2024 09:00
Nếu bạn đang trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc; muốn thoát khỏi khổ đau, bế tắc; muốn sống một cuộc đời bình an, đầy trí tuệ, hãy đọc bộ ba cuốn sách “Đủ duyên ta lại tương phùng”, “Sát-na này là thiên thu”, “Tịch tịnh” của Đại đức Thích Đồng Tâm.

Lời tiên tri Celestine - tấm bản đồ cho hành trình tỉnh thức

Từ sách - Phim - Mi Mi - 21/04/2024 08:00
“Lời Tiên Tri Celestine: Hành Trình Thức Tỉnh Tâm Linh Nhân Loại” có thể xem vừa là cuốn tiểu thuyết phiêu lưu ly kỳ, vừa là cuốn sách tâm linh hấp dẫn khai phá về khía cạnh “ẩn” của cuộc sống, của con người.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 24/04/2024